Phân tích theo ngành nghề

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 65)

4.2.3.1 Doanh số cho vay

Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế để biết nhu cầu vay vốn của từng nhóm doanh nghiệp được đáp ứng như thế nào vì các ngành này cũng đã góp phần không nhỏ vào thu nhập của Ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán.

Doanh số cho vay theo ngành Công-Nông nghiệp

Doanh số cho vay trong ngành Công-Nông nghiệp của OceanBank Cần Thơ qua 3 năm đều tăng. Năm 2012 ngành này tăng 42,56% tương đương tăng 35.412 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân một phần là do cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được hoàn thiện, nên người dân có nhu cầu vay vốn để tăng cường mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó ngành công nghiệp được Chính phủ hỗ trợ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp được ưu đãi gia hạn nộp thuế đồng thời được hưởng lãi suất ưu đãi nhờ các quy định hạ lãi suất tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất. Chính điều đó làm cho doanh số cho vay tăng trong khoảng thời gian này.

Sang năm 2013 doanh số cho vay ngành này tiếp tục tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn là do trong thời gian này lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn ngoài việc ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài còn bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu dẫn đến chi phí sản xuất tăng trong khi đó người tiêu dùng giảm chi tiêu, dẫn nhu cầu về vốn của lĩnh vực này cũng giảm. Đối với 6/2014 doanh số cho vay này cũng tăng so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu là do tình hình kinh tế của TPCT ngày càng phát triển nên nhu cầu nhà ở, xây dựng cơ sở vật chất phục người dân ngày càng tăng lên nên nhu cầu vốn tănglàm cho doanh số cho vay tăng.

50

Bảng 4.4: Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của OceanBank Cần Thơ từ 2011-6/2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Chênh lệch 6T2014/6T2013

2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 480.909 702.658 844.210 546.549 688.861 221.749 46,11 141.552 20,15 142.312 26,04

Công-Nông nghiệp 83.197 118.609 133.433 97.832 115.109 35.412 42,56 14.824 12,50 17.277 17,66 TM-DV 392.422 576.180 701.824 442.158 564.866 183.758 46,83 125.644 21,81 122.708 27,75 Ngành khác 5.290 7.869 8.953 6.559 8.886 2.579 48,75 1.084 13,78 2.327 35,48 Doanh số thu nợ 342.180 663.092 769.674 520.691 602.141 320.912 93,78 106.582 16,07 81.450 15,64 Công-Nông nghiệp 57.635 112.976 125.315 92.569 98.179 55.341 96,02 12.339 10,92 5.610 6,06 TM-DV 280.708 542.913 635.718 421.789 496.219 262.205 93,41 92.805 17,09 74.430 17,64 Ngành khác 3.837 7.203 8.641 6.333 7.743 3.366 87,77 1.438 19,96 1.410 22,26 Dư nợ 139.589 179.155 253.691 205.013 340.411 39.566 28,34 74.536 41,60 135.398 66,04 Công-Nông nghiệp 25.708 31.341 39.459 36.604 56.389 5.633 21,19 8.118 25,90 19.785 54,05 TM-DV 112.415 145.682 211.788 166.051 280.435 33.267 29,59 66.106 45,38 114.384 68,88 Ngành khác 1.466 2.132 2.444 2.358 3.587 666 45,43 312 14,63 1.229 52,12 Nợ xấu - 2.213 4.176 2.764 3.876 2.213 X 1.963 88,70 1.112 40,23 Công-Nông nghiệp - 411 807 542 769 411 X 396 96,35 227 41,88 TM-DV - 1.772 3.311 2.189 3.058 1.772 X 1.539 86,85 869 39,70 Ngành khác - 29 58 33 48 29 X 29 100 15 45,45

51

Doanh số cho vay theo ngành thương mại-dịch vụ (TMDV)

Là ngành chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) trong cơ cấu doanh số cho vay của Ngân hàng.Cho thấy đây là ngành chủ lực trong khai thác thị trường doanh nghiệp của Ngân hàng. Và ngành này có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay này đạt 576.180 triệu đồng tăng 46,83% tương đương 183.758 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng cao 21,81% so với năm 2012. Sang 6/2014 doanh số cho vay này tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế đang dần hồi phục sau những khó khăn trước đây và TPCT đã đưa ra cơ chế chính sách đầu tư phát triển thương mại-dịch vụ, phát triển khu công nghiệp, du lịch, chợ, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh đầu tư vào địa bàn TPCT, các công ty TNHH thương mại-dịch vụ, doanh nghiệp tư nhân cũng bắt đầu phát triển nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu cho cuộc sống hiện đại. Vì vậy, vốn đầu tư vào các ngành này cũng gia tăng dần qua các năm, thêm vào đó là do Ngân hàng tích cực tìm kiếm khách hàng mới, vì cho vay khách hàng thuộc ngành này thường có vòng quay vốn nhanh, Ngân hàng dễ thu hồi vốn tốt và liên tục vì thế Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao cho vay đối với ngành này. Chính những lý do đó làm cho doanh số cho vay ngành này tăng.

Doanh số cho vay ngành khác

Ngoài ra, những ngành thuộc vào ngành khác bao gồm vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc,…Ngành này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 chỉ số này tăng 48,75% tương đương 2.579 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 doanh số cho vay ngành này tăng 13,78% so với năm 2012. Và 6/2014 chỉ số này tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Là do, các công ty vay nợ ở các loại hình này hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả, thêm vào đó là nhu cầu đời sống của người dân đã bắt đầu quan tâm chăm sóc cuộc sống của mình hơn. Nắm được tình hình trên Ngân hàng đã tiếp tục cho vay và từ đó doanh số cho vay tăng liên tục.

4.2.3.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ theo ngành Công-Nông nghiệp

Doanh số thu hồi nợ trong ngành Công-Nông nghiệp của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2012 chỉ tiêu tăng 96,02% tương đương 55.341 triệu đồng so với năm 2011 là do lạm phát được kiềm chế và nhờ vào sự hỗ

52

trợ giảm lãi suất các doanh nghiệp có thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đến năm 2013 doanh số thu nợ này tăng với tốc độ chậm hơn chỉ tăng 10,92% so với năm 2012 là do ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn giá cả đầu vào gia tăng, đầu ra bị siết chặt, thêm vào đó ngành nông nghiệp với thiên tai, dịch bệnh xảy ra nên khả năng trả nợ của người dân cũng giảm nhiều, chính những lý do đó làm cho tốc độ thu hồi nợ giảm. Đối với 6/2014 doanh số thu hồi nợ ngành này tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Có được sự gia tăng này một phần do doanh số cho vay tăng kéo theo thu nợ cũng gia tăng, bên cạnh đó còn do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được quản lý khá chặt chẽ thêm vào đó là do thiện chí trả nợ của khách hàng vì nếu khách hàng không có thiện chí trả nợ thì công tác thu hồi nợ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, mà doanh số thu hồi nợ trong lĩnh vực này tăng lên qua từng giai đoạn.

Doanh số thu nợ theo ngành Thương mại-dịch vụ

Ngành này cũng có xu hướng tăng giống như ngành Công-Nông nghiệp tăng qua các năm. Năm 2012 chỉ tiêu này đạt 542.913 triệu đồng tăng 262.205 triệu đồng tương đương 93,41% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ này tăng 17,09% so với năm 2012. Đến 6/2014 chỉ tiêu này tiếp tục gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Vì đây là lĩnh vực đang được chú ý phát triển nhất và cũng đạt hiệu quả cao. Hoạt động của các loại hình thương mại-dịch vụ đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu sản xuất và kinh doanh của cá nhân, gia đình cũng như các doanh nghiệp. Do đó TPCT ngày càng chú trọng phát triển về TMDV chính vì thế Ngân hàng cũng rất quan tâm về lĩnh vực này. Vì vậy công tác thu hồi nợ đối với lĩnh vực này luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng thường xuyên nhắc nhở đôn đốc khách hàng đối với những khoản vay sắp đến hạn thu hồi, và kiên quyết xử lý đối với khoản vay quá hạn. Chính vì vậy, mà doanh số thu hồi nợ liên tục tăng qua các năm.

Doanh số thu nợ ngành khác

Bên cạnh đó doanh số thu nợ đối với ngành khác cũng gia tăng. Cụ thể, năm 2012 chỉ tiêu này tăng 87,77% so với năm 2011. Năm 2013 doanh số thu nợ này tăng 19,96% so với năm 2012 là do nhiều món vay cho mục đích tiêu dùng đã đến hạn thu hồi về trong thời gian này và do cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt thu hồi nợ nhằm tránh tình trạng nợ xấu làm giảm chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Đến 6/2014 doanh số thu nợ này tăng so với cùng kỳ năm trước. Do kinh tế chuyển biến tốt, mức sống của người dân được nâng lên, doanh nghiệp làm ăn có lời có tiền chi trả các khoản vay đến hạn vì vậy mà việc thu hồi nợ tương đối thuận lợi.

53

4.2.3.3 Tình hình dư nợ

Dư nợ đối với ngành Công-Nông nghiệp

Năm 2012 dư nợ này là 31.341 triệu đồng tăng 5.633 triệu đồng tương đương 21,19% so với năm 2011. Năm 2013 chỉ số này tiếp tục tăng lên 25,90% so với năm 2012. Đến 6/2014 doanh số thu nợ này cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Là do lĩnh vực này tiếp tục hoạt động có hiệu quả, nhu cầu vay vốn để tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh tăng cao và Ngân hàng đánh giá tình hình thu nợ đối với ngành này tốt nên Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này, thêm vào đó là do Ngân hàng nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp này để không giải thể, phá sản theo chỉ thị của chính phủ nên Ngân hàng đưa ra nhiều biện pháp để hổ trợ vốn cho lĩnh vực ngành này. Vì lý do đó doanh số cho vay tăng trong thời gian này nên dư nợ cũng gia tăng.

Dư nợ đối với ngành Thương mại-dịch vụ

Tình hình dư nợ đối với ngành này cũng tăng theo qua các năm. Cụ thể, năm 2012 chỉ tiêu này tăng 29,59% tương đương tăng 33.267 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ này tiếp tục tăng 45,38% so với năm 2012. Đến 6/2014 dư nợ cũng tăng cao so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tốc độ tăng của doanh số cho vay tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ, do Ngân hàng đẩy mạnh cho vay đối với ngành này, bằng những chính sách khuyến khích ưu tiên phát triển ngành thương mại- dịch vụ của TPCT, thêm vào đó sản xuất kinh doanh của lĩnh vực này đạt nhiều thuận lợi và Ngân hàng có thể tăng cường thu nợ nên Ngân hàng tăng doanh số cho vay đối với ngành này kéo theo dư nợ trong ngành này tăng.

Dư nợ đối với ngành khác

Năm 2012 dư nợ đối với nhóm ngành này là 2.132 triệu đồng tăng 45,43% tương đương 666 triệu đồng. Năm 2013 chỉ tiêu này tăng 14,63% so với năm 2012. Đến 6/2014 dư nợ này vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do nhu cầu vay vốn của ngành này vẫn cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xây dựng nhà cửa của người dân tăng cao làm dư nợ tăng. Nhìn chung sự tăng trưởng này là điều đáng mừng vì nó chứng tỏ Ngân hàng đã và đang không ngừng đa dạng hóa đối tượng đầu tư, mở rộng thị phần, lựa chọn khách hàng uy tín, có năng lực tài chính, thu hút thêm khách hàng mới nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

54

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 65)