Doanh số cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái nước cà mau (Trang 50 - 54)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 Năm

Doanh số cho vay khác

Doanh số cho vay nông nghiệp, nông thôn

Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012

Do nông nghiệp được xem là ngành truyền thống của huyện đặc biệt nghề nuôi trồng thủy sản hiện đang là thế mạnh nhất, thêm thực hiện chính sách của Chính phủ tăng cường cho vay vào nông nghiệp, nông thôn nên doanh số cho vay của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Doanh số cho vay này luôn chiếm trên 80% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và nhìn chung tỷ trọng ngày càng tăng

dần, năm 2011 giảm không đáng kể so với năm 2010, năm 2012 tỷ trọng này đạt trên 90%. Qua đó cho thấy rằng Ngân hàng ngày càng tăng cường nguồn vốn của mình vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

4.3.1.1 Theo thời hạn tín dụng

Bảng 4.5: Doanh số cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo thời hạn tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 245.774 279.271 374.320 33.497 13,63 95.049 34,03 Trung – dài hạn 45.393 47.266 43.397 1.873 4,13 -3.869 -8,19 Tổng 291.167 326.537 417.717 35.370 12,15 91.180 27,92

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 – 2012)

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm với tốc độ ngày càng cao. Năm 2011 tăng 12,15%, năm 2012 tăng 27,92%. Qua bảng số liệu 4.5 ta dễ dàng nhận thấy rằng Ngân hàng tập trung vào các món vay ngắn hạn hơn là trung - dài hạn. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, hơn 80% trong tổng doanh số cho vay và tăng mạnh qua các năm do người dân địa phương thường vay vốn ngắn hạn phục vụ cho việc sản xuất theo thời vụ của mình, chỉ một số ít đến Ngân hàng vay trung – dài hạn để mua máy móc nông nghiệp hoặc vay với mục đích khác. Tâm lý người đi vay thường không muốn các khoản vay của mình kéo dài quá lâu sẽ tốn kém nhiều chi phí, việc vay trong thời gian ngắn sẽ giúp họ chịu mức lãi suất thấp hơn nhưng đủ để trang trải kịp thời nhu cầu vốn cấp thiết cũng như việc hoàn trả là một nguyên nhân khiến cho doanh số cho vay ngắn hạn chiếm chủ yếu. Cho vay ngắn hạn cũng giúp Ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản và an toàn hơn. Theo Thông tư số 15/2009/TT – NHNN qui định NHTM chỉ được sử dụng 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, những hạn chế này làm cho doanh số cho vay ngắn chiếm tỷ trọng cao, cùng với sự gia tăng của vốn huy động thì doanh số cho vay ngắn hạn cũng ngày càng gia tăng. Doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 đạt 279.271 triệu đồng, tăng 13,63% so với năm 2010. Sang năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 374.320 triệu đồng tăng tưởng với tốc độ cao hơn, tăng tới 34,03% so với năm 2011. Như vậy việc triển khai nghị định 41 của Chính phủ, những chính sách xây dựng nông thôn mới đã được Ngân hàng cùng với chính quyền địa phương triển khai rộng rãi và phổ biến trong các tầng lớp dân cư, CBTD được phân công phụ trách mỗi xã thường xuyên đi xuống địa bàn hướng dẫn bà con làm thủ tục vay vốn để được tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho việc đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những tháng đầu năm 2013, việc triển khai mô hình mới 2 trong 1 “Mô hình ốc len trong vuông nuôi tôm” đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ dân và ngày càng phổ biến nên ngoài việc vay đầu tư vào nuôi tôm quảng canh truyền

thống thì hiện nay người dân còn có nhu cầu vay vốn mua con giống khác như ốc len, sò huyết, các loại thủy sản khác nuôi xen canh để tăng thêm thu nhập, những mô hình này cũng có chu kỳ sản xuất ngắn hạn do đó mà doanh số cho vay ngắn hạn vào nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng ngày càng tăng.

Hoạt động tín dụng trung và dài hạn trong nông nghiệp, nông thôn có sự biến động cùng với sự biến động của thị trường. Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng vào năm 2011 nhưng lại giảm nhẹ vào năm 2012, giảm 8,19% so với năm 2011 do trong mô hình sản xuất nuôi tôm theo kiểu truyền thống, người dân vay vốn trung – dài hạn nhằm mục đích mua sắm máy móc, xây cống, đào đắp kênh mương, những chi phí này được dùng phân bổ cho nhiều năm tuy nhiên trong những trong những năm gần đây do ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên, nguồn nước ô nhiễm nặng người dân đã chuyển sang mô hình nuôi tôm quảng canh ngắn hạn, theo đặc điểm của mô hình sản xuất mới một vài chi phí chỉ được phân bổ trong ngắn hạn. Do đó mà tỷ trọng cho vay trung và dài hạn qua các năm giảm và nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì ngày càng tăng cao. Trong đầu năm 2013 thì doanh số cho vay nông nghiệp, nông thôn ngắn hạn vượt kế hoạch đề ra, còn doanh số cho vay trung và dài hạn thì không đạt được kế hoạch.

4.3.1.2 Theo mục đích sử dụng

Bảng 4.6: Doanh số cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục đích sử dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % NN&TS 228.110 263.890 343.781 35.780 15,69 79.891 30,27 SX KD – DV 55.748 55.146 67.465 -602 -1,08 12.319 22,34 Tiêu dùng 6.923 7.346 6.227 423 6,11 -1.119 -15,23 Khác 386 155 244 -231 -59,84 89 57,42 Tổng 291.167 326.537 417.717 35.370 12,15 91.180 27,92

(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)

Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy cho vay vào nông nghiệp và thủy sản (NN&TS) chiếm tỷ trọng cao nhất, khoảng 80%, kế đến là sản xuất kinh doanh, dịch vụ (SX KD – DV), tiêu dùng và cuối cùng là cho vay khác. Nguyên nhân cấp tín dụng vào NN&TS chiếm tỷ trọng cao và có sự gia tăng như vậy là do ngành nông nghiệp truyền thống của huyện ngày càng được mở rộng qui mô, đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản, mục đích cho vay nhằm giúp cho bà con nông dân có vốn để sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, cải tạo ao đầm, mua sắm công cụ, con giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp và một số chi phí cần thiết khác. Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có thời gian sử dụng vốn ngắn, bình quân mỗi chu kỳ sản xuất khoảng từ 4 – 6 tháng. Phần lớn các mô hình sản xuất có qui mô nhỏ, lượng vốn vay ở mức từ 20 triệu đồng đến 70 triệu đồng, một số mô hình

lượng vốn vay có thể lên đến hơn 100 triệu đồng tùy vào tính khả thi và qui mô của phương án. Khi có nhu cầu vay vốn để sản xuất NN&TS, người nông dân dến Ngân hàng để làm đơn xin vay vốn, muốn vay vốn họ phải có tài sản thế chấp và tài sản đó hiện chưa thế chấp cho bất cứ Ngân hàng nào kể cả cùng hệ thống cũng như khác hệ thống, căn cứ vào mục đích vay vốn, tính khả thi của phương án, vào độ tuổi của người lao động và giá trị tài sản thế chấp mà Ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay không và được vay với số tiền bao nhiêu. Nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả khách hàng và Ngân hàng, CBTD thường tư vấn cho khách hàng tham gia dịch vụ Ngân hàng - Bảo hiểm, đây cũng là cách nâng cao chất lượng cuả lượng tiền đã phát vay. Phí bảo hiểm phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm tham gia, độ tuổi của người được bảo hiểm, thời hạn và các điều kiện bổ sung. Người được bảo hiểm là cá nhân trong độ tuổi từ đủ 18 đến 60 tuổi. Hầu hết các địa bàn xã trên huyện đều có nhu cầu lớn đối với vay vốn để sản xuất NN&TS. Kể từ năm 2011, ảnh hưởng của lạm phát khiến giá cả chi phí đầu vào tăng cao nên bà con cần nhiều vốn vay hơn. Mặc khác, kỹ thuật canh tác hiện đại cùng với việc triển khai mô hình sản xuất mới đã giúp giảm bớt chi phí và sản xuất đạt được lợi nhuận nhiều hơn nên khuyến khích người dân mở rộng mô hình sản xuất của mình và họ tìm đến Ngân hàng để được hỗ trợ thêm vốn. Cũng có một số hộ dân do mới chuyển đổi ngành kinh tế nhưng không thành công ở lần đầu tư trước, thiên tai, dịch bệnh ở một số xã xảy ra làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì hoãn nên họ có nhu cầu vốn để tái đầu tư, vì vậy mà năm 2011 doanh số cho vay đối với NN&TS tăng 15,69% so với năm 2010, đạt 263.890 triệu đồng. Sang năm 2012, trên địa bàn huyện xuất hiện thêm nhiều nhà máy chế biến thủy sản, đây được xem là điều kiện thúc đẩy ngành NN&TS của huyện phát triển hơn nữa, một số hộ gặp thất bại trong mô hình sản xuất mới thì cần thêm vốn để tái đầu tư. Kết quả, năm 2012 doanh số cho vay tăng thêm 30,27% so với năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013, các biện pháp tăng cường vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng cũng làm cho doanh số cho vay tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Như vậy tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay vào hoạt động NN&TS ngày càng cao, năm sau tăng cao hơn năm trước.

Các doanh nghiệp SX KD – DV trong nông nghiệp như: buôn bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, cung cấp con giống, cây trồng, thức ăn cho vật nuôi, phân bón, thu mua cung cấp gạo cho thị trường,…cũng ngày càng gia tăng do nhu cầu mở rộng sản xuất, chuyển đổi mô hình sản xuất mới làm tăng chi phí đầu vào là nguyên nhân chính khiến doanh số cho vay vào mục đích SX KD – DV nhìn chung là tăng, năm 2011 giảm không đáng kể, giảm 1,08%. Cho vay tiêu dùng là hình thức cho vay không cần thế chấp tài sản, cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình ở khu vực nông thôn (mua xe, sửa nhà, du lịch, y tế, giáo dục,...) nâng cao đời sống của người dân nên tỷ trọng của cho vay tiêu dùng rất thấp so với tổng doanh số cho vay, khoảng 2 – 3% bởi vì mức độ an toàn không cao vì hình thức này không có tài sản đảm bảo mà chỉ dựa vào nguồn thu nhập hiện tại của khách hàng. Do tập trung vốn vào mục đích sản xuất NN&TS nên doanh số cho vay tiêu dùng năm 2012 giảm mạnh, giảm 15,23% so với năm 2011, đạt 6.227 triệu đồng. Những tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay tiêu dùng tiếp tục

giảm, mặc dù nền kinh tế đã được cải thiện nhưng song song đó vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, người dân cố cắt bớt những khoản chi tiêu không cần thiết để tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống.

Cho vay khác bao gồm các khoản như: cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay theo các chương trình kinh tế của chính phủ, chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dưới 1%. Doanh số cho vay khác này diễn biến bất thường, năm 2011 giảm mạnh giảm 59,84% so với năm 2010 nhưng bước sang năm 2012 thì đột ngột tăng mạnh trở lại tăng 57,42% bởi vì cho vay theo chương trình kinh tế của chính phủ thì tùy thuộc vào những chính sách đó, vào tình hình thực tế của địa phương nên Ngân hàng thường không chủ động được vào khoản vay này. Như vậy, doanh số cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng doanh số cho vay này so với tổng doanh số cho vay ngày càng tăng và có xu hướng tăng trưởng nhanh. Qua đó cho thấy Ngân hàng đã xác định đúng nhiệm vụ của mình theo Nghị định 41, luôn ra sức nỗ lực và hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giúp cho đời sống người dân địa bàn huyện ngày càng nâng cao và bộ mặt nông thôn huyện Cái Nước được cải thiện rõ rệt, tạo đà phát triển kinh tế huyện nhà.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái nước cà mau (Trang 50 - 54)