Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 50 - 54)

Doanh số thu nợ của Ngân hàng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng, còn đối với dư nợ thì là kết quả của quá trình cho vay và thu nợ là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Qua đó ta thấy được nhu cầu vay vốn đầu tư của nền kinh tế và khả năng đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng, tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cũng như năng lực hoạt động của Ngân hàng.

40

Nguồn: Phòng kế toán – ngân qũy của OceanBank Cần Thơ

Hình 4.3: Tình hình dư nợ theo thời hạn của OceanBank Cần Thơ từ 2011-6/2014

Nhìn chung tổng dư nợ của Ngân hàng tăng điều qua các năm từ năm 2011 đến 6/2014. Cụ thể, năm 2012 dư nợ tăng 28,34% tương đương 39.566 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tăng với tốc độ tăng là 41,60% so với năm 2012. Đến 6/2014 dư nợ tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng gia tăng, cho thấy công tác cho vay của Ngân hàng có hiệu quả và Ngân hàng ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lòng khách hàng.

Dư nợ ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.3 ta thấy, dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Tình hình dư nợ của OceanBank tăng liên tục trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2012 dư nợ là 99.364 triệu đồng tăng 9,5% so với 2011. Đến năm 2013 tăng 12,95% so với năm 2012. Sang 6/2014 dư nợ tiếp tục tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân một phần do nợ tồn đọng năm trước và có chiều hướng chưa thu hồi được và thêm vào đó là do Ngân hàng đã mở rộng thị phần tín dụng trong cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ khách hàng có điều kiện kinh doanh buôn bán, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm gia tăng nhu cầu vốn lưu động của thành phần kinh tế, khi đó doanh số cho vay này tăng lên thì dư nợ cũng chiếm một tỷ lệ tương ứng.

Dư nợ trung-dài hạn 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

Triệu đồng

41

Năm 2012 dư nợ trung-dài hạn là 79.791 triệu đồng tăng 30.926 triệu đồng với tốc độ tăng 63,29% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do vẫn còn quá nhiều hợp đồng củ ở năm trước chưa đáo hạn vào năm này. Sang năm 2013 và 6/2014 dư nợ gia tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh số cho vay tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ là do tình hình kinh tế dần khôi phục, việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, nhu cầulớn mua tài sản cố định như máy móc thiết bị, vận tải mở rộng sản xuất kinh doanh gia tăng làm cho nhu cầu vốn tăng dẫn đến dư nợ tín dụng cũng tăng theo.

4.2.1.4 Nợ xấu

Trong hoạt động Ngân hàng chỉ tiêu này có ý nghĩa quyết định đối với việc đánh giá hiệu quả công tác tín dụng. Vì khi nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với khoản cho vay đó của Ngân hàng đã gặp rủi ro, vòng quay vốn chậm không được tái đầu tư, không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng và có khả năng mất cả vốn gốc và lãi. Và Ngân hàng cần nên quan tâm nhiều đến chỉ tiêu này và nếu muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì Ngân hàng tập trung chỉ đạo cán bộ tín dụng phải chọn lọc khách hàng tốt và biết khi nào thu hồi nợ được, để giảm tối đa tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất.

Nguồn: Phòng kế toán – ngân qũy OceanBank Cần Thơ

Hình 4.4: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của OceanBank Cần Thơ từ 2011-6/2014 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014

Triệu đồng

42

Qua bảng số liệu 4.4 và hình 4.4 ta thấy nợ xấu năm 2011 không có phát sinh vì Ngân hàng được thành lập vào cuối năm 2010 các khoản vay chưa đến kỳ hạn, và cũng một phần là do công tác thu hồi nợ năm này tốt nên không có nợ xấu. Sang năm 2012 tổng nợ xấu của Ngân hàng là 2.213 triệu đồng, năm 2013 nợ xấu là 4.176 triệu đồng tăng 1.963 triệu đồng so với năm 2012. Đối với 6/2014 thì chỉ tiêu này tăng 40,23% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, việc kinh doanh khó khăn, tồn động lượng hàng tồn kho lớn nên các doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ. Do đó, Ngân hàng cần phải chặt chẽ hơn trong công tác thẩm định và thu hồi nợ, vì nợ xấu tăng sẽ làm khả năng thanh khoản của Ngân hàng giảm.

Nợ xấu ngắn hạn

Qua bảng số liệu nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2013 tăng 1.586 triệu đồng với tốc độ tăng là 90,16% so với năm 2012 là do sự suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước và tổng cầu chưa tăng khiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp tương đối khó khăn dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ làm tăng nợ xấu của Ngân hàng. Đối 6/2014 nợ xấu ngắn hạn là 3.147 triệu đồng tăng 40,37% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do dư nợ tăng nhiều trong khoản thời gian này và đương nhiên đối với khoản cho vay nhiều bên cạnh thu được lợi nhuận cao cũng sẽ chứa đựng nhiều rủi ro. Thêm vào đó nhiều doanh nghiệp vay vốn với số lượng lớn thời hạn vay là ngắn hạn nhưng kinh doanh lại không hiệu quả quá thời hạn không trả được nợ. Một phần là do số lượng cán bộ tín dụng ít, tuy cán bộ tín dụng có năng lực, tích cực trong công tác tín dụng nhưng vẫn không thể kiểm soát hết tất cả các khách hàng nên khi có sự cố xảy ra không thể xử lý kịp thời cũng làm cho nợ xấu Ngân hàng gia tăng.

Nợ xấu trung - dài hạn

Vì dư nợ trung-dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn nên nợ xấu của các khoản vay này thấp hơn nhiều so với nợ xấu ngắn hạn. Nợ xấu có xu hương gia tăng, năm 2012 nợ xấu trung-dài hạn là 454 triệu đồng, năm 2013 nợ xấu trung-dài hạn là 831 triệu đồng tăng 83,04% tương đương 377 triệu đồng so với năm 2012. Đến 6/2014 thì chỉ tiêu này cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, cụ thể tăng 207 triệu đồng tương đương tăng 39,67%.Một phần là do khoản cho vay trung dài hạn thường được trả nợ trong thời gian dài, lãi suất cao Ngân hàng khó quản lý tình hình sử dụng vốn của khách hàng, bên cạnh đó các khoản cho vay trung-dài hạn phần lớn là cho vay xây dựng, mua sắm tiêu dùng chỉ một phần nhỏ sản xuất nên không tạo được nguồn thu để trả

43

nợ khi đến hạn trả, thêm vào đó tình hình kinh tế chưa được cải thiện nhiều, hàng tồn kho vẫn tăng, sức mua còn yếu, nhiều doanh nghiệp vay vốn dài hạn làm ăn thua lỗ, dẫn đến phát sinh nợ xấu của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)