Tổ chức giảng dạy theo trìnhđộ học tập của họcsinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập luyện từ và câu (Trang 67 - 74)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.2.6. Tổ chức giảng dạy theo trìnhđộ học tập của họcsinh

Việc tổ chức, hƣớng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi và bài tập nhìn chung khá thuận lợi. Về cơ bản, giáo viên có thể thực hiện tuần tự nhƣ gợi ý ởsách giáo viên. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần lƣu ý thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng, không nên áp dụng một nội dung giảng dạy cũng nhƣ một chế độthực hành cho toàn lớp, dẫn đến sự quá tải đối với các đối tƣợng học sinh yếu, học sinh còn hạn chế về tiếng Việt.

Đối với đối tượng học sinh khá giỏi

Nếu đối tƣợng học sinh của lớp chủ yếu là học sinh khá giỏi, các em thực hiện các nhiệm vụ rất nhanh và khá chính xác. Đối với đối tƣợng này, giáo viên có thể bổ sung yêu cầu để các em đƣợc phát triển tƣ duy và vốn từ.

Ví dụ: Bài Tính từ(Tiếng Việt 4- Tập 1- Trang110):

- Ở phần nhận xét, bài tập 2 có thể bổ sung từ ngữ những lâu đài vào yêu cầu c). Sau khi học sinh trình bày kết quả đúng, có thể yêu cầu học sinh

tìm những từ ngữ đồng nghĩa với các từ ngữ các em vừa tìm đƣợc trong bài, chẳng hạn:

+ Thị trấn: nhỏ (nhỏ bé,...) + Vƣờn nho: con con (be bé,...)

- Ở bài tập 1 phần luyện tập, sau khi học tìm đƣợc các tính từ trong đoạnvăn, để khắc sâu tác dụng của các tính từ vừa tìm đƣợc, có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Những từ ngữ đó bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ nào? Chúng có tác dụng gì? Nếu không có những tính từ đó, đoạn văn sẽ thế nào ?...

- Ở bài tập 2 phần luyện tập, nên nêu yêu cầu và hƣớng dẫn học sinh đặt câu hỏi gợi tả đƣợc đặc điểm của bạn (ngƣời thân) hoặc cây cối một cách phong phú, sinh động.

Đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu

Nếu đối tƣợng học sinh của lớp chủ yếu là trung bình, yếu, giáo viên cần dựa vào đặc điểm của học sinh và đặc điểm của từng bài tập, của cả bài dạy để có những điều chỉnh cho phù hợp. Chẳng hạn, ở bài tính từ nêu trên, có thể giảm độ khó cho học sinh yếu, học sinh trung bình nhƣ sau:

Ngữ liệu cho phần nhận xét và bài tập cho phần luyện tập có dung lƣợng khá lớn. Hoc sinh trung bình, yếu thƣờng có kĩ năng đọc chậm, nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến thời gian thực hiện nhiệm vụ của tiết học. Để khắc phục tình trạng này, khi hƣớng dẫn phần này, giáo viên nên gọi một học sinh có khả năng đọc lƣu loát đọc đoạn văn, những học sinh khác đọc thầm theo. Nếu lớp không có học sinh đọc tốt, giáo viên có thể đọc đoạn văn trƣớc lớp.

- Các yêu cầu của bài tập 2 (phần nhận xét) không đƣợc sắp xếp theo trình tự trƣớc sau của câu chuyện. Vì vậy, để làm bài tập 2, học sinh yếu phải đọc truyện ít nhất 4 lần (lƣợt đầu đọc theo lệnh bài tập 1, lƣợt 2 làm ý a, lƣợt 3 làm ý b, lƣợt 4 làm ý c). Nhƣ vậy sẽ mất quá nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian (giảm ít nhất 1 lần đọc truyện), và cũng là để các em đƣợc làm theo mức độ từ dễ đến khó, có thể đảo lại trình tự các yêu cầu trong sách giáo

khoa: c – b – a. Ở mục c) đƣa những ngôi nhà lên trƣớc vườn nho cho đúng trình tự trong chuyện, đƣa cả cụm dòng sông Quy- dăng – xơ thay cho dòng

sông. Nhƣ vậy, yêu cầu bài tập 2 sẽ là: Tìm các từ trong câu chuyện trên để

miêu tả:

a) Hình dáng, kích thƣớc và các đặc điểm khác của sự vật: - Thị trấn.

- Dòng sông Quy- dăng –xơ. - Những ngôi nhà.

- Da của thần Rơ- nê. - Những vƣờn nho. b) Màu sắc của sự vật: - Những chiếc cầu

- Mái tóc của thần Rơ- nê.

c) Tính tình, tƣ chất của cậu bé Lu- i

Thông thƣờng, khi điều chỉnh nhƣ trên, học sinh làm bài thuận lợi hơn (làmnhanh hơn).Nếu học sinh làm bài quá chậm, giáo viên có thể gọi 1 học sinh khálàm mẫu cho trƣờng hợp đầu tiên.

Khi hƣớng dẫn học sinh tìm từ, giáo viên cần cho học sinh phát hiện vị trícủa từ vừa tìm đƣợc bằng cách đặt câu hỏi.

Ví dụ: Từ miêu tả đặc điểm nhỏ em vừa tìm đƣợc đứng ở vị trí nào? ( đứngsau từ chỉ sự vật). Từ đó các em hiểu, thao tác cần thực hiện là: tìm trong nhữngtừ đứng liền sau từ chỉ sự vật, từ nào miêu tả đặc điểm thì ghi lại. Giáo viêncũng có thể gợi ý bằng cách đặt câu hỏi: Ác – boa là một thị trấn nhƣ thế nào? (học sinh tìm từ trong truyện để trả lời, giáo viên ghi mẫu lên bảng).

Sau khi học sinh làm xong bài tập 2, giáo viên nên chốt ý: Các từ các emvừa tìm đƣợc ở yêu cầu a) và b) miêu tả đặc điểm, tính chất của ngƣời và sự vật.Đó là những tính từ.

Với bài tập 3, để học sinh hiểu kĩ ,nên yêu cầu học sinh so sánh: đi lại

vớiđi lại nhanh nhẹn. Học sinh sẽ phát hiện từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa

cho từđi lại. Qua đó giáo viên chốt lại: Ở bài tập 3, từ nhanh nhẹn miêu tả đặc điểmcho hoạt động đi lại; nhanh nhẹn là tính từ.

Để chuyển tiếp sang phần ghi nhớ, giáo viên có thể hỏi: Qua bài tập 2 và3, em hãy cho biết thế nào là tính từ?

- Phần luyện tập: Bài tập 1 có thể hƣớng dẫn cách làm tƣơng tự nhƣ bài tập 2ở phần nhận xét và chỉ yêu cầu học sinh thực hiện phần a) theo đúng năng,khuyến khích học sinh khá giỏi làm cả phần b)

Ở bài tập 2, học sinh yếu thƣờng đặt câu không đúng yêu cầu. Giáo viênnên hƣớng dẫn trình tự các thao tác cần thực hiện nhƣ: xác định ý, xác định tínhtừ cần dùng rồi mới đặt câu theo đúng yêu cầu của đề bài.Giáo viên nên nêu các câu hỏi gợi ý nhƣ:

+ Em đặt câu nói về ngƣời bạn hay ngƣời thân?

+ Bạn em có hình dáng thế nào? (gầy, cao, mảnh khảnh,...) + Tính tình của bạn ấy thế nào? (hiền, chăm chỉ, thẳng thắn,…)

Em hãy đặt câu nói về đặc điểm (tính tình, hình dáng, tư chất,...) của bạn đó.

Nếu học sinh đặt câu sai ngữ pháp, giáo viên có thể giúp các em sửa lạibằng cách đƣa về mẫu câu đã học: Ai thế nào?

Đối với những lớp có nhiều đối tượng học sinh

Tuỳ theo từng đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể mà ta cũng linh động điều chỉnhnội dung, phƣơng pháp, cách thức tiến hành để đƣa ra những yêu cầu cụ thể tớitừng đối tƣợng học sinh theo tinh thần trên.

Phƣơng pháp hƣớng dẫn học sinh làm bài tập phù hợp với đặc điểm trìnhđộ của các em (bám theo chuẩn kiến thức kĩ năng) sẽ tạo điều kiện cho tất cảhọc sinh tự làm bài, tự đi đến với lời giải đúng. Học sinh khá giỏi sẽ đƣợc quantâm với những nhiệm vụ mới sau khi đã hoàn thành bài tập. Học

sinh trung bình,yếu đƣợc phát triển tƣ duy và ngôn ngữ, nắm đƣợc kiến thức, kĩ năng qua việcthực hiện các thao tác, trả lời các gợi ý. Các em sẽ không bị rơi vào tình trạngluôn phải thụ động chấp nhận đáp án qua bài chữa của bạn và của giáo viên.

PHẦN 3. KẾT LUẬN

Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con ngƣời phải có những hiểu biết, nhận thức rộng rãi, sinh động, sáng tạo. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục vô cùng nặng nề. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ ấy, giáo dục phải có những viên chức không ngừng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao tay nghề, đặc biệt là giáo viên Tiểu học – ngƣời đặt nền móng cho những cấp học khác. Phân môn Luyện từ và câu trong chƣơng trình Tiểu học rèn cho học sinh rất nhiều kĩ năng cơ bản. Qua thời gian tìm hiểu về khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu tại hai trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc là trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng và trƣờng Tiểu học Nam Viêm, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Ở hầu hết các dạng bài tập, hai lớp khảo sát của trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng đều có tỉ lệ phần trăm học sinh làm đúng cao hơn so với trƣờng Tiểu học Nam Viêm. Tuy nhiên, phần lớn học sinh còn chƣa nhận thức hết đƣợc tầm quan trọng của phân môn Luyện từ và câu nói chung và kiến thức, các dạng bài tập về từ loại nói riêng; thờ ơ trong việc tìm tòi, tiếp thu các kiến thức liên quan về từ loại. Các em gặp khó khăn khi giải quyết các bài tập về từ loại, đặc biệt là các dạng bài dùng từ loại đặt câu, viết đoạn; lúng túng trong việc thay thế danh từ bằng đại từ và chữa lỗi sử dụng từ loại. Vì vậy, kết quả khảo khát ở các dạng bài tập này không cao.

Để hiệu quả dạy học tốt, ngƣời giáo viên cần nắm chắc thực trạng đối tƣợng của mình.Có thể đối tƣợng là những học sinh khá giỏi, cũng có thể là những học sinh yếu, kém, trung bình.Có nắm đƣợc thực trạng học tập của các em một cách thấu đáo, ngƣời dạy mới đề ra đƣợc cách thức và phƣơng pháp dạy học hợp lí, khoa học nhất để đối tƣợng học tập nào cũng hứng thú học tập. Qua tìm hiểu thực trạng, giáo viên cũng nắm đƣợc các lỗi học sinh có thể

mắc hay mắc phải để có biện pháp chỉ bảo và uốn nắn kịp thời, tránh sự sai lệch trong nhận thức của học sinh.

Việc bồi dƣỡng học sinh Tiểu học là vô cùng cần thiết bởi đây là cấp học nền tảng đảm bảo để các em học tập lên các cấp tiếp theo. Để phát huy hứng thú học tập cho học sinh, các bài tập giáo viên nêu ra cần phong phú về đề tài, có sức hấp dẫn và đƣợc giải quyết thỏa đáng. Có nhƣ vậy mới kích thích óc sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh.

Những bài tập về từ loại đối với học sinh cần đƣa ra một các thích hợp, vừa sức với học sinh.Khi dạy, giáo viên không phải là ngƣời truyền thụ tri thức thụ động cho học sinh mà là ngƣời đóng vai trò tổ chức điều khiển.

Ngƣời giáo viên cần tổ chức cho học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại và ranh giới của nó.Qua hƣớng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau về từ loại, giáo viên có thể kiểm tra đƣợc việc nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó có hƣớng điều chỉnh và bổ sung kịp thời giúp cho việc dạy học đạt chất lƣợng cao. Do đó, quá trình dạy học về từ loại, thao tác hƣớng dẫn, bổ sung, kiểm tra cần đƣợc tiến hành song song để kịp thời đƣa ra các biện pháp xử lí những sai lệch trong nhận thức của học sinh.

Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu đƣợc một cách thực tế về khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4,5. Quá trình nghiên cứu, phân tích đã đem lại cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm hay và bổ ích.Chúng tôi hi vọng những biện pháp mà chúng tôi đƣa ra sẽ có tác dụng tích cực, tính thực tế đối với việc giảng dạy sau này.Tuy nhiên với khoảng thời gian nghiên cứu hạn hẹp, chúng tôi chƣa thể đề cập hết mọi khía cạnh của vấn đề một cách toàn diện.Chúng tôi rất mong muốn nhận đƣợc sự quan tâm, đóng góp của các thầy cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[01]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 4, 2 tập, Nhà xuất bản Giáo dục. [02]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 5, 2 tập, Nhà xuất bản Giáo dục. [03]. Nhiều tác giả, (2006), Sách giáo viên Tiếng Việt 4, Nhà xuất bản Giáo dục [04].Nhiều tác giả, (2006), Sách giáo viên Tiếng Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục [05]. Lê Phƣơng Nga (chủ biên), (2006), Tiếng Việt nâng cao 4, Nhà xuất bản

giáo dục.

[06]. Lê Phƣơng Nga (chủ biên), (2006), Tiếng Việt nâng cao 5, Nhà xuất bản giáo dục.

[07]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2006), Hỏi đáp về dạy – học Tiếng

Việt 4, Nhà xuất bản Giáo dục.

[08]. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2007), Hỏi đáp về dạy – học Tiếng

Việt 5, Nhà xuất bản Giáo dục.

[09]. Đinh Văn Đức, (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại),Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10]. Diệp Quang Ban, (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, 2 tập, Nhà xuất bản Giáo dục.

[11]. Lê Biên, (1998), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản giáo dục.

[12]. Nguyễn Tài Cẩn, (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[13]. Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, (2006), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục.

[14]. Lê Phƣơng Nga, (2004), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập luyện từ và câu (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)