Trong nghiên cứu này sử dụng thang đo chỉ số mô tả công việc (Job Descriptive Index - JDI) do Smith et al (1969) thiết lập, vì JDI được đánh giá cao trong cả lĩnh vực nghiên cứu lẫnt hực tiễn. Price (1997) cho rằng JDI là công cụ nên lựa chọn cho các nghiên cứu đo lường về mức độ thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Chỉ trong 20 năm thế kỷ 20, JDI được sử dụng trong hơn 600 nghiên cứu đã được xuất bản (Ajmi 2001). Nghiên cứu sử dụng 05 khía cạnh thành phần thỏa mãn công việc của Smith với nội dung chính như sau:
1.3.2.1 Bản chất công việc: Liên quan đến những thách thức của công việc, cơ
hội để sử dụng các năng lực cá nhân và cảm nhận thú vị khi thực hiện công việc. Các yếu tố sau của bản chất công việc sẽ được xem xét gồm:
- Công việc cho phép sử dụng tốt các năng lực cá nhân; - Công việc rất thú vị;
- Công việc có nhiều thách thức;
- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.
1.3.2.2 Cơ hội đào tạo và thăng tiến: Liên quan đến nhận thức của nhân viên
về các cơ hội được đào tạo, phát triển các năng lực cá nhân và các cơ hội được thăng tiến trong tổ chức. Các yếu tố về cơ hội đào tạo và thăng tiến được xem xét gồm:
- Chương trình đào tạo của công ty có hiệu quả tốt; - Chính sách thăng tiến của công ty công bằng;
- Công ty thường xuyên nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên; - Cơ hội phát triển cá nhân…
1.3.2.3 Lãnh đạo: Liên quan đến các mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo
cấp trên trực tiếp; sự hỗ trợ của cấp trên; phong cách lãnh đạo và khả năng của lãnh đạo thực hiện các chức năng của quản trị trong tổ chức. Các yếu tố về lãnh đạo được xem xét bao gồm:
- Cán bộ lãnh đạo gương mẫu;
- Cán bộ có lời nói và việc làm song hành; - Sự tin tưởng đối với lãnh đạo;
- Sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết…
1.3.2.4 Đồng nghiệp: Là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ
với đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sự phối hợp và giúp đỡ nhau trong công việc với các đồng nghiệp. Các yếu tố về đồng nghiệp được xem xét bao gồm:
- Đồng nghiệp thoải mái và dễ chịu; - Có tinh thần đồng đội;
- Sẵn sàng giúp đỡ nhau; - Có sự nhất trí cao.
1.3.2.5 Lương: sự thỏa mãn về tiền lương liên quan đến cảm nhận của nhân
viên về tính công bằng trong trả lương. Sự thỏa mãn về tiền lương được đo lường dựa trên các tiêu thức:
- Người lao động có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty; - Tiền lương, thu nhập được trả công bằng;
- Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc; - Người lao động hài lòng với chế độ lương.
Qua bước nghiên cứu sơ bộ bằng việc thảo luận nhóm với một số nhân viên gián tiếp tại công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển nhà Kiên Giang, tác giả được đề
nghị bổ sung thêm 01 khía cạnh thành phần công việc cho JDI để đo lường mức độ
thỏa mãn của nhân viên trong công ty, thành phần bổ sung đó là:
1.3.2.6 Thương hiệu: Liên quan đến niềm tự hào của cán bộ công nhân viên về
thương hiệu của tổ chức.
Như vậy, các khía cạnh thành phần công việc dùng để đo lường mức độ gắn kết của nhân viên đối với tổ chức trong nghiên cứu này là:
Bản chất công việc;
Cơ hội đào tạo và thăng tiến; Lãnh đạo;
Đồng nghiệp; Lương; Thương hiệu.