8. Cấu trúc đề tài
1.2.3.4. Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm của từ trong hệthống
Khi dạy từ, nhất thiết phải tính đến các đặc điểm của từ nhƣ một đơn vị ngôn ngữ:
Dạy từ là thiết lập quan hệ trực tiếp giữa từ với thế giới bên ngoài. Khidạy từ, phải thiết lập đƣợc quan hệ của từ với hiện thực, quan hệ giữa từ với một lớp sự vật cùng loại đƣợc biểu thị bởi từ. Đó là hai mặt hình thức và nội dung của tín hiệu từ. Hai mặt này gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nhau vì vậy phải giúp học sinh nắm vững hai mặt này và mối tƣơng quan giữa chúng. Học sinh phải thiết lập đƣợc mối quan hệ của từ với sự vật, mặt khác lại phải tách đƣợc ý nghĩa từ vựng của từ khỏi từ vựng đƣợc từ gọi tên.
Dạy từ nhất thiết phải tính đến quan hệ ý nghĩa của từ với các từ, tức là đặt từ trong các lớp từ, các quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa,… hoặc cùng chủ đề.
Dạy từ phải chú ý đến quan hệ của từ với các từ khác xung quanh nó trong văn bản, tức là tính đến khả năng kết hợp của từ.
Dạy từ phải chỉ ra việc sử dụng từ trong các phong cách, chức năng khác nhau.
Đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ cũng là cơ sở để xây dựng các bài tập từ ngữ. Sự hiểu biết về nghĩa của từ , về đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ cũng là cơ sở để xác lập mục đích, nội dung cũng nhƣ kĩ thuật xây dựng từng bài tập cụ thể. Giá trị của từng từ trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là chỗ dựa để xem xét tính khoa học cũng nhƣ hiệu quả của bài tập dạy từ ngữ.