Mục tiêu 1: sửdụng phương pháp thống kê mô tả như so sánh số tương đối, số tuyệt đối, nhằm đánh giá và làm rõ thực trạng hiệu quảhoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 06/2014.
* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Y= Y1– Y0
Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau
Y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm tính so với số liệu của năm trước của chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm chỉ tiêu cần phân tích so với các chỉ tiêu gốc. Phương pháp này cho thấy mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty, hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Y= (Y1-Y0)*100/Y0 Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
Y: biểu diễn tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chi tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu.
Mục tiêu 2:sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm yếu, điểm mạnh của công ty cũng như là cơ hội và thách thức đối với công tytrong hoạt động xuất khẩu.
* Ma trận SWOT: ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: Chiến lược điểm mạnh –
cơ hội (SO); Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO); Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST); Chiến lược điểm yếu –nguy cơ(WT)
+ Chiến lược SO: là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ áp dụng các chiến lược SO. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắn vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe doạ quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
+ Chiến lược WO: là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản khai thác cơ hội này.
+ Chiến lược ST: là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài.
+ Chiến lược WT: là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe doạ từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe doạ bên ngoài và những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút nào. Trong thực tế một tổ chức như vậy phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương ChíTiến(2011, trang 166), Quản trị học
Hình 2.2 Ma trận SWOT
Những cơ hội
Liệt kê những cơ hội
Những đe doạ
Liệt kê những đe doạ
Những điểm mạnh Liệt kê những điểm mạnh Các chiến lược SO Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội Các chiến lược ST Vượt qua những bất trắc bằng tận dụng những điểm mạnh Những điểm yếu Liệt kê những điểm yếu Các chiến lược WO Hạn chế các điểm yếu để lợi dụng các cơ hội
Các chiến lược WT
Tối thiểu hoá các điểm yếu và tránh khỏi
Mục tiêu 3: sử dụng kết quả phân tích từ mục tiêu 1 và mục tiêu 2 kết hợp với phương pháp tổng hợp và suy luận để đề xuất giải pháp nhằm giúp công ty có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động xuất khẩu hơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀCÔNG TY TNHH KWONG LUNG MEKO