DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG TƯƠNG LAI
- Phương hướng phát triển chung của Oceanbank
Phương hướng phát triển của Oceanbank giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn đấu trở thành 1 trong 10 Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, là Ngân hàng chính cho ngành công nghiệp dầu khí và nhiều ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2015. Oceanbank đã đưa ra kế hoạch phát triển của mình.
29
Mở rộng mạng lưới trên khắp đất nước, đặc biệt là các thị trường mục tiêu. Hoàn thiện các sản phẩm hiện có, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghệp, hiệu quả, các quy trình nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế tốt nhất. Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế.
Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng tín dụng.
Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư, doanh nghiệp và hộ sản xuất.
Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc.
Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng định vị thế trong lĩnh vực kinh doanh vốn và thị trường tiền tệ tại thị trường Việt Nam.
- Định hướng phát triển của Oceanbank Cần Thơ
Tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng hoạt động của Ngân hàng, lấy chất lượng hiệu quả làm mục tiêu hàng đầutrong chiến lược phát triển của chi nhánh. Phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, tăng cường kiểm soát và hạn chế phát sinh nợ xấu.
Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng với nhóm khách hàng mục tiêu của Ngân hàng là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường quản lý rủi ro, đề ra những biện pháp xử lý và thu hồi nợ có hiệu quả hơn nữa.
Duy trì quan hệ với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tập trung cho vay hỗ trợ xuất khẩu vì đây là thế mạnh của địa phương như: thủy sản, lương thực. Đối với doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng cường công tác huy động vốn. Đáp ứng tối đa cho các dự án đầu tư vào thành phố Cần Thơ góp phần hoàn thiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
4.1.1 Khái quát tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, không những giúp cho Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, hộ gia đình nói riêng và nền kinh tế nói chung. Hơn thế nữa một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, vì hoạt động tín dụng của Ngân hàng gắn liền với công tác huy động vốn việc huy động vốn có hiệu quả thì công tác sử dụng vốn mới thuận lợi.
Và vốn của Ngân hàng Đại Dương chi nhánh Cần Thơ bao gồm nhiều bộ phận như vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, các khoản nợ và các qũy trong đó mỗi khoản mục nguồn vốn của Ngân hàng điều có chi phí sử dụng khác nhau. Vì thế Ngân hàng cần quan tâm đánh giá chính xác từng khoản mục nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn trong từng giai đoạn.Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là vốn huy động từ các dân cư, tổ chức kinh tế và vốn từ hội sở.
Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ OceanBank Cần Thơ
Hình 3.4: Tình hình vốn huy động, vốn điều chuyển Ngân hàng OceanBank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng năm 2014
144375 179942 289298 194664 313160 635 773 97281 51618 126717 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014
Triệu đồng
31
Nhìn vào hình 3.4 ta thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 35.567 triệu đồng với tốc độ tăng là 24,64% so với 2011.Sang 2013, vốn huy động đạt 289.298 triệu đồng tăng 65,77% tương ứng 109.356 triệu đồng so với năm 2012. Kết quả này cho thấy rằng Ngân hàng luôn chủ động và không ngừng đẩy mạnh công tác tạo lập vốn để hạn chế phụ thuộc vào vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Đến 6T/2014 vốn huy động tăng cao so với 6T/2013 với tốc độ tăng là 60,87% do Ngân hàng đã thực hiện chính sách huy động vốn một cách hiệu quả, phù hợp trong từng giai đoạn, đưa ra những hình thức khuyến mãi, dự thưởng hấp dẫn thu hút khách hàng, điều chỉnh lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động vốn, nhờ vậy Ngân hàng đã thu hút thêm nhiều khách hàng mới nên nguồn vốn tăng qua từng năm.
Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà Ngân hàng điều chuyển từ hội sở xuống khi Ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng. Thông qua hình 3.4 ta thấy nguồn vốn này tăng dần qua các năm nhưng tăng cao vào năm 2013 và 6T/2014 là do khoản thời gian này tình hình kinh tế tương đối ổn định nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân tăng nhanh để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng và với mức tăng nhanh hơn mức tăng của vốn huy động. Điều đó cho thấy mặc dù công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả thu hút được ngày càng nhiều vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Để có thể đáp ứng được nhu cầu vốn tăng cao đó nên Ngân hàng phải tăng lượng vốn từ hội sở xuống trong thời gian này. Tuy nhiên việc gia tăng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở xuống ,điều này sẽ làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm vì chi phí từ nguồn vốn này cao hơn chi phí huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Vì vậy Ngân hàng cần có thêm nhiều biện pháp trong công tác huy động vốn để hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.
4.1.2 Đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng
Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã chủ động huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau, nhưng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu chiếm khoản 90% chính là vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Do đó, việc tìm hiểu về nguồn vốn này là vô cùng cần thiết, để từ đó có cái nhìn tổng quan về thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng. Kết quả về tình hình huy động vốn của Ngân hàng được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
32
Bảng 4.1: Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng Đại Dương chi nhánh Cần Thơ 6T/2013-6T/2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/102 Chênh lệch 6T2014/6T2013
2011 2012 2013 6/2013 6/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi của TCKT 82.346 79.015 143.964 93.576 142.858 -3.331 -4,05 64.949 82,20 49.282 52,67
Tiền gửi của dân cư 62.029 100.927 154.333 101.088 170.302 38.898 62,71 53.406 52,92 69.214 68,50
Vốn huy động 144.375 179.942 298.297 194.664 313.160 35.567 24,64 118.355 65,77 118.496 60,87
33
Tiền gửi của tổ chức kinh tế: Thông qua bảng số liệu 4.3 ta thấy tiền gửi
của TCKT không ổn định trong thời gian qua. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào không vì mục đích nhận lãi suất, chỉ nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và giao dịch của khách hàng. Cụ thể năm 2012 giảm 3.331 triệu đồng tương ứng giảm 4,05% so với năm 2011 là do nền kinh tế vẫn còn trong tình trạng khó khăn, tổng cầu suy giảm dẫn đến doanh nghiệp không bán được hàng, hàng tồn kho cao, dẫn đến nguồn vốn hạn chế nên khả năng đầu tư và thanh toán của các doanh nghiệp giảm. Tuy nhiên sang năm 2013 khoản mục này tăng cụ thể tăng 82,20% tương đương 64,949 triệu đồng. Đối với 6T/2014 so với 6 tháng cùng kỳ năm trước khoản tiền gửi này có sự tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng 52,67%. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế dần đi vào quỷ đạo nên có nhiều doanh nghiệp thành lập dẫn đến nhu cầu thanh toán lẫn nhau cũng tăng lên, thêm vào đó Ngân hàng không ngừng nổ lực tuyên truyền quảng bá sản phẩm dịch vụ tiện ích này đến các doanh nghiệp, nên đã góp phần làm tăng khoản mục tiền gửi này.
Tiền gửi của dân cư: Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân
hàng huy động từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đa phần gửi vào vì mục đích sinh lời. Nguồn vốn này khá ổn định nên thường là nguồn vốn chính cho nghiệp vụ tín dụng. Ta thấy năm 2012, khoản mục này đạt 100.972 triệu đồng, tăng 38.898 triệu đồng tương đương tăng 62,71%. Nguyên nhân là do trong năm 2012 thông tin lãi suất huy động đã được dự báo giảm đầu năm nên nhiều người dân mang tiền gửi tại Ngân hàng thêm vào đó là Ngân hàng đã áp dụng các mức lãi suất hấp dẫn, tăng khả năng linh hoạt đối với tiền gửi của khách hàng nên thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Sang năm 2013 đến 6T/ 2014 khoản tiền gửi này tiếp tục tăng trưởng nhanh trong 6 tháng đầu năm 2014 khoản mục này tăng 68,50% cao hơn so với cùng kỳ năm trước là do trong khoản thời gian này điều kiện sản xuất kinh doanh của dân cư đạt hiệu quả hơn mang lại thu nhập nhiều hơn cho họ nên nhu cầu tiết kiệm cũng gia tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng luôn chủ động đa dạng hóa hình thức cũng như biện pháp huy động về thời gian và lãi suất để thu hút khách hàng, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, phong cách phục vụ ân cần chu đáo tạo lòng tin uy tín đối với khách hàng, chính điều đó đã mạng lại những thành công trong công tác huy động khoản mục tiền gửi này.
Qua những phân tích trên ta thấy tình hình nguồn vốn luôn chuyển biến tích cực theo chiều hướng tăng. Điều đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng hiệu quả, từ đó Ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn của mình trong kinh doanh đây là yếu tố rất quan trọng giúp Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả. Đồng thời qua đó cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày
34
càng cao nên thu hút được lượng tiền nhàn rỗi từ phía khách hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không nên chủ quan mà cần phát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của mình trong công tác huy động vốn, do đây là nguồn vốn có chi phí thấp hơn nguồn vốn điều chuyển nên sử dụng nguồn vốn này kinh doanh sẽ mang về lợi nhuận nhiều hơn cho Ngân hàng. Để thu hút được nguồn vốn là vấn đề hết sức khó khăn bởi lẽ Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gây gắt của các NHTM khác trên địa bàn. Điều này đòi hỏi các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng phải phát huy tinh thần sáng tạo của mình để góp phần đa dạng hóa hình thức hoạt động và đưa ra các chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế, vì đây là nguồn tiền tương đối ổn định ít rủi ro.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
Ngoài việc huy động vốn để được đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng thì tín dụng là một nghiệp vụ không kém phần quan trọng, nó giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và Ngân hàng OceanBank nói riêng. Nó mang lại trên 70% thu nhập cho Ngân hàng, nó quyết định sự tồn tại của Ngân hàng. Trong thời gian qua trước sự tác động của nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan nên các chỉ tiêu tín dụng tại Ngân hàng có nhiều biến động. Để hiểu rõ hơn về tình hình diễn biến của một số chỉ tiêu tín dụng tại Ngân hàng OceanBank chi nhánh Cần thơ ta phân tích các phần sau:
4.2.1 Phân tích theo thời hạn
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Đây là chỉ tiêu tài chính thể hiện quy mô hoạt động tín dụng là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng sau khi huy động vốnlà một hoạt động không thể thiếu của Ngân hàng. Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng liên tục qua các năm cho thấy nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Qua bảng 4.4 trang 38 và hình 4.1tổng doanh số cho vay giai đoạn từ năm 2011-6/2014 nhìn chung chỉ tiêu này điều có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 702.658 triệu đồng tăng 46,11% so với năm 2011. Tiếp đến năm 2013 tăng 20,15% so với năm 2012. Đối với 6/2014 tăng 142.312 triệu đồng tương đương 26,04% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu vốn ngày càng tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân do NHNN đã nổ lực giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng biện pháp giảm lãi suất cho vay để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận
35
vốn, vì thế các doanh nghiệp tăng nhu cầu vay tại Ngân hàng, thêm vào đó do Ngân hàng thực hiện chủ chương của chính phủ trong việc hỗ trợ cho vay, nhằm giải quyết nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp, giảm số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Nguồn: Phòng kế toán – ngân quỹ OceanBank Cần Thơ
Hình 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn Ngân hàng OceanBank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng năm 2014
Doanh số cho vay ngắn hạn
Thông qua hình 4.1 ta thấy trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng thì khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn (luôn chiếm gần 70% trong tổng doanh số cho vay) cho thấy hoạt động tín dụng chủ yếu của Ngân hàng chính là cho vay ngắn hạn. Năm 2012 doanh số cho vay tăng 50,38% so với năm 2011. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tiếp tục tăng, cụ thểtăng 12,41% tương đương tăng 68.538 triệu đồng so với năm 2012 là do sự thay đổi chính sách tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước phát triển linh hoạt hoạt động tín dụng, giúp cho Ngân hàng ngày càng đáp ứng sâu rộng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, bên cạnh đó, vào năm 2013 lãi suất huy động tiếp tục giảm đã kéo theo lãi suất cho vay cũng giảm theo đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bắt đầu tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn. Đối với 6/2014 so với cùng kỳ năm trước có sự tăng trưởng mạnh về doanh số cho vay, tăng 93,638 triệu đồng tương đương tăng trưởng 24,17% là do việc lạm phát được kiềm chế hiệu quả đã góp phần giúp đời sống của người dân ngày được cải thiện nên họ bắt đầu
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014
Triệu đồng
Tổng DSCV DSCV-NH DSCV-TDH