8. Cấu trúc đề tài
1.2.4.1. Hệthống hóa các nội dung Luyện từ
a. Về lý thuyết
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh các vấn đề lý thuyết về từ sau:
- Từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm (Lớp 2, lớp 3)
- Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa (Lớp 3) - Cấu tạo của tiếng (Lớp 4)
- Các bộ phận của vần, cách đánh dấu thanh trên vần (Lớp 5) - Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy (Lớp 4)
- Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa (Lớp 5) - Ôn tập về cấu tạo từ (Lớp 5)
- Từ loại: danh từ, động từ, tính từ (Lớp 4); đại từ, quan hệ từ (Lớp 5)
b. Về thực hành:
- Lớp 2: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn trong nhà, Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân.
- Lớp 3: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Măng non, Mái ấm, Tới trường, Cộng đồng, Quê hương, Bắc – Trung – Nam, Anh em một nhà, Thành thị - nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo nghệ thuật, Thể thao, Lễ hội, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
- Lớp 4: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm của từng đơn vị học, cụ thể là: Nhân hậu – đoàn kết; Trung thực – tự trọng, Ước mơ, Ý chí – nghị lực, Đồ chơi – trò chơi, Tài năng, Sức khỏe, Dũng cảm, Cái đẹp, Du lịch – thám hiểm, Lạc quan – Yêu đời.
- Lớp 5: Nội dung mở rộng vốn từ gắn với các chủ điểm: Tổ quốc, Nhân dân, Hòa bình, Hữu nghị - hợp tác, Thiên nhiên, Bảo vệ môi trường,
Hạnh phúc, Công dân, Trật tự - an ninh, Truyền thống, Nam và nữ, Trẻ em, Quyền và bổn phận.