Một số biện pháp nâng cao khảnăng xác định từ loạicho học

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập luyện từ và câu (Trang 57)

8. Cấu trúc đề tài

2.2.2.Một số biện pháp nâng cao khảnăng xác định từ loạicho học

lớp 4,5

2.2.2.1. Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để hình thành kiến thức về từ loại

Phƣơng pháp đàm thoại gợi mở là phƣơng pháp không trực tiếp đƣa ra những kiến thức đã hoàn chỉnh mà hƣớng dẫn cho học sinh tƣ duy từng bƣớc một để các em tự tìm ra kiến thức mới phải học.

Phƣơng pháp đàm thoại gợi mở nhằm tăng cƣờng kỹ năng suy nghĩ sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức và xác định mức độ hiểu bài cũng nhƣ kinh nghiệm đã có ở học sinh. Qua đó nó giúp các em hình thành khả năng tự lực tìm tòi kiến thức và học sinh ghi nhớ kiến thức tốt hơn, sâu sắc hơn.

Khi sử dụng phƣơng pháp này, giáo viên phải lựa chọn những câu hỏi theo đúng nội dung bài học, câu hỏi đƣa ra phải rõ ràng, phù hợp với mọi đối tƣợng của học sinh trong cùng lớp học. Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ, sau đó học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung nhận xét. Biện pháp này phù hợp với cả hai loại bài (bài học lý thuyết - bài học thực hành).

Giáo viên cần đƣa ra hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp năng lực và trình độ của học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài Danh từ (tuần 5 – lớp 4)

Mục đích của bài học là: học sinh phải nắm đƣợc danh từ là gì? Biết tìm danh từ trừu tƣợng trong đoạn văn và đặt câu với danh từ đó.

Bài 1(Tiếng Việt 4-Tập 1- trang 52)

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

(Lâm Thị Mỹ Dạ) Giáo viên đƣa ra câu hỏi cho học sinh phát hiện.

H: Em tìm những từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn thơ?

Dòng 1: truyện cổ.

Dòng 2: cuộc sống, tiếng xƣa. Dòng 3: cơn nắng, cơn mƣa. Dòng 4: con sống, rặng dừa. Dòng 5: đời, cha ông.

Dòng 6: con sông, chân trời. Dòng 7: truyện cổ.

Dòng 8: ông cha.

Giáo viên đƣa ra câu hỏi về kiến thức.

H: Sắp xếp các từ vừa tìm được theo nhóm.

Từ chỉ vật: sông, dừa, chân trời. Từ chỉ hiện tƣợng: mƣa, nắng.

Từ chỉ khái niệm: cuộc sống, truyện cổ, tiếng xƣa, đời. Từ chỉ đơn vị: cơn, con, rặng.

H: Những từ đó thuộc loại từ gì? (danh từ)

H: Danh từ là gì?(danh từ là những từ chỉ sự vật:ngƣời, vật, hiện

tƣợng, khái niệm hoặc đơn vị).

Vậy qua các câu hỏi gợi mở cho giáo viên đã hƣớng dẫn các em đã kếtthúc một khái niệm ngữ pháp mà nội dung của bài đề ra.

Tóm lại, phƣơng pháp đàm thoại gợi mở đƣợc sử dụng trong tất cả các tiết học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Biện pháp này giúp học sinh tích cực tham gia trả lời câu hỏi, nếu đặt câu hỏi quá dễ hay quá khó sẽhạn chế khả năng trả lời của học sinh.

2.2.2.2. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học về từ loại

Phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề là giáo viên đƣa ra những tìnhhuống gợi vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác trựctiếp chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề. Thông qua đó học sinh kiến tạokiến thức, rèn luyện kỹ năng.

Phƣơng pháp nêu và giải quyết vấn đề, tăng thêm sự hiểu biết và khảnăng áp dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Nâng cao kỹnăng phân tích và khái quát từ tình huống cụ thể và khả năng độc lập cũng nhƣkhả năng hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi sử dụng phƣơng pháp này, giáo viên cần chuẩn bị trƣớc những câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích yêu cầu của nội dung bài dạy.Đặc biệt là phải đảm bảo tính sƣ phạm, đáp ứng với mọi đối tƣợng của học sinh trong lớp.Giáo viên cần chuẩn bị kỹ kiến thức để giải quyết các vấn đề mà học sinh đƣa ra.

Bài tập 1 (Phần Luyện tập): Các từ in đậm trong đoạn thơ sau đƣợc dùng để chỉ ai? Những từ ngữ đó đƣợc viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người

(Tố Hữu) - Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh phân tích yêu cầu bài tập: Bài tập 1 có hai yêu cầu:

+ Yêu cầu thứ nhất: Các từ in đậm trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? + Yêu cầu thứ 2: Những từ ngữ đó đƣợc viết hoa nhằm biểu lộ điều gì? - Sau khi nêu vấn đề và phân tích yêu cầu bài tập, giáo viên hƣớng dẫn học sinh giải quyết lần lƣợt từng yêu cầu của bài:

+ Học sinh đọc đoạn thơ và nêu đƣợc các từ in đậm là: Bác, Ngƣời, Ông Cụ.

Dựa vào những hƣớng dẫn của giáo viên và kiến thức vừa học, học sinh có thể trả lời đƣợc: Những từ in đậm trong đoạn thơ đó chính là những đại từ, dùng để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ.

+ Những từ in đậm đó đƣợc viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác Hồ.

Tóm lại, với phƣơng pháp này giáo viên nên hiểu rằng trong cùng tình huống học sinh có thể có nhiều cách giải quyết. Học sinh chọn cách hay nhất, phù hợp nhất để ứng dụng trong học tập và ứng dụng trong cuộc sống

2.2.2.3. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học về từ loại

Phƣơng pháp trực quan là một trong những biện pháp dạy học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, nhằm kích thích tính tƣ duy và óc tò mò ở họcsinh. Phƣơng pháp này phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em, đặc biệt là các em học sinh của lớp 1, 2, 3. Phƣơng pháp trực quan nhằm giúp học sinh có biểu tƣợng đúng về sự vật và thu nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo nội dung bài học một cách dễ dàng và thuận lợi.

Ví dụ: Bài: Danh từ chung - Danh từ riêng (Tiếng Việt 4 – Tập 1– Trang 56)

Bài 2 – Trang 57

Sau khi tìm các từ của bài tập 1: a/ Sông

b/ Cửu Long c/ Vua

d/ Lê Lợi

Ở bài tập 2 yêu cầu: Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào?So sánh a với b (sông-Cửu Long)

Giáo viên dùng tranh: Sông (dòng sông), bản đồ để học sinh trả lời. Học sinh quan sát và so sánh:

- Sông: từ chỉ chung chỉ dòng nƣớc chảy tƣơng đối lớn, trên đó thuyền đi lại đƣợc.

- Cửu Long: là tên của một con sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam của nƣớc ta.

Tóm lại, sử dụng phƣơng pháp trực quan giảng dạy phân môn Luyện từ và câu là rất quan trọng. Nó khai thác triệt để các kênh hình của bài học trong

sách.Kích thích tƣ duy, tò mò liên tƣởng ở học sinh qua bài học. Từ đó giúp các em thể hiện trong cuộc sống, trong giao tiếp . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.4. Thiết kế các dạng bài tập nhằm nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh cho học sinh

Trong quá trình dạy học về từ loại, để củng cố kiến thức về lí thuyết từ loại cho học sinh, giáo viên cần chú trọng tới việc xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng để rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ trong hoạt động giao tiếp.

Đối với việc dạy các loại bài tập thực hành về từ loại, giáo viên cần xây dựng đƣợc những dạng bài tập cơ bản sau đây và có những phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với từng dạng bài tập.

Dạng 1: Xác định từ loại, tiểu loại trong câu, đoạn

Trƣớc hết, giáo viên hƣớng dẫn học sinh vạch ranh giới từ trong câu, đoạn.Nếu không phân định đúng ranh giới từ, học sinh rất dễ xác định sai từ loại. Tiếp theo, học sinh dựa vào nội dung, ý nghĩa và khả năng kết hợp của từ để xác định từ loại cho từ đó. Tuy nhiên, các trƣờng hợp nghĩa và dấu hiệu hình thức của từ theo đặc trƣng từ loại không thể hiện rõ, giáo viên cần gợi ý tỉ mỉ để học sinh xác định từ loại một cách dễ dàng và chính xác hơn.

Ví dụ: Em hãy xác định các động từ trong đoạn văn sau:

Năm / 21 / tuổi / , Bạch Thái Bƣởi / Làm / thƣ kí / cho / một / hãng buôn/. Chẳng bao lâu / anh / đứng ra / kinh doanh / độc lập /, trải / đủ / mọi / nghề/: buôn / gỗ /, buôn / ngô /, mở / cửa hiệu /, lập / nhà in /, khai thác / mỏ/,…

(Vua Tàu Thủy – Bạch Thái Bưởi, Tiếng Việt 4, tập 2)

Đoạn văn trên chứa nhiều động từ tƣơng đối rõ ràng, dễ hiểu, tƣơng đối gần gũi với học sinh vì đây là đoạn văn đƣợc trích trong văn bản mà học sinh đã đƣợc học.

Dạng 2: Tìm từ theo từ loại

Giáo viên cần căn cứ vào yêu cầu bài tập cần xác định loại từ nào. Trƣớc hết, học sinh cần nắm đƣợc định nghĩa về loại từ đó cùng với phạm vi sử dụng của chúng mà bài tập yêu cầu. Sau đó, giáo viên có thể tìm mẫu một vài ví dụ để học sinh định hƣớng và thực hiện bài tập còn lại.

Ví dụ: Em hãy tìm các tính từ chỉ đặc điểm của bộ lông mèo.

Để giúp học sinh thực hiện đƣợc bài tập này, giáo viên cần tổ chức tốt giờ học lý thuyết kết hợp với thực hành về tính từ: Tính từ là gì? Phân biệt các loại tính từ,…

Sau khi học sinh đã nắm chắc lý thuyết về tính từ, giáo viên đƣa ra một số câu hỏi gợi mở để các em dễ dàng giải quyết bài tập, tìm đƣợc các tính từ chỉ đặc điểm của bộ lông mèo về màu sắc (đen, trắng, xám, vàng,…), kích thƣớc (dài, ngắn,…), trạng thái (mƣợt mà, rối,…),...

Dạng 3: Điền từ loại vào chỗ trống

Giáo viên hƣớng dẫn học sinh thực hiện từng thao tác, giúp học sinh có kĩ năng phân tích đặc trƣng của từng loại từ về nội dung, ý nghĩa và khả năng kết hợp của chúng để điền từ đƣợc chính xác

Ví dụ: Em hãy điền các quan hệ từ, cặp quan hệ từ cho dƣới đây vào chỗ trống sao cho phù hợp:

Cò … Vạc là hai anh em, … tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, … Vạc lƣời biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi … Vạc chẳng nghe. …chăm chỉ siêng năng … Cò học giỏi nhất lớp.

Dạng 4: Dùng từ đặt câu, viết đoạn

Kiểu bài tập này cũng đƣợc dùng để dạy các mạch kiến thức về từ và câu,chúng không chỉ có mục đích làm giàu vốn từ mà còn có mục đích dạy môhình câu. Để làm những bài tập này, trƣớc hết giáo viên cần hƣớng dẫn học sinhhiểu nghĩa của những từ đã cho, xét xem từ đó đã đƣợc dùng nhƣ thế nàotrong hoạt động nói năng hàng ngày. Sau đó, học sinh phải đặt đƣợc câu

vớinhững từ này. Câu phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp. Để đặt đƣợc những câukhác nhau, giáo viên cần hƣớng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi hoặc giáo viên nêucâu hỏi để các em trả lời thành câu. Với bài tập viết đoạn, học sinh lƣu ý các câu trong đoạn phải có sự liên kết với nhau về cả nội dung và hình thức.

Ví dụ: Đặt câu:

Một câu có từ của là danh từ. Một câu có từ của là quan hệ từ.

Dạng 5: Thay thế danh từ bằng đại từ

Giáo viên giúp học sinh nhận thấy tác dụng của đại từ thay thế khiến cho câu văn không bị lặp , tránh nặng nề trong diễn đạt. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh xác định danh từ đƣợc thay thế thuộc ngôi thứ mấy để tìm đúng đại từ chỉ ngôi thay vào.

Ví dụ: Em hãy dùng đại từ xƣng hô để thay thế cho danh từ, cụm danh từ bị lặp lại (in chữ nghiêng) trong các câu dƣới đây:

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính ray mình bắt sống đƣợc Sài Thung, tên sứ hống hách của nhà Nguyên. Hoài Văn bắt đƣợc Sài Thung

mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết. Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn:

- Sài Thung có còn dám đánh ngƣời nƣớc Năm nữa không? Đừng có

khinh ngƣời nước Nam bé nhỏ! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Nguyễn Huy Tƣởng

Dạng 6: Chữa lỗi sử dụng từ loại

Giáo viên cần giúp học sinh phát hiện ra các lỗi, sau đó xác định xem từ loại đó thuộc từ loại nàovà mỗi từ loại lại có cách chữa khác nhau.

Ví dụ: Trong truyện vui sau, có nhiều từ chỉ thời gian dùng không đúng. Em hãy chữa lại cho đúng bằng cách thay đổi các từ đó hoặc bỏ bớt từ.

Một nhà bác học đã làm việc trong phòng. Bỗng ngƣời phục vụ đang bƣớc vào, nói nhỏ với ông:

- Thƣa giáo sƣ, có trộm lẻn vào thƣ viện của ngài. Nhà bác học hỏi:

- Nó sẽ đọc gì thế?

(Tiếng Việt 4, tập 1)

2.2.2.5. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu, thực hiện các dạng bài tập về từ loại

Trong chƣơng trình sách giáo khoa, mỗi nội dung danh từ, động từ, tính từđều có loại bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập. Do đó, khi hƣớng dẫn các loại bài này (kể cả trong các nội dung tƣơng tự khác), giáo viên cần lƣu ý một số điểm sau:

Khi hƣớng dẫn bài học trong sách giáo khoa (nhận xét), giáo viên cần chủđộng dẫn dắt, gợi ý cho học sinh trao đổi chung ở lớp để từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức cách nhanh gọn (tránh phân tích ngữ liệu quá kĩ, mất nhiều thời gian).

Trong quá trình luyện tập, giáo viên có thể nhắc lại một số kiến thức liên quan để học sinh thực hiện bài tập; tổ chức cho học sinh làm bài theo hình thức trao đổi nhóm (trên cơ sở vận dụng kiến thức đã học, kết hợp tự học và giúp đỡlẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao).

Đối với lớp có nhiều đối tƣợng học sinh yếu, học sinh còn hạn chế về tiếng Việt, giáo viên cũng cần chú ý hƣớng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập, làm thử trên lớp một phần hoặc một bài cụ thể (trƣớc khi yêu cầu học sinh làm vào bảng nhóm hoặc vở bài tập, vở nháp,...).

Với đặc trƣng của môn “Luyện từ và câu” cùng các mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội, nhu cầu hiểu biết của học sinh với thực trạng giảng dạy của giáo viên, việc học của học sinh, đồng thời để củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng làm các bài tập về từ loại cho học sinh lớp 4. Chúng tôi đã nghiên cứu

và rút ra đƣợc kinh nghiệm thông qua các bài học trên lớp, trƣớc hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo các bƣớc sau:

1. Đọc thật kỹ đề bài.

2. Nắm chắc yêu cầu của đề bài. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đãcho và yếu tố phải tìm.

3. Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lƣợt từng yêu cầu của đề bài.

4. Kiểm tra đánh giá.

Ví dụ: Bài:Động từ(Tiếng Việt 4 – Tập 1)

Bài 2 - Trang 94: Gạch dƣới động từ trong các đoạn văn sau:

a/ Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long Yết kiến vua Trần Nhân Tông. Nhà vua: - Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí.

Yết Kiêu: - Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt. Nhà vua: - Để làm gì?

Yết Kiêu: - Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờdưới nước.

b/ Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.

Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đờisung sướng hơn thế nữa!

- Yêu cầu học sinh đọc thật kỹ đề bài.

- Nắm chắc yêu cầu của đề bài là gạch dƣới các động từ có trong đoạn văn. Phân tích mối quan hệ giữa yếu tố đã cho và yếu tố phải tìm, yếu tố đã cho là đoạn văn, yếu tố phải tìm là tìm các động từ có trong đoạn văn.

- Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện lần lƣợt từng yêu cầu của đề

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập luyện từ và câu (Trang 57)