Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, Chính phủ yêu cầu phải tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên giai đoạn 2010 - 2012 cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay vào nông nghiệp, nông thôn thì tổng dư nợ trong lĩnh vực này cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên so với tổng dư nợ của hệ thống Ngân hàng thì tình hình dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng còn thấp, khoảng 70% và có xu hướng giảm dần. Dư nợ cho biết số nợ còn phải thu từ khách hàng bao gồm những khoản nợ còn trong thời hạn vay hoặc được gia hạn, số dư nợ này càng lớn thì càng chứng tỏ công tác cho vay của Ngân hàng đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên trong dư nợ còn một khoản nợ nữa đó là nợ quá hạn chưa thu hồi được, trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thì luôn có sự hiện diện của nợ quá hạn, khoản nợ này phát sinh nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung đây là khoản dư nợ mà các Ngân hàng luôn muốn hạn chế ở mức thấp nhất.
4.3.3.1 Theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.9: Tình hình dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo thời hạn tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 169.160 176.935 198.320 7.775 4,60 21.385 12,09 Trung – dài hạn 32.220 32.520 33.991 300 0,93 1.471 4,52 Tổng 201.380 209.455 232.311 8.075 4,01 22.856 10,91
(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng dư nợ ngắn hạn trong nông nghiệp, nông thôn ngày càng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng, năm 2012 chiếm hơn 98% bởi vì Ngân hàng hoạt động trên địa bàn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với chu kỳ sản xuất ngắn và kinh doanh với qui mô nhỏ, các khoản đã phát vay của Ngân hàng đa phần là ngắn hạn với thời hạn phù hợp mà lãi suất lại thấp được bà con lựa chọn nhiều hơn. Từ những đặc điểm đó đã làm cho dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 176.935 triệu đồng, tăng 4,60%
so với năm 2010, năm 2012 dư nợ ngắn hạn tăng trưởng hơn, tăng 12,09% so với năm 2011 đưa dư nợ năm 2012 đạt 198.320 triệu đồng chủ yếu là do sự tăng trưởng không ngừng của kinh tế địa phương những năm qua, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng không ngừng tăng theo. Để tập trung ưu tiên đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ cũng đã yêu cầu giảm lãi suất cho vay giúp đỡ người dân tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Trong những năm qua lãi suất của Ngân Chính những nguyên nhân này đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh hơn so với doanh số thu nợ, điều đó đã khiến cho dư nợ nói chung và dư nợ ngắn hạn nói riêng tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Nói cách khác, sự gia tăng các khoản vay mới là nguyên nhân chính khiến cho dư nợ tăng nhạnh trong giai đoạn 2010 – 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Ngân hàng ngày tăng cường vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khiến cho doanh số cho vay ngắn hạn vào lĩnh vực này tăng trưởng mạnh mẽ hơn 6 tháng đầu năm 2012 trong khi tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ chậm lại, điều đó khiến cho dư nợ ngắn hạn tăng trưởng mạnh. Như vậy, dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh một phần là do các khoản vay mới tăng nhanh, một phần lại là chịu ảnh hưởng từ các khoản nợ chưa thu hồi được giảm, đây lại là điều không tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh mà Ngân hàng cần xem xét và có biện pháp tích cực đối với công tác thu nợ để duy trì hiệu quả đã đạt được trong 6 tháng năm 2012.
Về dư nợ trung - dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng cũng góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương và có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, dư nợ trung – dài hạn đạt 32.520 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2010, tăng 0,93%, sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng cao hơn, tăng 4,50%. Nguyên nhân gia tăng dư nợ trung – dài hạn do địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đa dạng hóa các ngành nghề mà thời gian hoàn vốn của một số ngành khá dài, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh mới được triển khai trước đây như nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp, nuôi cá chình trong bể xi măng,...cần mua sắm thêm nhiều trang thiết bị, máy móc công nghiệp hơn. Hơn nữa, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho một số hộ sản xuất kinh doanh kém hiệu quả cũng là nguyên nhân khiến cho dư nợ tăng. Ngược lại với sự tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn thì dư nợ trung – dài hạn có sự suy giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012, mặc dù các khoản vay mới gia tăng nhưng công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh và cũng đạt được kết quả đáng kể đã khiến cho tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay là nguyên nhân chính làm cho dư nợ trung - dài hạn giảm.
4.3.3.2 Theo mục đích sử dụng
Bảng 4.10: Tình hình dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục đích sử dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % NN&TS 155.039 161.082 184.823 6.043 3,90 23.741 14,74 SX KD – DV 40.275 41.358 41.013 1.083 2,69 -345 -0,83 Tiêu dùng 5.818 6.743 6.177 925 15,90 -566 -8,39 Khác 248 272 298 24 9,68 26 9,56 Tổng 201.380 209.455 232.311 8.075 4,01 22.856 10,91
(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)
Tình hình dư nợ NN&TS vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Và dư nợ năm sau vẫn luôn cao hơn dư nợ năm trước. Cụ thể, năm 2011, dư nợ trong lĩnh vực NN&TS đạt 161.082 triệu đồng, tăng 3,9% so với năm 2010, sang năm 2011, dư nợ NN&TS tăng thêm 23.741 triệu đồng, đạt 184.823 triệu đồng, tăng 14,74% so với năm 2011. Để có mức dư nợ tăng như vậy, tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh là do sự đóng góp tích cực của công tác cho vay đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng và cũng thể hiện rằng trong thời gian qua Ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò cung cấp vốn vào NN&TS, phát triển kinh tế địa phương theo đúng định hướng của Nhà nước. Bằng nguồn vốn vay này, hộ sản xuất có điều kiện mở rộng sản xuất chuyên canh, thâm canh tăng vụ góp phần tăng thu nhập cho gia đình. Trong 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ tăng mạnh hơn so với cùng kỳ năm trước mặc dù doanh số thu nợ được thực hiện rất tốt. Nguyên nhân chính làm cho dư nợ tăng trưởng mạnh là do đẩy mạnh công tác cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để giảm chênh lệch giữa vốn huy động và dư nợ đã khiến cho doanh số cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng trưởng nhanh chóng.
Về dư nợ trong SX KD – DV cũng có xu hướng tăng dần, tuy nhiên năm 2012 thì giảm nhưng không đáng kể, chỉ giảm 0,83% vì doanh số thu nợ năm 2012 tăng trưởng cao hơn so với doanh số cho vay hay các khoản vay mới ít đi. Tất cả nhờ chính sách của huyện khuyến khích các loại hình SX KD – DV, hỗ trợ các ngành NN&TS phát triển, chính sách lộ hóa nông thôn, đường xá đi lại thuận tiện cho việc kinh doanh dịch vụ. Đồng thời trong những năm qua Ngân hàng luôn mở rộng hoạt động cho vay để các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng quy mô kinh doanh, giúp họ đứng vững trên thị trường. Trong khi doanh số cho vay tăng thì doanh sô thu nợ trong lĩnh vực NN&TS cũng gia tăng nhanh chóng nên đã khiến tốc độ tăng trưởng của dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước có phần giảm, tuy nhiên không đáng kể.
Đối với tín dụng tiêu dùng, tình hình dư nợ qua các năm không ổn định, năm 2011 tăng 15,90% so với năm trước do doanh số cho vay trong năm tăng mà doanh số thu nợ thì lại giảm điều đó thể hiện các khoản vay mới tăng. Năm
2012 tình hình dư nợ giảm 8,39% so với năm 2011 xuất phát từ việc hạn chế cấp tín dụng vào tiêu dùng để tập trung vốn vào NN&TS theo chính sách của địa phương, hơn nữa kinh tế khó khăn nhu cầu vay tiêu dùng của người dân giảm sút, doanh số cho vay giảm 15,23% trong khi đó các khoản nợ được gia hạn trước đó nay được hoàn trả đầy đủ. Điều đó có nghĩa là cho vay mới thì không nhiều đã làm cho mức dư nợ của đối tượng này trong năm 2012 giảm.
Tình hình dư nợ khác qua các năm tăng nhẹ, tốc độ tăng trung bình hằng năm khoảng hơn 9,5%. Như vậy công tác phát vay và thu hồi nợ của đối tượng này trong giai đoạn 2010 - 2012 biến động với mức độ như nhau, cụ thể là giảm mạnh vào năm 2011 và tăng mạnh vào năm 2012.
Tóm lại, tình hình dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn qua các năm tăng với tốc độ ngày càng cao nhưng các khoản nợ quá hạn lại có xu hướng giảm là một dấu hiệu tốt. Nó thể hiện công tác cho vay vào nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả hay chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Phần lớn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nếu so với tốc độ tăng trưởng cuả vốn huy động, tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn còn ở mức thấp và tỷ trọng này so với tổng dư nợ ngày càng giảm. Vì thế đòi hỏi Ngân hàng cần có những chính sách mới đẩy mạnh vốn vào hoạt động nông nghiệp, nông thôn, tạo mọi điệu kiện thuận lợi nhất giúp đỡ khách hàng có nhu cầu sẽ tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng và nhanh chóng.