Kiểm định sự khác biệt của các biến nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà kiên giang (Trang 78 - 83)

Phân tích phương sai ANOVA (Analysis of Variance) là phương pháp kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình hay nhiều hơn dực trên đại lượng thống kê F. Mục đích sử dụng phương pháp ANOVA trong phần này là nhằm kiểm

định sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các nhóm đáp viên theo các đặc điểm nhân khẩu học như: Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thời gian làm việc tại Công ty, Thu nhập bình quân/tháng, Vị trí công tác.

Như vậy, ANOVA được sử dụng trong trường hợp này là ANOVA một nhân tố (One-Way ANOVA) với biến độc lập (nhân tố) là từng biến nhân khẩu học, còn biến phụ thuộc chính là Sự trung thành, Sự tự hào và Sự cố gắng.

Khi thực hiện phân tích One-Way ANOVA cần phải lưu ý đến 3 điều kiện: i) Mẫu phải có phân phối chuẩn; ii) Các mẫu cần phải độc lập với nhau; và iii) Phương sai của các mẫu phải bằng nhau. Nếu một trong ba điều kiện trên không thỏa thì One- Way ANOVA sẽ không được thực hiện, thay vào đó có thể sử dụng phương pháp khác (có độ tin cậy thấp hơn) chẳng hạn như kiểm định phi tham số.

Bảng 3.23: Kết quả phân tích ANOVA theo các biến nhân khẩu học

STT Nhân tố Thống kê F(sig.F) Kết luận Sự tự hào F=4,796; Sig.F=0,029 Có sự khác biệt Sự trung thành F=6,027; Sig.F=0,015 Có sự khác biệt 1 Giới tính Sự cố gắng F=12,739; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt Sự tự hào F=6,492; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt Sự trung thành F=8,863; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt 2 Độ tuổi Sự cố gắng F=8,399; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt Sự tự hào F=4,345; Sig.F=0,005 Có sự khác biệt Sự trung thành F=3,386; Sig.F=0,019 Có sự khác biệt 3 Trình độ học vấn Sự cố gắng F=9,352; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt

Sự tự hào F=6,910;

Sig.F=0,00 Có sự khác biệt

Sự trung thành F=7,573;

Sig.F=0,00 Có sự khác biệt

4 Thời gian làm việc tại

công ty Sự cố gắng F=12,992; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt Sự tự hào F=7,239; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt Sự trung thành F=7,134; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt 5 Thu nhập bình quân tháng Sự cố gắng F=13,500; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt Sự tự hào F=4,949; Sig.F=0,002 Có sự khác biệt Sự trung thành F=4,047; Sig.F=0,008 Có sự khác biệt 6 Vị trí công tác Sự cố gắng F=11,590; Sig.F=0,00 Có sự khác biệt

Tất cả các nhân tố về Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thời gian làm việc tại công ty, Thu nhập bình quân/tháng và Vị trí công tác đều có sự khác biệt.

Trong nhóm Giới tính, các đáp viên nữ có Sự trung thành trung bình, Sự tự hào trung bình và Sự cố gắng trung bình (là 3,97; 4,17; 4,26) cao hơn so với các đáp viên nam (là 3,75; 3,95; 3,94).

Trong nhóm Độ tuổi, các đáp viên có độ tuổi từ 35 – 44 tuổi có Sự trung thành, Sự tự hào, Sự cố gắng cao hơn những đáp viên có độ tuổi khác (Sự trung thành trung bình gần 4,01; Sự tự hào trung bình gần 4,19; Sự cố gắng trung bình gần 4,18). Các đáp viên có độ tuổi dưới 25 tuổi có Sự trung thành, Sự tự hào, Sự cố gắng thấp nhất (3,34; 3,44; 3,44). Các nhóm đáp viên có độ tuổi khác nhau như từ 25 – 34 tuổi, từ 45 – 54 tuổi, từ 55 tuổi trở lên có Sự trung thành trung bình từ 3,72 đến 3,88; Sự tự hào trung bình từ 3,98 đến 4,12; Sự cố gắng trung bình từ 4,00 đến 4,12.

Trong nhóm Trình độ học vấn:

- Các đáp viên có trình độ sau đại học có Sự trung thành trung bình thấp nhất (3,33), các đáp viên có trình độ đại học có Sự trung thành trung bình cao nhất (4,04).

Các nhóm đáp viên có trình độ PTTH trở xuống và trình độ trung cấp, cao đẳng có Sự trung thành trung bình từ 3,70 đến 3,75.

- Các đáp viên có trình độ PTTH trở xuống có Sự tự hào trung bình thấp nhất (3,92), các đáp viên có trình độ đại học có Sự tự hào trung bình cao nhất (4,20). Các nhóm đáp viên có trình độ trung cấp, cao đẳng và trình độ sau đại học có Sự tự hào trung bình từ 3,96 đến 4,00.

- Các đáp viên có trình độ PTTH trở xuống có Sự cố gắng trung bình thấp nhất (3,88), các đáp viên có trình độ sau đại học có Sự cố gắng trung bình cao nhất (4,67). Các nhóm đáp viên có trình độ trung cấp, cao đẳng và trình độ đại học có Sự cố gắng trung bình từ 4,04 đến 4,32.

Trong nhóm Thời gian làm việc tại công ty:

- Các đáp viên có thời gian làm việc từ 1 đến < 3 năm có Sự trung thành trung bình thấp nhất (3,45), các đáp viên có thời gian làm việc từ 5 năm đến < 10 năm có Sự trung thành trung bình cao nhất (4,10). Các nhóm đáp viên có thời gian làm việc tại công ty < 1 năm, từ 3 đến < 5 năm và >10 năm có Sự trung thành trung bình từ 3,65 đến 4,08.

- Các đáp viên có thời gian làm việc từ 1 đến < 3 năm có Sự tự hào trung bình thấp nhất (3,67), các đáp viên có thời gian làm việc > 10 năm có Sự tự hào trung bình cao nhất (4,31). Các nhóm đáp viên có thời gian làm việc tại công ty < 1 năm, từ 3 đến < 5 năm và 5 đến < 10 năm có Sự tự hào trung bình từ 3,89 đến 4,28.

- Các đáp viên có thời gian làm việc < 1 năm có Sự cố gắng trung bình thấp nhất (3,76), các đáp viên có thời gian làm việc 5 năm đến < 10 năm có Sự cố gắng trung bình cao nhất (4,46). Các nhóm đáp viên có thời gian làm việc tại công ty 1 năm đến < 3 năm, từ 3 đến < 5 năm và > 10 năm có Sự cố gắng trung bình từ 3,85 đến 4,19.

Trong nhóm Thu nhập bình quân/tháng:

- Các đáp viên có thu nhập bình quân/tháng < 3 triệu có Sự trung thành trung bình thấp nhất (3,12), các đáp viên có thu nhập bình quân/tháng 5 đến < 7 triệu có Sự trung thành trung bình cao nhất (4,01). Các nhóm đáp viên có thu nhập bình quân/tháng 3 đến < 5 triệu, 7 triệu đến < 10 triệu và từ 10 triệu trở lên có Sự trung thành trung bình từ 3,73 đến 3,96.

- Các đáp viên có thu nhập bình quân/tháng < 3 triệu có Sự tự hào trung bình thấp nhất (3,30), các đáp viên có thu nhập bình quân/tháng từ 10 triệu trở lên có Sự tự hào trung bình cao nhất (4,19). Các nhóm đáp viên có thu nhập bình quân/tháng 3 đến

< 5 triệu, 5 đến < 7 triệu và 7 triệu đến < 10 triệu có sự trung thành trung bình từ 3,99 đến 4,13.

- Các đáp viên có thu nhập bình quân/tháng < 3 triệu có Sự cố gắng trung bình thấp nhất (3,35), các đáp viên có thu nhập bình quân/tháng từ 10 triệu trở lên có Sự cố gắng trung bình cao nhất (4,63). Các nhóm đáp viên có thu nhập bình quân/tháng 3 đến < 5 triệu, 5 đến < 7 triệu và 7 triệu đến < 10 triệu có sự trung thành trung bình từ 3,89 đến 4,40.

Trong nhóm Vị trí công tác:

- Các đáp viên là công nhân trực tiếp có Sự trung thành, Sự tự hào, Sự cố gắng trung bình thấp nhất (3,69; 3,91 và 3,86), các đáp viên là quản lý cấp cao có Sự trung thành, Sự tự hào, Sự cố gắng trung bình trung bình cao nhất (4,17; 4,42 và 4,75). Các nhóm đáp viên là nhân viên gián tiếp và quản lý cấp đội, xưởng, phòng có Sự trung thành, Sự tự hào, Sự cố gắng trung bình từ (3,77; 3,99 và 4,39) đến (4,06; 4,21và 4,26).

Tóm tắt chương III

Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố sau khi loại bỏ các biến không đạt yêu cầu thì có 5 nhân tố được rút ra và mô hình mới được hiệu chỉnh gồm 5 nhân tố là: Sự lãnh đạo và thương hiệu, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Đồng nghiệp, Bản chất công việc và Tiền lương.

Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình toàn diện có ý nghĩa thống kê đã khẳng định: Sự gắn kết của người lao động đối với công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển nhà Kiên Giang được kiểm định thông qua 5 nhóm nhân tố là Sự lãnh đạo và thương hiệu, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Đồng nghiệp, Bản chất công việc và Tiền lương.

Kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho kết quả Sự gắn kết của người lao động đối với công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển nhà Kiên Giang có sự khác biệt giữa các đối tượng có Giới tính, Độ tuổi, Trình độ học vấn, Thời gian làm việc tại công ty, Thu nhập bình quân/tháng và Vị trí công tác.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động đối với công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà kiên giang (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)