NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” nghĩa là một phần nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành từ tiền vay để thực hiện hoạt động cho vay của mình theo nhu cầu của nền kinh tế. Để có đủ vốn cho khách hàng vay thì ngoài nguồn vốn điều chuyển, Ngân hàng cần phải huy động các nguồn vốn
tạm thời nhàn rỗi. Trong đó, vốn huy động đóng vai trò rất quan trọng vì nguồn vốn này càng lớn càng thể hiện khả năng chủ động trong kinh doanh của Ngân hàng về mặt tài chính, góp phần vào quá trình ổn định và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Do vậy, công tác huy động vốn được xem là công việc quan trọng mà Ngân hàng cần phải có biện pháp để huy động vốn một cách hiệu quả nhất. Để hiểu rõ hơn về tình hình vốn huy động của Ngân hàng ta cần xem xét chi tiết về nguồn vốn huy động qua bảng sau:
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 – 2012)
0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 Triệu đồng 2010 2011 2012 Năm
Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của các TCKT Tiền gửi kho bạc Hình 4.2: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh
Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012
Năm Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửi của các
TCKT 6.680 14.280 15.112 7.600 113,77 832 5,83
Tiền gửi KKH 6.680 14.280 15.112 7.600 113,77 832 5,83
Tiền gửi CKH 0 0 0 0 0 0 0
2. Tiền gửi kho bạc 5.590 4.775 9.760 -815 -14,58 4.985 104,40 3. Tiền gửi tiết kiệm 196.500 315.780 350.846 119.280 60,70 35.066 11,10
Tiền gửi KKH 30.780 44.612 46.750 13.832 44,94 2.138 4,79 Tiền gửi CKH 165.720 271.168 304.096 105.448 63,63 32.928 12,14 - Dưới 12 tháng 160.615 263.813 295.491 103.198 64,25 31.678 12,01 - Trên 12 tháng 5.105 7.355 8.605 2.250 44,07 1.250 17,00 Tổng nguồn vốn huy động 208.770 334.835 375.718 126.065 60,38 40.883 12,21
Trong những năm qua, mặc dù cơ chế lãi suất được điều chỉnh nhiều lần và sự mất giá của đồng tiền cũng thay đổi rất nhiều cùng với những biến động kinh tế khác nhưng nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn luôn tăng qua các năm. Nguồn vốn huy động năm 2011 đạt 334.835 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng rất cao, tăng 60,38% so với năm trước, bước sang năm 2012, vốn huy động tăng chậm hơn, tăng thêm 12,21% so với năm 2011 đưa vốn huy động đạt 375.718 triệu đồng. Sự tăng trưởng nguồn vốn này góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.
Tiền gửi của các TCKT: Trong vốn huy động, tiền gửi của TCKT là
tiền gửi của doanh nghiệp và các TCKT khác tại địa phương như Ủy ban, phòng hành chính,…Nhóm khách hàng này chủ yếu gửi tiền để thuận tiện cho việc kinh doanh và giao dịch thanh toán chứ không phải vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Đó chính là lý do mà tiền gửi không kỳ hạn (KKH) luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nguồn tiền gửi của TCKT trong suốt những năm qua. Tiền gửi của TCKT tăng qua các năm, đáng chú ý nhất là năm 2011, loại tiền gửi này tăng hơn gấp đôi so với năm 2010, tăng 7.600 triệu đồng, tốc độ tăng 113,77%. Do hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của hệ thống chuyển tiền đối với các TCKT nên Ngân hàng đã không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển tiền điện tử, mở rộng mạng lưới thanh toán để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền cũng như thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức. Bên cạnh đó, đơn vị thực hiện đa dạng các loại kỳ hạn gửi tiền và hình thức trả lãi khá hấp dẫn nên vốn huy động từ nguồn này tăng trưởng mạnh mẽ. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là trong thời kỳ kinh tế mở cửa như hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, các doanh nghiệp không ngừng mở rộng qui mô hoạt động nên hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được sử dụng nhiều hơn góp phần làm tăng tiền gửi của các TCKT. Trong những năm qua tiền gửi có kỳ hạn (CKH) của các TCKT là không có, nguyên nhân là các TCKT luôn muốn sử dụng vốn nhàn rỗi của minh để đem đi đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn là gửi vào Ngân hàng để hưởng mức lãi suất thấp. Nếu so với các hệ thống Ngân hàng khác thì lãi suất huy động của Agribank không cao bằng nên không khuyến khích các TCKT lựa chọn hình thức gửi tiền này. Hơn nữa, các TCKT trên địa bàn huyện đa phần hoạt động với qui mô vừa và nhỏ, các mặt hàng kinh doanh chủ yếu có vòng quay ngắn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân, nguồn vốn được sử dụng để tái đầu tư thường xuyên nên họ không có nhu cầu gửi tiền CKH. Với nhiều năm hoạt động trên địa bàn huyện Cái Nước, Ngân hàng ngày càng tạo được mối quan hệ khăng khít với nhiều doanh nghiệp, công ty nên thu hút được lượng tiền khá lớn từ các đơn vị này. Mặc dù tiền gửi KKH chiếm tỷ trọng cao trong loại tiền gửi của các TCKT nhưng đây là loại tiền có đặc điểm là các TCKT có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước với Ngân hàng nên nguồn vốn này của Ngân hàng mang tính chất không ổn định. Vì thế về lâu dài, Ngân hàng cần có những chính sách hấp dẫn, hợp lý để huy động được tiền gửi CKH từ các TCKT. Với nguồn tiền này sẽ giúp Ngân hàng kiểm soát tốt hơn.
Tiền gửi của kho bạc: Tiền gửi của kho bạc nhà nước là khoản tiền
thuế, phí, lệ phí của dân cư, các TCKT, cá nhân nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng còn gửi tại Ngân hàng để đảm bảo an toàn và sinh lời. Đây là một cách thức giúp kiểm soát lạm phát và hạn chế lãng phí cho ngân sách nhà nước, nguồn vốn được tập trung, tránh phân tán khắp nơi đồng thời nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi được sẽ được sử dụng để cho doanh nghiệp, cá nhân vay góp phần tăng thêm thu nhập. Những năm qua tốc độ tăng trưởng của tiền gửi kho bạc diễn biến bất thường. Năm 2011, do lạm phát nước ta có xu hướng tăng quá cao, giá cả leo thang khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng, lợi nhuận có phần giảm sút nên các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp của người dân cũng giảm theo, do đó lượng tiền gửi này năm 2011 giảm 14,58% so với năm 2010, giảm hết 815 triệu đồng. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, tiền gửi của kho bạc đột ngột tăng mạnh trở lại với tốc độ 104,40% so với năm 2011, đạt 9.760 triệu đồng bởi vì lạm phát sau 1 năm xử lý quyết liệt đã giảm mạnh, hoạt động kinh doanh được cải thiện đáng kể, việc xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh trên địa bàn huyện cũng làm gia tăng khoản tiền gửi của kho bạc.
Tiền gửi tiết kiệm: Quan sát bảng 4.2 thì ta thấy trong cơ cấu nguồn
vốn huy động thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là những khoản tiền gửi từ tầng lớp dân cư và được xem là nguồn vốn ổn định nhất của Ngân hàng. Nhìn chung tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng lên qua các năm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm CKH, nó cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi tiết kiệm, trên 80% và tỷ trọng này ngày càng tăng dần do đa phần người dân gửi tiết kiệm vào chỉ với mục đích hưởng lợi cho nên loại hình tiền gửi CKH mang lại cho khách hàng mức lãi suất cao hơn, hấp dẫn hơn và thông thường người dân thường chọn loại hình tiền gửi tiết kiệm KKH dưới 12 tháng để phòng ngừa cho những nhu cầu bất khả kháng, họ có thể rút tiền mà vẫn được hưởng lãi suất CKH. Còn tiền gửi KKH dùng để thanh toán thì chiếm tỷ trọng thấp bởi nhu cầu thanh toán của cá nhân thì thường diễn ra trên phạm vi hẹp nên họ thích sử dụng tiền mặt hơn là chuyển khoản. Hơn nữa đối với tiền gửi KKH, khách hàng gửi tiết kiệm giống như là nhờ Ngân hàng giữ hộ, mức lãi suất thường rất thấp. Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm tăng 60,70% so với năm 2010, đạt 315.780 triệu đồng và năm 2012, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng nhưng mức tăng thấp hơn chỉ tăng thêm 35.066 triệu đồng, tương ứng tăng 11,10% so với năm 2011. Sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là do tiền gửi CKH dưới 12 tháng tăng. Tiền gửi tiết kiệm tăng liên tục qua các năm cho thấy đời sống người dân trên địa bàn huyện những năm qua được cải thiện đáng kể, ngoài những chi tiêu thiết yếu họ cũng có phần dư dã mới có nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng. Về phía Ngân hàng, để thu hút được lượng tiền gửi tiết kiệm, tăng nguồn vốn hoạt động, Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy điểm cho khách hàng theo số tiền gửi, tặng quà vào dịp lễ, tết nhằm tri ân khách hàng cũng như tạo mối quan hệ gắn bó giữ chân họ. Việc giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng nhân viên và 2 phòng giao dịch Đầm Cùng và Phú Hưng cũng góp phần gia tăng tiền gửi tiết kiệm. Như vậy, Ngân hàng đã dần tạo được niềm tin cho người dân nên xu hướng gửi tiền tiết kiệm ngày càng
phổ biến rộng rãi. Đây là một điều rất đáng mừng vì nguồn vốn huy động tăng không chỉ giúp Ngân hàng kinh doanh tốt hơn mà còn giúp Ngân hàng phát triển bền vững trong môi trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay.
Tóm lại, công tác huy động vốn trong những năm qua của Ngân hàng là khá tốt. Đó là nhờ sự chỉ đạo tài tình của Ban lãnh đạo, chính sách điều hành lãi suất phù hợp và thái độ nhiệt tình của cán bộ nhân viên khi giao dịch với khách hàng. Đây là điểm mạnh mà Ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, tình hình kinh tế từ sau năm 2012 đã có chuyển biến tích cực hơn nhưng tốc độ tăng trưởng của vốn huy động đã tăng chậm lại do ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của TCKT, thể hiện việc Ngân hàng khó mở rộng thêm đối tượng khách hàng mới, đòi hỏi Ngân hàng cần chú ý trong thời gian tới.
4.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN CÁI NƯỚC CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Một ngân hàng kinh doanh hiệu quả là ngân hàng biết sử dụng, đầu tư vốn của mình vào đúng chỗ, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các ngân hàng sử dụng đồng vốn huy động để cho vay rồi hưởng chênh lệch lãi suất nên hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, hoạt động này đem lại nguồn thu nhiều nhất. Sau đây là tình hình hoạt động tín dụng chung:
Bảng 4.3: Tình hình hoạt động tín dụng chung của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 344.210 100 388.352 100 450.488 100 44.142 12,82 62.136 16,00 (1) 291.167 84,59 326.537 84,08 417.717 92,73 35.370 12,15 91.180 27,92 (2) 53.043 15,41 61.815 15,92 32.771 7,27 8.772 16,54 -29.044 -46,99 Doanh số thu nợ 301.220 100 348.096 100 417.715 100 46.876 15,56 69.619 20,00 (1) 279.560 92,81 318.462 91,49 394.861 94,53 38.902 13,92 76.399 23,99 (2) 21.660 7,19 29.634 8,51 22.854 5,47 7.974 36,81 -6.780 -22,88 Dư nợ 268.375 100 308.631 100 341.404 100 40.256 15,00 32.773 10,62 (1) 201.380 75,04 209.455 67,87 232.311 68,05 8.075 4,01 22.856 10,91 (2) 66.995 24,96 99.176 32,13 109.093 31,95 32.181 48,03 9.917 10,00 Nợ xấu 8.588 100 7.715 100 7.559 100 -873 -10,17 -156 -2,02 (1) 7.887 91,84 6.712 87,00 6.316 83,56 -1.175 -14,90 -396 -5,90 (2) 701 8,16 1.003 13,00 1.243 16,44 302 43,08 240 23,93
(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)
(1): Tình hình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (2): Tình hình tín dụng khác
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm, bằng những nỗ lực và cố gắng, NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau đạt được kết quả như sau:
Doanh số cho vay: Cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của
bất kỳ một NHTM nào nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau nói rêng. Sự chuyển hóa vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn có ý nghĩa đối với chính bản thân Ngân hàng, góp phần tạo ra nguồn thu nhập, giúp Ngân hàng tồn tại và phát triển vững mạnh hơn.
Những chính sách nới lỏng tiền tệ, tài khoá để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp đã khiến cho giá cả tăng cao, làm mất ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta kể từ năm 2011. Chính vì thế để tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, theo đó tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả là bên cạnh những khách hàng truyền thống theo đặc thù của Ngân hàng bao năm nay là cá nhân và hộ gia đình thì hiện nay khách hàng nền tảng của Ngân hàng đã mở rộng sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thêm vào đó việc Ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu khiến cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng trưởng bền vững qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay đạt 388.352 triệu đồng, tăng 44.142 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 12,82%. Bước sang năm 2012, doanh số cho vay tăng thêm 62.136 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2011 đưa tổng doanh số cho vay lên đến 450.488 triệu đồng. Cùng với việc nền kinh tế, xã hội huyện Cái Nước trong giai đoạn này đã có bước phát triển vượt bậc thì sự gia tăng về doanh số cho vay còn cho thấy tổng nhu cầu vốn của địa phương ngày càng tăng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Những tháng đầu năm 2013, một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ cho các lĩnh vực có sản phẩm tồn kho lớn như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng dẫn đến nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộ nông dân, cá nhân tăng cao, vì thế mà doanh số cho vay những tháng đầu năm 2013 của Ngân hàng cũng đạt được kết quả tốt đẹp.
Doanh số thu nợ: Doanh số cho vay cũng chỉ phản ánh số lượng và quy
mô tín dụng mà chưa thể hiện được kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không cả về phía Ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, cần phân tích doanh số