Trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài các sự hỗ trợ từ phía Nhà nước doanh nghiệp cũng cần phải tự mình thay đổi để bắt kịp với điều kiện của thị trường, tạo điều kiện cho mình tồn tại và phát triển, với công ty TNHH Kwong Lung Meko cũng vậy, công ty cần có nhiều hơncác sự thay đổi bên trong mình nữa.
Công ty cần liên tục theo dõi các biến động từ phía bên ngoài, thu thập và tổng hợp các thông tin cần thiết để chuẩn bị ứng biến trước các thay đổi của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh, công ty cần ổn định lại nguồn cung hạn chế sự phụ thuộc quá mức vì phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài cũng như việc thu mua lẻ tẻ quá nhiều, công ty cần thực hiện việc kiểm tra và cải tiến chất lượng sản phẩm thường xuyên,công tác đổi mới sản phẩm cũng rất cần thiết vì nhu cầu thay đổicủa thị trườnglà liên tục công ty cần bắt kịp sự thay đổi này.
Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú ý đến việc đào tạo nhân viên của mình, công ty cần phối hợp với công ty mẹ, nhờ công ty mẹ hỗ trợ trong việc này để phát huy tối đa năng suất của lao động cũng như là khai thác có hiệu quả hơn nguồn lực này. Thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí triệt để ở mỗi bộ phận để hạn chế tối đa các lãng phí làm giảm đi lợi nhuận.
Ngoài ra, việc thành lập bộ phận marketing đối với công ty là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh trạnh hiện nay, việc này giúp công ty hoạch định ra được các chiến lược để cạnh tranh với đối thủ, thu hút thêm khách hàng mới, hạn chế áp lực từ các chính sách vĩ mô ở các thị trường xuất khẩu của công ty và tạo được nguồn khách hàng trung thành. Công ty cũng cần thiết kế cho mình một website để thực hiện các giao dịch trực tuyến dễ dàng hơn thay cho cách giao dịch truyền thống (e-mail, điện thoại), ngoài ra các khách hàng tiềm năng sẽ dễ biết đến, tạo được liên kết với các doanh nghiệp cũng ngành trong nước hạn chế sự ép giá từ các khách hàng và cũng là kênh quản bá rất tốt cho mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ công thương Việt Nam. Trang web moit.gov.vn.
2. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2011. Quản trị học (trang 165). Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương.
Đại học Cần Thơ.
4. Quang Duẩn, 2012. Khẩn cấp dập dịch cúm gia cầm. http://www.thanhnien.com.vn. [Ngày truy cập: 03/10/2014].
5. Thư viện học liệu mở Việt Nam. Trang web voer.edu.vn.
6. Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. Huế: Nhà xuất bản Đại Học Huế.