Giải pháp về tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái nước cà mau (Trang 71 - 72)

Địa bàn hoạt động của Chi nhánh hiện tại là 10 xã và 1 thị trấn với hơn 30.306 hộ dân phần lớn sống bằng nghề nông nhưng hiện nay Ngân hàng chỉ cấp vốn tín dụng cho khoản vài ngàn hộ, thêm vào đó nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng nhanh nhưng chưa được sử dụng hiệu quả, chệnh lệch giữa vôn huy động và dư nợ còn quá lớn, do đó Chi nhánh vẫn có khả năng tăng trưởng về tín dụng trong phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Dựa vào tình hình thực tế chi nhánh có thể sử dụng các biện pháp sau:

CBTD tăng cường xuống các địa bàn, đặc biệt là các hộ dân ở khu vực khó khăn về giao thông, về khả năng tiếp cận thông tin cũng như cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương để giới thiệu các sản phẩm của Ngân hàng, chủ trương, chính sách ưu đãi về lãi suất, ưu tiên đầu tư cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Nhà nước đến các hộ dân, thời gian tiếp cận tốt nhất là đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ.

Đối với những khách hàng đã vay vốn, Chi nhánh cần cố gắng tư vấn cho khách hàng để họ tiếp tục vay vốn cho chu kỳ sản xuất tiếp theo. Đặc biệt là nên khuyến khích họ mở rộng sản xuất để tăng giá trị khoản vay nhưng phải xem đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của từng khách hàng cụ thể.

Ngân hàng cần chú trọng mở rộng địa bàn hoạt động bằng cách mở thêm các phòng giao dịch tại các xã trọng điểm, tăng cường xây dựng thêm nhiều máy ATM trên địa bàn huyện để gia tăng số lần giao dịch với Ngân hàng. Đây là điều thật sự cần thiết trong điều kiện hiện nay vì hầu hết các công ty, doanh nghiệp, TCKT đã chuyển dần trả lương cho nhân viên thông qua thẻ ATM, ngoài ra nó cũng là nhu cầu cần thiết đối với học sinh, sinh viên. Tận dụng cơ hội này sẽ giúp Ngân hàng tăng nhanh doanh số cho vay, góp phần tăng trưởng tín dụng đặc biệt là tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng cần phải đa dạng các loại sản phẩm cũng như các ngành nghề dịch vụ phục vụ cho NN&TS. Do đó chi nhánh cần mở rộng hơn nữa các điều kiện vay vốn,

không chỉ đầu tư cho sản xuất, cây con giống mà còn đầu tư cho cả khâu dịch vụ, các sản phẩm, cơ khí sửa chữa và nhất là sự phát triển thương nghiệp ở nông thôn. Rõ ràng là đối tượng tín dụng ở thị trường nông thôn đang được mở rộng phong phú và đa dạng hơn.

Cần giảm bớt các thủ tục, giấy tờ, chi phí giao dịch cho khách hàng vay vốn vì chính những thủ tục rờm rà phức tạp thực tế đã hạn chế rất nhiều khả năng vay vốn của người nông dân.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện cái nước cà mau (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)