8. Cấu trúc đề tài
2.1.5. Nguyên nhân mắc lỗi khi xác định từ loại của họcsinh
Phân môn Luyện từ và câu tạo cho học sinh môi trƣờng giao tiếp để học sinh mở rộng vốn từ có định hƣớng, trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thƣờng gặp.Từ đó nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh.Giáo viên là một trong ba nhân tố cần đƣợc xem xét của quá trình dạy học Luyện từ và câu, là nhân tố quyết định sựthành công của quá trình dạy học này. Khi tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4,5 qua các bài tập Luyện từ và câu, chúng tôi thấy:
Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó trong khi hƣớng dẫn học sinh nắm đƣợc yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến
tâm lý giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn. Một số ít chƣa chịu đầu tƣ thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phƣơng pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, hầu nhƣ ít sáng tạo, chƣa thu hút lôi cuốn học sinh.
Nhiều giáo viên chƣa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về tiếng Việt.
Thực tế trong dạy học hiện nay rất tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn học. Đồng thời là tiền đề trong việc phát triển bồi dƣỡng những em có năng khiếu.Nhƣng kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc lộkhông ít những hạn chế.
Nhiều giáo viên còn chƣa nắm rõ đƣợc cách giảng dạy phần danh từ, động từ, tính từ. Đây là một mảng kiến thức tƣơng đối phức tạp không chỉ với học sinh mà với cả giáo viên trong lĩnh vực chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thụ của các đối tƣợng học sinh khá giỏi.
Bên cạnh đó, về phía học sinh cũng có những hạn chế nhất định dẫn đến việc mắc lỗi khi xác định từ loại:
Phần lớn học sinh chƣa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn Luyện từ và câu nên chƣa dành thời gian thích đáng để học môn này.
Nhiều học sinh chƣa nắm rõ khái niệm của từ, câu...Từ đó dẫn đến việc nhận diện phân loại, xác định hƣớng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn nhiều.
Học sinh chƣa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thƣờng hay bỏsót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.
Qua tìm hiểu cho thấy có rất nhiều học sinh chƣa nắm đƣợc phần từ loại, chƣa có sự tích cực với phần từ loại. Do học sinh không có hứng thú học phân môn này, các em đều cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhƣng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ độngvà tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.