Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái nước cà mau (Trang 60 - 63)

Có thể nói nghề nuôi tôm, cá, và các loại thủy sản khác là siêu lợi nhuận, nhưng cũng nhiều rủi ro. Vì sự thành công của nghề nuôi trồng thủy sản bên cạnh sự phụ thuộc vào kinh nghiệm, kỹ thuật nó còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu vì thế rất dễ gặp thất bại. Người nông dân phải đầu tư các khoản như cải tạo ao đầm, men vi sinh, tiền con giống, thức ăn bổ sung, tương đương 12 triệu đồng/vụ/ao. Quả thật đây là khoản tiền không nhỏ đối với những hộ gia đình có mức sống trung bình, buộc họ phải tìm đến nguồn vốn của Ngân hàng. Như vậy, cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có độ rủi ro cao, khi người nông dân làm ăn thất bại họ không có nguồn vốn khác để tái đầu tư. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ đẩy mạnh công tác giám sát, thu hồi nợ của CBTD cùng với việc người nông dân được trang bị những kiến thức cơ bản về qui trình nuôi tôm, từng bước thay đổi tư duy, tập quán canh tác để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thay vì áp dụng theo tập quán canh tác cũ nên mức độ rủi ro của hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản được giảm thiểu giúp người nông dân luôn đảm bảo hoàn trả được nguồn vốn vay cho Ngân hàng, do đó mà tình hình nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2010 – 2012 ngày càng giảm.

Trong khi tỷ trọng doanh số cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng cao thì nợ xấu lại có xu hướng giảm mạnh, hơn nữa tỷ trọng của nợ xấu trong hoạt động tín dụng cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn so với nợ xấu của toàn bộ hoạt động tín dụng ngày càng giảm là một dấu hiệu tốt thể hiện chất lượng của hoạt động cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

4.3.4.1 Theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu của hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo thời hạn tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 6.661 4.773 3.599 -1.888 -28,34 -1.174 -24,60 Trung – dài hạn 1.226 1.239 917 13 1,06 -322 -25,99 Tổng 7.887 6.012 4.516 -1.875 -23,77 -1.496 -24,88

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)

Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn trong hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Điều này cũng dễ hiểu do Ngân hàng tập trung vào các khoản vay ngắn hạn nhiều hơn nên nợ xấu phát sinh ở ngắn hạn tất yếu sẽ nhiều hơn trung – dài hạn. Dù vậy, điều này sẽ không đáng lo ngại do nợ xấu ngắn hạn thì có xu hướng giảm dần trong khi doanh số cho vay đối với loại hình này ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu của Ngân hàng đạt 4.773 triệu đồng so với năm 2010 giảm 28,34%, các khoản vay ngắn hạn nhằm giúp bà con nông dân sản xuất NN&TS, kinh doanh nhỏ lẻ có vòng quay vốn nhanh nên việc thu hồi nợ của Ngân hàng khá tốt. Hơn nữa, CBTD tích cực theo dõi các khoản đã phát vay, khi phát hiện những biểu hiện rủi ro thì có biện pháp xử lý phù hợp, có thể là gia hạn nợ để tránh nợ quá hạn và giúp bà con có thêm thời gian xoay sở, hoặc các biện pháp mạnh hơn là phát mãi tài sản đảm bảo khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích làm mất khả năng hoàn trả vốn cho Ngân hàng, những điều này đã giúp cho nợ xấu năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010. Sang năm 2012, theo chính sách của chi nhánh là điều chỉnh nợ xấu/tổng dư nợ giảm xuống mức dưới 2%, CBTD buộc phải tăng cường công tác thu nợ nên nợ xấu tiếp tục giảm so với năm 2011, giảm 24,6% còn 3.599 triệu đồng. Những tháng đầu năm 2013, nợ xấu/tổng dư nợ của Ngân hàng tiếp tục điều chỉnh dưới mức 1,4% để đảm bảo chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao nên với nỗ lực chung của cả Ngân hàng thì nợ xấu ngắn hạn tiếp tục giảm. Với việc khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm bảo an tín dụng cùng với các biện pháp linh hoạt trong cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng là một biện pháp giúp Ngân hàng giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Năm 2011, trong khi nợ xấu ngắn hạn giảm thì nợ xấu trung – dài hạn lại tăng nhẹ 1,06% so với năm trước, nhưng sang năm 2012 thì nợ xấu trung – dài hạn cũng đã giảm 25,99% còn 917 triệu đồng do Ngân hàng đã chủ động điều chỉnh kỳ hạn trả nợ của một số món vay trung – dài hạn giúp đỡ cho người vay có thêm thời gian trả nợ cho Ngân hàng. Qua đó cho ta thấy rằng nợ xấu trung – dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng biến động nhiều hơn so với nợ xấu ngắn hạn. Những biến động đó xuất phát do những biến động về kinh tế như lạm phát, biến đổi về khí hậu, dịch bệnh,…làm cho sản xuất, kinh doanh

của một số ít bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn nên không hoàn trả được nợ cho Ngân hàng đúng thời hạn, do đó dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, CBTD đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trung – dài hạn nhất là các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trước đây, kết quả là doanh số thu hồi nợ trong thời gian này tăng mạnh, do đó mà nợ xấu giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước góp phần đạt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ dưới 1,4% theo kế hoạch.

4.3.4.2 Theo mục đích sử dụng

Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục đích sử dụng NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % NN&TS 6.151 4.706 3.255 -1.445 -23,49 -1.451 -30,83 SX KD – DV 1.514 1.101 1.131 -413 -27,28 30 2,72 Tiêu dùng 181 167 72 -14 -7,73 -95 -56,89 Khác 41 38 58 -3 -7,32 20 52,63 Tổng 7.887 6.012 4.516 -1.875 -23,77 -1.496 -24,88

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nợ xấu NN&TS chiếm tỷ trọng cao nhất do doanh số cho vay của khoản này là cao nhất. Mặc dù dưới sự ảnh hưởng của lạm phát năm 2011, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nhưng qua nhiều năm kỹ thuật canh tác của bà con nông dân ngày một nâng cao cộng thêm phương án sản xuất thích hợp đã làm giảm bớt phần nào sự ảnh hưởng từ thời tiết, các yếu tố tự nhiên khác, từ đó nợ xấu trong hoạt động NN&TS có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011, nợ xấu giảm từ 6.151 triệu đồng xuống còn 4.706 triệu đồng, tương ứng giảm 23,49% so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục giảm thêm 30,83% so với năm 2011. Đạt được kết quả khả quan trên cũng nhờ sự nỗ lực rất lớn của CBTD từ khâu thẩm định đến khâu cuối cùng là thu hồi nợ, luôn theo sát từng hộ, từng địa bàn, thực hiện tốt công tác kiểm tra trước và sau khi cho vay để theo dõi quá trình sử dụng vốn vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, đôn đốc thu hồi nợ xấu. Hơn nữa với chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đã yêu cầu giảm lãi suất để người dân tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp để gia tăng sản xuất nên họ có ý thức trả nợ cho Ngân hàng tốt hơn. Công tác thu hồi nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục được thực hiện tốt, kết quả đạt được là nợ xấu lại tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước.

Nợ xấu trong SX KD – DV cũng có xu hướng giảm, năm 2012 tăng không đáng kể, chỉ tăng thêm 3 triệu đồng. Nguyên nhân khiến nợ xấu SX KD – DV giảm trong năm 2011 là do hoạt động sản xuất NN&TS đạt hiệu quả cao nên hoạt động SX KD – DV cũng theo đó đạt lợi nhuận cao nhờ mua bán, trao đổi hàng hóa với các hộ sản xuất kinh doanh NN&TS diễn ra thuận lợi hơn. Năm 2012, một số ít hộ SX KD – DV thiếu ý thức không chú ý đến kỳ hạn trả

nợ mặc dù đã được báo trước nên dẫn đến nợ quá hạn là nguyên nhân làm nợ xấu tăng nhẹ. Nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 trong SX KD – DV được cải thiện, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, các khoản nợ bị trễ hạn của các hộ dân trước đây nay được thanh toán cho chủ SX KD – DV, đồng vốn kinh doanh của họ được khơi thông, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn nên hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Ngân hàng.

Cùng với xu hướng đã phân tích trên thì nợ xấu trong cho vay tiêu dùng cũng giảm dần qua các năm với tốc độ ngày càng cao do doanh số cho vay vào hoạt động tiêu dùng giảm mạnh để tăng cường vốn cho hoạt đồng sản xuất NN&TS, năm 2011 tăng không đáng kể. Hơn nữa, năm 2012 phần lớn hộ nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao nên việc hoàn trả các món nợ vay tiêu dùng trước đây được khách hàng thực hiện khá tốt.

Tình hình nợ xấu trong hoạt động tín dụng khác thì diễn biến bất thường qua các năm theo mức độ biến động của doanh số cho vay, giảm vào năm 2011 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2012. Các món vay này thường có mức độ an toàn thấp, chủ yếu là các khoản vay trung – dài hạn để xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng.

Nhìn chung, nợ xấu của Ngân hàng trong thời gian qua giảm dần trong khi doanh số cho vay trong hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng gia tăng là một dấu hiệu tốt, điều đó thể hiện được chất lượng nghiệp vụ tín dụng này đã được nâng cao nhờ vào công tác kiểm soát nợ xấu chặt chẽ của Ngân hàng. Trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay, Ngân hàng cần phải cố gắng để duy trì và nâng cao hơn nữa công tác kiểm soát nợ xấu tạo dựng uy tín đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái nước cà mau (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)