2.3.1 Hiệu quả kinh doanh
2.3.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả: là sự đạt được một kết quả giống nhau nhưng sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất hoặc sử dụng giống nhau về nguồn lực nhưng cho kết quả tốt hơn(tiết kiệm)về mặt thời gian, công sức, chi phí. Điều này có nghĩa, một công việc được tiến hành bằng nhiều cách khác nhau nhưng cho ra cùng một kết quả như nhau, nếu cách nào hoàn thành sớm nhất, tiết kiệm nguồn lực nhất thì được xem là có hiệu quả hoặc cùng một nguồn lực nhưng tiến hành bằng nhiều cách khác nhau cách nào cho kết quả tối ưu nhất về mặt thời gian, nguồn lực thì được cho là có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh: là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
2.3.2 Phân loạihiệu quả kinh doanh
Trên thực tế, hiệu quả kinh doanh có rất nhiều loại, nhưng trên thực tế người ta thường chia thành các loại sau:
2.3.2.1 Hiệu quảdoanh nghiệp và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả doanh nghiệp: là việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá doanh thu từ hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Biểu hiện của hiệu quả doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được.
Sản xuất/thu mua hàng
Kiểm tra L/C Đóng gói, ghi ký mã hiệu cho hàng hoá Tập hợp các chứng từ và xin các giấy chứng nhận Ký kết hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm Làm thủ tục/khai báo
hải quan cho lô hàng
Giao hàng cho người vận tải
Gửi bộ chứng từ và L/C cho nhà nhập khẩu
Theo dõi quá trình vận chuyển
Hiệu quả kinh tế - xã hội: là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động, phát triển sản xuất, tích luỹ ngoại tệ, đổi mới cơ cấu kinhtế và tái phân phối lợi tức xã hội.
2.3.2.2 Hiệu quả chi phí tổng hợp và hiệu quả chi phí bộ phận
Hiệu quả chi phí tổng hợp: là hiệu quả doanh nghiệp mong muốn đạt được với lợi nhuận tối đa và chi phí tối thiểu. Biểu hiện của nó là việc tiết kiệm tối đa các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí máy móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất, chi phí sản xuất ngoài bằng cách tính toán và sử dụng, phân bổ hợp lý các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.
Hiệu quả chi phí bộ phận: là việc tối thiểu hoá các chi phí trong từng loại chi phí cụ thể được nhắc đến ở hiệu quả chí phí tổng hợp. Doanh nghiệp phải đánh giá tỉ mỉ từng loại chi phí đó để đạt được hiệu quả cao nhất, bởi vì mỗi loại chi phí kể trên đều có thể có rất nhiều loại chi phí phát sinh.
2.3.2.3 Hiệu quả tổng hợp và hiệu quảbộ phận
Hiệu quả tổng hợp: là hiệu quả kinh doanh tính cho phạm vi toàn doanh nghiệp thông qua tất cả các bộ phận của doanh nghiệp.
Hiệu quả bộ phận: là hiệu quả kinh doanh tính cho từng bộ phận của doanh nghiệp, từng hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và từng yếu tố sản xuất.
2.3.2.4 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối
Hiệu quả tuyệt đối: là hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh, từng thời kỳ kinh doanh của từng doanh nghiệp bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Nó được tính toán bằng công thức sau:
P = Tổng kết quả - Tổng chi phí
Hiệu quả tương đối: là hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất cho từng doanh nghiệp, trong từng thời kỳ kinh doanh cụ thể và được xác định bằng công thức sau:
H = Kết quả/Chi phí
Nếu phương án nào có P > 0 và H > 1 thì phương án đó có hiệu quả tốt, phương án nào có P, H lớn nhất thì đó là phương án tốt nhất đối với doanh nghiệp.
2.3.2.5 Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài
Hiệu quả trước mắt: là hiệu quả được xem xét trong thời gian ngắn, lợi ích chỉ mang tính tạm thời và doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được.
Hiệu quả lâu dài: là hiệu quả mang tính lâu dài được xem xét trong thời gian dài và cần có thời gian để đạt được.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần phải kết hợp được được cả hiệu quả trước mắt và cảhiệu quả lâu dài, để từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách ổn định và có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh. Không nên chỉ nhìn vào hiệu quả trước mắt không nhìn vào hiệu quả lâu dài sẽ làm mất đi uy tín của mình trên thương trường, cũng như nếu bỏ qua việc xem xét hiệu quả trước mắt sẽ làm mất đi cơ hội cho chính doanh nghiệp.
2.3.2.6 Hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp
Hiệu quả trực tiếp: là hiệu quả mang lại cho chính đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh như lợi nhuận của doanh nghiệp,...
Hiệu quả gián tiếp: là hiệu quả được thưa hưởng do một hoạt động kinh doanh khác mang lại như lợi nhuận nhận được từ hoạt động xuất khẩu của một ngành khác có liên quan, GDP,...
2.3.3 Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu: là việc sử dụng các nguồn lực của vào hoạt động xuất khẩu của một cách tốt nhất để thu lại kết quả tối ưu nhất như mong muốn. Tương tự như nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh, hiệu quả kinh doanh xuất khẩu cũng sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lýcủa doanh nghiệp nhưng chỉ ở bộ phận xuất khẩu, không dùng toàn bộ tổng thể như hiệu quả doanh nghiệp để phản ánh về hiệu quả mà hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mang lại.
Trên góc độ doanh nghiệp: là việc doanh nghiêp dùng trình độ quản lý của mình để sử dụng và phân bổ các nguồn lực bên trong doanh nghiệp một cách hợp lý để mang lại sự tối đa hoá lợi nhuận và sự tối thiểu hoá chi phí trong hoạt động xuất khẩu của mình.
Trên góc độ xã hội: là việc có thể đạt được khi tổng lợi ích xã hội nhận được từ việc xuất khẩu lớn hơn tổng lợi ích xã hội nhận được từ việc tiêu dùng của cùng một hàng hoá xuất khẩu, nghĩa là hoạt độngxuất khẩu góp phần làm nâng cao hiệu quả lao động xã hội, tăng chất lượng và tăng giá thành sản phẩm.
2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu đối với doanh nghiệp rất quan trọng, nó cho thấy được kết quả doanh nghiệp thu về đã đạt được hiệu quả hay chưa, làm rõ các điểm tích cực và tiêu cực trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp từ đó đề ra hướng nâng cao hay khắc phục các điểm đó giúp doanh nghiệp có thể phát triển tốt hơn. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu người ta thường dựa vào nhóm chỉ tiêu sau:
2.3.4.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp
Nhóm chỉ tiêu này dùng để đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công tythông qua một số chỉ tiêu:
- Kim ngạch xuất khẩu trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ: Chỉ tiêu này phản ánh từ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng kim ngạch.
Kim ng ch xu t kh u trong kỳ T ng chi phí s n xu t và tiêu th trong kỳ
- Kim ngạch xuất nhập khẩu trên vốn sản xuất: Chỉ tiêu này phản ánh số đồng kim ngạch thu về từ 1 đồng vốn kinh doanh.
Kim ng ch xu t kh u trong kỳ V n kinh doanh bình quân trong kỳ
- Doanh lợi theo chi phí: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng chi phí, cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
L i nhu n trong kỳ
T ng chi phí s n xu t và tiêu th trong kỳ
- Doanh lợi theo vốn sản xuất: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn sản xuất, cứ 1 đồng vốn sản xuất bỏ ra sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
L i nhu n trong kỳ
V n kinh doanh bình quân trong kỳ
- Doanh lợi kim ngạch xuất khẩu thuần: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận và kim ngạch xuất khẩu, cứ 1 đồng kim ngạchxuất khẩuthu vềthì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
L i nhu n trong kỳ Kim ng ch xu t kh u thu n
2.3.4.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Nhóm chỉ tiêu này đánh giá việc sử dụng lao động của công ty thông qua một số chỉ tiêu:
-Năng suất lao động: Chỉ tiêu này cho biết 1 lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng kim ngạch.
Kim ng ch xu t kh u trong kỳ T ng s lao đ ng bình quân trong kỳ
- Kết quả sản xuất trên chi phí tiền lương: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng chi phí tiền lương trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng kim ngạch.
Kim ng ch xu t kh u trong kỳ T ng chi phí ti n l ng trong kỳ
- Lợi nhuận bình quân: Chỉ tiêu này thể hiện một lao động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
L i nhu n trong kỳ
2.3.4.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá sử hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nhóm này đánh giá việc sử dụng vốn cố định của công ty thông qua một số chỉ tiêu:
- Sức sản xuất của vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng kim ngạch.
Kim ng ch xu t kh u trong kỳ V n c đ nh bình quân trong kỳ
- Sức sinh lợi của vốn cố định: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
L i nhu n trong kỳ V n c đ nh bình quân trong kỳ
2.3.4.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệuquả sử dụng vốn lưu động
Nhóm này đánh giá việc sử dụng vốn lưu động của công ty thông qua một số chỉ tiêu:
- Sức sản xuất của vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu. Nếu chỉ số này tăng so với những kì trước thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động luân chuyển vốn có hiệu quả hơn và ngược lại.
Kim ng ch xu t kh u trong kỳ V n l u đ ng bình quân trong kỳ
- Sức sinh lợi của vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động. Nó cho biết mỗi đơn vị vốn lưu động sử dụng trong kì sẽ cho bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn càng cao.
L i nhu n trong kỳ V n l u đ ng bình quân trong kỳ
- Số vòng quay của vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng vốn lưu động nếu càng cao chứng tỏ có hiệu quả và ngược lại
Kim ng ch xu t kh u thu n V n l u đ ng bình quân trong kỳ
- Số ngày luân chuyển bình quân: chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân của 1 vòng quay vốn lưu động trong kỳ. Thời gian của 1 vòng quay vốn lưu động càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh, thời gian luân chuyển được rút ngắn.
365 ngày S vòng quay v n l u đ ng
- Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng kim ngạchthì cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn lưu động. Mức đảm nhiệm
của vốn lưu động càng thấp càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả.
V n l u đ ng bình quân trong kỳ Kim ng ch xu t kh u thu n
2.4PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập được từ các số liệu báo cáo do công ty cung cấp; qua các thông tin trên các trang báo uy tín như báo Công thương, báo Dân trí,....; sử dụng các số liệu niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2014; tham khảo từ các tài liệu nghiên cứu trước đây.
2.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: sửdụng phương pháp thống kê mô tả như so sánh số tương đối, số tuyệt đối, nhằm đánh giá và làm rõ thực trạng hiệu quảhoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010 – 06/2014.
* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Y= Y1– Y0
Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau
Y : phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm tính so với số liệu của năm trước của chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là tỉ lệ phần trăm chỉ tiêu cần phân tích so với các chỉ tiêu gốc. Phương pháp này cho thấy mức độ hoàn thành kế hoạch của một công ty, hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
Y= (Y1-Y0)*100/Y0 Trong đó: Y0: chỉ tiêu năm trước
Y1: chỉ tiêu năm sau
Y: biểu diễn tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chi tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu.
Mục tiêu 2:sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm yếu, điểm mạnh của công ty cũng như là cơ hội và thách thức đối với công tytrong hoạt động xuất khẩu.
* Ma trận SWOT: ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: Chiến lược điểm mạnh –
cơ hội (SO); Chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO); Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST); Chiến lược điểm yếu –nguy cơ(WT)
+ Chiến lược SO: là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ áp dụng các chiến lược SO. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắn vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe doạ quan trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
+ Chiến lược WO: là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản khai thác cơ hội này.
+ Chiến lược ST: là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài.
+ Chiến lược WT: là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những