Mục đích tìm hiểu khảnăng xác định từ loại của họcsinh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập luyện từ và câu (Trang 45)

8. Cấu trúc đề tài

2.1.1. Mục đích tìm hiểu khảnăng xác định từ loại của họcsinh

Từ mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4,5 qua các bài tập Luyện từ và câuđể biết đƣợc thực trạng về khả năng xác định từ loại của học sinh; những thuận lợi, khó khăn từ phía giáo viên và học sinh. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng xác định từ loạicho học sinh lớp 4,5.

2.1.2. Đối tượng và phạm vi tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh

2.1.2.1. Đối tượng

Để tìm hiểu đƣợc thực trạng về khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4,5, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho học sinhlớp 4A3, 5A3trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc và học sinhlớp 4A2, 5A2 trƣờng Tiểu học Nam Viêm – Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2.2. Phạm vi

Thông qua một số dạng bài tập Luyện từ và câu trong chƣơng trình lớp 4,5, chúng tôi tiến hành điều tra khả năng xác định từ loại của học sinh khối 4 và khối 5 tại trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng và trƣờng Tiểu học Nam Viêm.

2.1.3. Nội dung tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh

Chúng tôi tiến hành thiết kế một số dạng bài tập trong chƣơng trình Luyện từ và câu lớp 4,5 theo tƣ tƣởng giải thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra

và tiến hành phát phiếu điều tra tại hai trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã Phúc Yên là trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng và trƣờng Tiểu học Nam Viêm.

Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng học sinh điều tra tại trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng và trƣờng Tiểu họcNam Viêm

STT Trƣờng Lớp 4 – số học sinh Lớp 5 – số học sinh

1 Tiểu học Hùng Vƣơng 4A3 – 32 học sinh 5A3 – 41 học sinh 2 Tiểu học Nam Viêm 4A2 – 32 học sinh 5A2 – 39 học sinh

2.1.4. Kết quả tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4,5 thông qua các bài tập Luyện từ và câu thông qua các bài tập Luyện từ và câu

Đối với việc dạy các loại bài tập về thực hành từ loại, theo chƣơng trình sách giáo khoa Tiếng Việt, hệ thống bài tập về từ loại bao gồm các dạng sau:

2.1.4.1. Dạng 1: xác định từ loại, tiểu loại trong câu, đoạn

 Lớp 4

Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau.

Nắng rạng rỡ trên nông trƣờng. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm nhƣ mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trƣờng , nhà ăn, nhà máy nghiền cói,… nở nụ cƣời tƣơi đỏ.

 Lớp 5

Xếp các từ trong đoạn trích vào bảng phân loại ở dưới.

Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt và mƣa ngây rả rích. Đây đó có bóng ngƣời đi thăm ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bƣớc trên con đƣờng lầy lội.

 Kết quả

Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng Tiểu học Nam Viêm

Lớp 4A3 5A3 4A2 5A2

Tổng số bài 32 41 32 39 Đúng SL 23 33 20 30 % 69,7 80,5 62,5 76,92 Sai SL 9 8 12 9 % 30,3 19,5 37,5 23,08

 Kết quả khảo sát cho thấy: + Số học sinh làm đúng:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 23/32 = 69,7% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 20/32 = 62,5% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 33/41 =80,5% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 30/39 = 76,92% + Số học sinh làm sai:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 9/32 = 30,3% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 12/32 = 37,5% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 8/41 =19,5% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 9/39 = 23,08% + Cả hai lớp của Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng đều có tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng cao hơn so với Trƣờng Tiểu học Nam Viêm.

2.1.4.2. Dạng 2: Tìm từ theo từ loại

 Lớp 4

Viết tên các hoạt động em thường làm ở nhà và ở trường.Gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy.

 Lớp 5

Tìm danh từ số ít và danh từ số nhiều chỉ các bộ phận trên cơ thể người.

 Kết quả

Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng Tiểu học Nam Viêm

Lớp 4A3 5A3 4A2 5A2

Tổng số bài 32 41 32 39 Đúng SL 25 36 27 33 % 78,13 87,8 84,38 84,62 Sai SL 7 5 4 6 % 21,87 12,2 15,62 15,38

 Kết quả khảo sát cho thấy: + Số học sinh làm đúng:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 25/32 = 78,13% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 27/32 = 84,38% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 36/41 =87,8% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 33/39 = 84,62% + Số học sinh làm sai:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 7/32 = 21,87% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 4/32 = 15,62% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 5/41 =12,2% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 6/39 = 15,38% + Lớp 4A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng có tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng thấp hơn so với lớp 4A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm. Tuy

nhiên, lớp 5A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng lại có tỉ lệ phần số học sinh làm đúng cao hơn lớp 5A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm.

2.1.4.3. Dạng 3: Điền từ loại vào chỗ trống

 Lớp 4

Tìm tính từ thích hợp (thơm, béo, ngọt, già) điền vào các ô trống dưới đây.

Sầu riêng … mùi … của mít chín quyện với hƣơng bƣởi, … cái … của trứng gà, … cái vị của mật ong … hạn.

 Lớp 5

Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu: nhưng, còn, và, hay, nhờ.

a, Chỉba tháng sau, … siêng năng, cần củ, cậu vƣợt lên đầu lớp. b, Ông tôi đã già … không một ngày nào ông quên ra vƣờn. c, Tấm rất chăm chỉ … Cám thì lƣời biếng.

d, Mình cầm lái … cậu cầm lái? e, Mây tan … mƣa tạnh dần.

 Kết quả

Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng Tiểu học Nam Viêm

Lớp 4A3 5A3 4A2 5A2

Tổng số bài 32 41 32 39 Đúng SL 24 37 24 29 % 75 90,24 75 74,36 Sai SL 8 4 8 10 % 25 9,76 25 25,64

 Kết quả khảo sát cho thấy: + Số học sinh làm đúng:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 24/32 = 75% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 24/32 = 75% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 37/41 =90,24% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 29/39 = 74,36% + Số học sinh làm sai:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 8/32 = 25% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 8/32 = 25% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 4/41 =9,76% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 10/39 = 25,64% + Lớp 4A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng và lớp 4A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm có tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng bằng nhau. Tuy nhiên, lớp 5A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng lại có tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng cao hơn hẳn so với lớp 5A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm.

2.1.4.4. Dạng 4: Dùng từ loại đặt câu, viết đoạn

 Lớp 4

Hãy đặt câu với các danh từ sau đây: dòng sông, ngôi nhà, quyển vở.

 Lớp 5

Em hãy đặt hai câu với mỗi từ sau đây: tôi, hắn, chúng tôi. Trong đó, chức vụ của mỗi từ đã cho trong các câu không giống nhau.

 Kết quả

Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng Tiểu học Nam Viêm

Lớp 4A3 5A3 4A2 5A2

Tổng số bài 32 41 32 39

Đúng % 87,5 60,98 78,13 76,92

Sai

SL 4 16 7 9

% 12,5 39,02 21,87 23,08

 Kết quả khảo sát cho thấy: + Số học sinh làm đúng:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 28/32 = 87,5% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 25/32 = 78,13% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 25/41 = 60,98% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 30/39 = 76,92% + Số học sinh làm sai:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 4/32 = 12,5% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 7/32 = 21,87% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 16/41 = 39,02% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 9/39 = 23,08% + Lớp 4A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng có tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng cao hơn so với lớp 4A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm. Tuy nhiên, lớp 5A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng lại có tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng thấp hơn nhiều so với lớp 5A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm. Tỉ sốgiữa số học sinh làm sai và số học sinh làm đúng của lớp 5A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng là 16/25. Nhƣ vậy, số học sinh làm sai khá nhiều.

2.1.4.5. Dạng 5: Thay thế danh từ bằng đại từ

 Lớp 4

Trong chƣơng trình Luyện từ và câu lớp 4, học sinh mới chỉ đƣợc làm quen với ba loại từ loại cơ bản của tiếng Việt (danh từ, động từ, tính từ).Lên

đến lớp 5, học sinh mới đƣợc làm quen với đại từ nên dạng bài tập này chỉ có ở lớp 5.

 Lớp 5

Dùng đại từ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong câu chuyện sau.

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà.Một cái khe hở hiện ra.Chuột chui qua khe cửa và tìm đƣợc rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn quá nhiều, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đƣờng chạy về ổ, nhƣng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở đƣợc.

Kết quả

Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng Tiểu học Nam Viêm

Lớp 5A3 5A2 Tổng số bài 41 39 Đúng SL 27 26 % 65,85 66,67 Sai SL 14 13 % 34,15 33,33

 Kết quả khảo sát cho thấy: + Số học sinh làm đúng:

Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 27/41 = 65,85% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 26/39 = 66,67% + Số học sinh làm sai:

Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 13/39 = 33,33% + Tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng ở lớp 5A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm cao hơn so với lớp 5A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng nhƣng sự chênh lệch không lớn. Tuy nhiên, tỉ số giữa số học sinh làm sai và số học sinh làm đúng ở cả hai trƣờng khá cao: Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng là 14/27, Trƣờng Tiểu học Nam Viêm là 13/26.

2.1.4.6. Dạng 6: Chữa lỗi sử dụng từ loại

Lớp 4

Em hãy tìm từ dùng sai trong các câu sau?Từ dùng sau là danh từ, động từ hay tính từ?

Em thân thƣơng bạn Linh.

 Lớp 5

Tìm lỗi sai trong cách câu dưới đây và sửa lại cho đúng.

a, Bạn vân đang nấu cơm nƣớc. b, Mẹ cháu vừa đi chợ búa.

c, Em có một ngƣời bạn bè rất thân.

 Kết quả

Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng Tiểu học Nam Viêm

Lớp 4A3 5A3 4A2 5A2

Tổng số bài 32 41 32 39 Đúng SL 19 24 20 21 % 59,38 58,54 62,5 53,85 Sai SL 13 17 12 18 % 40,62 41,46 37,5 46,15

 Kết quả khảo sát cho thấy: + Số học sinh làm đúng:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 19/32 = 59,38% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 20/32 = 62,5% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 24/41 = 58,54% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 21/39 = 53,85% + Số học sinh làm sai:

Lớp 4A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 13/32 = 40,62% Lớp 4A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 17/32 = 41,46% Lớp 5A3 (Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng): 16/41 = 37,5% Lớp 5A2 (Trƣờng Tiểu học Nam Viêm): 18/39 = 46,15% + Tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng của lớp 4A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng thấp hơn so với lớp 4A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm. Nhƣng, lớp 5A3 Trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng lại có tỉ lệ phần trăm số học sinh làm đúng cao hơn so với lớp 5A2 Trƣờng Tiểu học Nam Viêm. Tuy nhiên, ở cả bốn lớp, tỉ số giữa số học sinh làm sai và số học sinh làm đúng đều cao.

2.1.5. Nguyên nhân mắc lỗi khi xác định từ loại của học sinh

Phân môn Luyện từ và câu tạo cho học sinh môi trƣờng giao tiếp để học sinh mở rộng vốn từ có định hƣớng, trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp thƣờng gặp.Từ đó nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh.Giáo viên là một trong ba nhân tố cần đƣợc xem xét của quá trình dạy học Luyện từ và câu, là nhân tố quyết định sựthành công của quá trình dạy học này. Khi tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4,5 qua các bài tập Luyện từ và câu, chúng tôi thấy:

Phân môn Luyện từ và câu là phần kiến thức khó trong khi hƣớng dẫn học sinh nắm đƣợc yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến

tâm lý giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn. Một số ít chƣa chịu đầu tƣ thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phƣơng pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.

Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, hầu nhƣ ít sáng tạo, chƣa thu hút lôi cuốn học sinh.

Nhiều giáo viên chƣa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về tiếng Việt.

Thực tế trong dạy học hiện nay rất tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy sao cho có hiệu quả nhất ở môn học. Đồng thời là tiền đề trong việc phát triển bồi dƣỡng những em có năng khiếu.Nhƣng kết quả giảng dạy và hiệu quả còn bộc lộkhông ít những hạn chế.

Nhiều giáo viên còn chƣa nắm rõ đƣợc cách giảng dạy phần danh từ, động từ, tính từ. Đây là một mảng kiến thức tƣơng đối phức tạp không chỉ với học sinh mà với cả giáo viên trong lĩnh vực chuyên sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp thụ của các đối tƣợng học sinh khá giỏi.

Bên cạnh đó, về phía học sinh cũng có những hạn chế nhất định dẫn đến việc mắc lỗi khi xác định từ loại:

Phần lớn học sinh chƣa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn Luyện từ và câu nên chƣa dành thời gian thích đáng để học môn này.

Nhiều học sinh chƣa nắm rõ khái niệm của từ, câu...Từ đó dẫn đến việc nhận diện phân loại, xác định hƣớng làm bài lệch lạc. Việc xác định còn nhầm lẫn nhiều.

Học sinh chƣa có thói quen phân tích dữ kiện của đầu bài, thƣờng hay bỏsót, làm sai hoặc không làm hết yêu cầu của đề bài.

Qua tìm hiểu cho thấy có rất nhiều học sinh chƣa nắm đƣợc phần từ loại, chƣa có sự tích cực với phần từ loại. Do học sinh không có hứng thú học phân môn này, các em đều cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”.

Thực tế cho thấy nhiều học sinh khi hỏi đến lý thuyết thì trả lời rất trôi chảy, chính xác, nhƣng khi làm bài tập thực hành thì lúng túng và làm bài không đạt yêu cầu. Điều đó thể hiện học sinh nắm kiến thức một cách máy móc, thụ độngvà tỏ ra yếu kém thiếu chắc chắn.

2.2. Các biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại cho học sinh lớp 4, 5

2.2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao khả năng xác định từ loại của học sinh

Trong môn Tiếng Việt, nội dung phần từ loạiđƣợc đƣa vào giảng dạy trong phân môn Luyện từ và câu. Đây là một mảng kiến thức tƣơng đối phức tạp không chỉ với học sinh mà với cả giáo viên trong lĩnh vực chuyên sâu.Để học sinh nắm vững kiến thức về từ, tạo nền tảng cho việcphát triển và sử dụng ngôn ngữ ngày một phong phú, thì việc giảng dạy nội dung từ loại là một vấn đề quan trọng.

Tuy nhiên, khi giảng dạy nội dung từ loại, giáo viên phải đảm bảo các nguyên tắc chung, qui trình thiết kế bài giảng và các yêu cầu về nội dung, hình thức, tính sƣ phạm, hiệu quả tiết dạy. Những năm gần đây, giáo viên ở các Tiểu học đã có những tiến bộ nhất định trong viêc đổi mới phƣơng pháp dạy học Luyện từ và câu. Giáo viên đã quan tâm đến việc tạo không khí học tập sôi nổi trong tiết học bằng hình thức đƣa ra nhiều câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời, nhƣng bức tranh chung về dạy học Luyện từ và câu hiện nay vẫn là: phổ biến trong cách dạy vẫn là thuyết trình, liệt kê kiến thức. Học sinh thụ động và có rất ít cơ hội để tự xây dựng nên kiến thức của mình. Trong giờ học Luyện từ và câu có hiện tƣợng “nhàm chán”. Học sinh tỏ ra không quan tâm nhiều đến nội dung bài học dẫn đến hiệu quả bài học chƣa cao. Vì vậy, tiếp tục đổi mới có hiệu quả phƣơng pháp dạy học Luyện từ và câu nói chung và

phƣơng pháp dạy học các bài tập về từ loại nói riêng là vấn đề mà nhà trƣờng và giáo viên cần quan tâm.

Khi sử dụng các phƣơng pháp trong dạy học Luyện từ và câu nói chung và các bài tập về từ loại nói riêng, ngƣời giáo viên cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau:

Phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức của bài học để lựa chọn phƣơng pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu khả năng xác định từ loại của học sinh lớp 4, 5 thông qua các bài tập luyện từ và câu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)