8. Cấu trúc đề tài
1.2.3.3. Nguyên tắc đồng bộ, tích hợp
Để đảm bảo nguyên tắc trên, chƣơng trình Luyện từ và câu cũng nhƣ các phân môn khác trong môn tiếng Việt đều đƣợc xây dựng theo chủ điểm. Các phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập làm văn đƣợc tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong phân môn Luyện từ và câu, phần trực tiếp thể hiện chủ điểm là phần Mở rộng vốn từ. Ở phần này, học sinh đƣợc hƣớng dẫn để cùng nhau tìm hiểu các từ theo mẫu trong sách giáo khoa, sắp xếp chùng theo một hệ thống nhất định hoặc giải nghĩa chúng,… Các từ đều thể hiện theo chủ điểm đang học.
Trong các bài Luyện từ và câu, nhất là các bài Luyện từ và câu lớp 2 và lớp 3, nhiệm vụ luyện từ và luyện câu đƣợc tích hợp vào nhau. Nếu bài tập luyện từ là tìm từ chỉ hoạt động thì bài tập luyện câu sẽ là đặt câu theo mẫu
Ai làm gì? Nếu bài tập luyện từ là tìm từ chỉ đặc điểm thì bài tập luyện câu sẽ
là đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
Ngoài ra, tính tích hợp còn thể hiện theo chiều dọc, tức là tích hợp các kiến thức kĩ năng mới với kiến thức, kĩ năng đã học trƣớc đó theo nguyên tắc đồng tâm. Chẳng hạn, khi dạy về từ loại, ở lớp 2 -3, chƣơng trình chỉ hình thành cho học sinh các khái niệm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm và tiến hành giúp học sinh mở rộng vốn từ theo các phạm trù nghĩa này. Lên lớp 4 - 5, chƣơng trình hình thành khái niệm danh từ, động từ, tính từ đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Giáo viên cần quản lí đƣợc vốn từ; nắm vững mức độ kiến thức, kĩ năng về câu của học sinh.Tất cả các môn học và các phân môn tiếng Việt đều có vai trò quan trọng trong việc dạy từ và câu, đặc biệt là mở rộng vốn từ.Vì vậy, ngƣời giáo viên khi dạy tất cả các môn học đều phải có ý thức gắn liền với việc dạy từ.Bên cạnh đó, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh ứng dụng các kiến thức đã học trong giờ Luyện từ và câu vào các tình huống giao tiếp cụ thể, sinh động của các giờ học khác để nâng cao hiệu quả học tập.