Cùng với việc thực hiện chính sách của Nhà nước khuyến khích các TCTD cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, ngoài việc gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng trong lĩnh vực này cũng gia tăng. Đó là nhờ sự cố gắng của cả Ngân hàng từ khâu phát vay đến khâu thu hồi để đảm bảo thu hồi nợ được đúng hạn, mang lại hiệu quả cho các khoản cho vay chứ không phải cho vay một cách đại trà thiếu kiểm soát dẫn đến rủi ro cao. Doanh số thu nợ trong lĩnh vực này chiếm tỷ trọng rất cao trên 90% và ngày càng có xu hướng tăng dần, phần nào cho thấy hiệu quả của công tác thu nợ.
4.3.2.1 Theo thời hạn tín dụng
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo thời hạn tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 236.744 271.496 352.935 34.752 14,68 81.439 23,07 Trung – dài hạn 42.816 46.966 41.926 4.150 9,69 -5.040 -12,02 Tổng 279.560 31.8462 394.861 38.902 13,92 76.399 19,35
(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)
Doanh số thu nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn qua các năm tăng dần với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao. Trong đó, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn
tăng 14,68% so với năm 2010, đạt 271.496 triệu đồng, năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng và tăng thêm 81.439 triệu đồng đưa doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 352.935 triệu đồng. Do đặc điểm của các phương án sản xuất có vòng vay vốn nhanh tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ tốt bởi vì nghề nuôi trồng thủy sản thường mang tính chu kỳ, vòng đời của các con giống thường ngắn, khoảng 6 tháng nên công tác thu hồi nợ của loại hình này có nhiều thuận lợi. Thêm vào đó các CBTD đa số là người địa phương có kinh nghiệm trong các ngành nghề truyền thống nên công tác thẩm định ngày càng chính xác giúp cho các món cho vay chất lượng và đảm bảo an toàn hơn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, việc tăng cường gia hạn một vài món vay ngắn hạn giúp cho bà con sản xuất gặp rủi ro có thêm thời hạn trả nợ làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ có phần chậm lại nhưng so với cùng kỳ năm trước doanh số thu nợ vẫn tăng.
Thông thường số tiền cho vay trung – dài hạn lớn mà trong năm chỉ thu hồi được khoản một, hai kỳ nên doanh số thu nợ trung – dài hạn luôn chiếm tỷ trọng không cao là điều hiển nhiên. Năm 2011, song song với việc tăng doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung – dài hạn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng có sự gia tăng, đạt 46.966 triệu đồng, tăng 4.150 triệu đồng, tương ứng là 9.69% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số thu nợ có phần giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm 5.040 triệu đồng, còn 41.926 triệu đồng do một số hộ sản xuất kinh doanh kém hiệu quả đến Ngân hàng xin điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, một phần cũng do doanh số cho vay trung – dài hạn có phần suy giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2013 cùng với việc tăng trưởng của doanh số cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng đạt kết quả rất tốt, đặc biệt là các khoản nợ đã được điều chỉnh trước đây được thu hồi đầy đủ và đúng theo thời hạn được điều chỉnh. Kết quả là doanh số thu nợ trung – dài hạn gia tăng.
4.3.2.2 Theo mục đích sử dụng
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo mục đích sử dụng của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % NN&TS 219.283 257.847 320.040 38.564 17,59 62.193 24,12 SX KD – DV 53.106 54.063 67.810 957 1,80 13.747 25,43 Tiêu dùng 6.870 6.421 6.793 -449 -6,54 372 5,79 Khác 301 131 218 -170 -56,48 87 66,41 Tổng 279.560 318.462 394.861 38.902 13,92 76.399 23,99
(Nguồn: Phòng Kế hoạch & Kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Huyện Cái Nước Cà Mau, 2010 - 2012)
NN&TS được xem là ngành chủ yếu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng. Vì vậy doanh số thu nợ của ngành này luôn chiếm tỷ trọng cao và có sự gia tăng liên tục qua các năm. Mặc dù năm 2011, giá cả có
sự biến động mạnh, đặc biệt các mặt hàng thủy sản nhưng nhờ sự liên kết chặt chẽ của 3 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà doanh nghiệp nên bà con không sợ không có mối tiêu thụ đầu ra, người dân vẫn đảm bảo thu hồi được vốn để trả nợ cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 257.847 triệu đồng, tăng 17,59% so với năm 2010. Sang năm 2012, con số này lên đến 320.040 triệu đồng, tăng 24,12% so với năm 2011. Hơn nữa, NN&TS lại là thế mạnh của huyện, trong những năm gần đây ngành này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Ngoài việc tận dụng hết điều kiện sẵn có để nuôi tôm, họ còn biết tận dụng phần đất trống để chăn nuôi và trồng trọt góp phần gia tăng thêm thu nhập. Việc tiếp thu kinh nghiệm và ứng dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến đã giúp người dân nơi đây sản xuất kinh doanh một cách khoa học, hợp lý hơn, giảm bớt được sự ảnh hưởng, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Công tác thu hồi nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng đạt được kết quả tốt đẹp, người dân sau vài năm áp dụng mô hình sản xuất mới dần tích lũy được kinh nghiệm nên sản xuất hiệu quả hơn, ít gặp thất bại hơn, ngoài các khoản chi phí bỏ ra, người dân thu được lợi nhuận cao, vì thế thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ gốc, đóng lãi cho Ngân hàng.
Doanh số thu nợ trong lĩnh vực NN&TS đạt hiệu quả thì doanh số thu nợ trong SX KD – DV phục vụ cho NN&TS cũng đạt được những kết quả khả quan, những hộ dân sản xuất NN&TS có hiệu quả thì sẽ thanh toán tiền mua hàng nhanh chóng giúp những hộ SX KD – DV thu hồi vốn nhanh, bảo đảm trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Thêm vào đó, các hộ dân ngày càng mở rộng qui mô sản xuất, nhu cầu mua con giống, công cụ, dụng cụ, vật tư nông nghiệp sản xuất và những vật tư khác ngày càng cao tạo tiền đề để các hộ SX KD – DV mở rộng qui mô kinh doanh, nhu cầu vay vốn Ngân hàng nhiều hơn, chủ yếu là vốn ngắn hạn, hoạt động tín dụng là trên nguyên tắc có hoàn trả, khi kinh doanh có hiệu quả thì các hộ sản xuất sẽ nhanh chóng hoàn trả cho Ngân hàng, điều đó cũng đã khiến cho doanh số thu nợ theo đó ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, đặc biệt năm 2012 doanh số thu nợ đạt tới 67.810 triệu đồng, tăng 25,43% so với năm trước. Cũng từ những lý do này trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ tăng cao so với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay.
Doanh số thu nợ tiêu dùng biến động không nhiều. Năm 2011, doanh số thu nợ đạt 6.421 triệu đồng, tương ứng giảm 1,80% so với năm 2010, nguyên nhân là do các khoản vay tiêu dùng trước đây đến hạn vẫn chưa thu hồi được, mặc dù sản xuất NN&TS đạt hiệu quả nhưng người dân đã tập trung nguồn vốn này của mình vào mô hình nuôi tôm quảng canh mới bởi chi phí đầu vào còn cao nên họ đến Ngân hàng để gia hạn các khoản nợ đã đến hạn. Tuy nhiên sang năm 2012, thì doanh số thu nợ tiêu dùng tăng nhẹ, tăng 372 triệu đồng, tương ứng tăng 5,79% so với năm 2011 do phần lớn mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả cao, với kinh nghiệm từ năm trước, người dân biết cách giảm bớt chi phí đầu tư cho mô hình sản xuất mới, thế nên một vài món nợ tiêu dùng đã gia hạn nay đã được hoàn trả đầy đủ.
Tình hình thu nợ khác có xu hướng biến động mạnh theo xu hướng của doanh số cho vay, giảm mạnh vào năm 2011 và tăng đột ngột vào năm 2012, tăng 66,41% so với năm 2011.
Tóm lại, công tác thu nợ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh thời gian qua được thực hiện khá tốt, luôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ ngày càng cao. Kết quả này được ghi nhận bởi sự cố gắng không nhỏ của các CBTD trong công tác đôn đốc, theo dõi thu hồi nợ. Bên cạnh đó chi nhánh luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng yên tâm sản xuất. Chẳng hạn, khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh có thể báo trước khi món vay sắp đến hạn để được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ giúp khách hàng có thêm thời hạn tái sản xuất cũng như tìm nguồn trả nợ cho Ngân hàng.