8. Cấu trúc đề tài
2.2. Các biện pháp nâng cao khảnăng xác định từ loạicho họcsinh lớp 4,5
2.2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại của học sinh
Trong môn Tiếng Việt, nội dung phần từ loạiđƣợc đƣa vào giảng dạy trong phân môn Luyện từ và câu. Đây là một mảng kiến thức tƣơng đối phức tạp không chỉ với học sinh mà với cả giáo viên trong lĩnh vực chuyên sâu.Để học sinh nắm vững kiến thức về từ, tạo nền tảng cho việcphát triển và sử dụng ngôn ngữ ngày một phong phú, thì việc giảng dạy nội dung từ loại là một vấn đề quan trọng.
Tuy nhiên, khi giảng dạy nội dung từ loại, giáo viên phải đảm bảo các nguyên tắc chung, qui trình thiết kế bài giảng và các yêu cầu về nội dung, hình thức, tính sƣ phạm, hiệu quả tiết dạy. Những năm gần đây, giáo viên ở các Tiểu học đã có những tiến bộ nhất định trong viêc đổi mới phƣơng pháp dạy học Luyện từ và câu. Giáo viên đã quan tâm đến việc tạo không khí học tập sôi nổi trong tiết học bằng hình thức đƣa ra nhiều câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời, nhƣng bức tranh chung về dạy học Luyện từ và câu hiện nay vẫn là: phổ biến trong cách dạy vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức. Học sinh thụ động và có rất ít cơ hội để tự xây dựng nên kiến thức của mình. Trong giờ học Luyện từ và câu có hiện tƣợng “nhàm chán”. Học sinh tỏ ra không quan tâm nhiều đến nội dung bài học dẫn đến hiệu quả bài học chƣa cao. Vì vậy, tiếp tục đổi mới có hiệu quả phƣơng pháp dạy học Luyện từ và câu nói chung và
phƣơng pháp dạy học các bài tập về từ loại nói riêng là vấn đề mà nhà trƣờng và giáo viên cần quan tâm.
Khi sử dụng các phƣơng pháp trong dạy học Luyện từ và câu nói chung và các bài tập về từ loại nói riêng, ngƣời giáo viên cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau:
Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức của bài học để lựa chọn phƣơng pháp phù hợp.
Phải có phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tƣợng học sinh. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phƣơng pháp dạy học.
Đảm bảo cho HS trên lớp đều đƣợc hƣớng dẫn, khám phá và tự xây dựng kiến thức bản thân