Giải pháp mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty tnhh kwong lung meko (Trang 75)

Trong vài năm trở lại đây, nếu việc mở rộng thị trường của công ty TNHH Kwong Lung Meko thì công ty đạt được rất tốt khi đã có nhiều thị trường gia nhập thêm vào nước xuất khẩu sản phẩm của công ty từ năm 2010 đến nay, nhưng nếu xét cụ thể hơn về công tác tìm kiếm và phát triển thị trường của công ty thì hầu như rất kém vì gần như 80% các thị trường mới đều do công ty mẹ giới thiệu, chỉ có 20% thị trường mới là do công ty tìm kiếm, điều này dù khá có lợi cho công ty khi nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ công ty mẹ nhưng nó cũng nói lên việc quá phụ thuộc của công ty dẫn đến các công tác phát triển thị trường không được chú trọng mặc dù các đối thủ cạnh tranh ngày một gia tăng, giả dụ nếu một ngày nào đó công ty mẹ hoạt động không

tốt thì công ty cũng sẽ phải rơi vào tình trạng khó khăn, vì vậy việc phát triển thị trường và mở rộng thị trường công ty cần có những chú ý hơn khi mà khả năng sản xuất của công ty vẫn còn có thể khai thác thêm.

Đầu tiên để làm được việc này công ty cần bỏ thêm chi phí vào công tác phát triển để tìm hiểu thêm thông tin từ các thị trường mới thông qua việc tìm hiểu của bộ phận kinh doanh và bộ phận marketing (nếu được thành lập) cũng như là nhờ vào những thông tin mà công ty mẹ cung cấp, từ những thông tin có được bộ phận kinh doanh và marketing sẽ phân tích để xác định ra những thị trường tiềm năng mà công ty có thể phát triển ở đó, sau đó hoạch định kế hoạch để phát triển và chi phí cho việc xâm nhập. Bên cạnh đó, công ty cũng cần sử dụng hiệu quả sự nhờ vào sự giúp đỡ từ công ty mẹ như vậy công tác phát triển thị trường của công ty sẽ mạnh hơn giúp công ty hạn chế được các ảnh hưởng từ đối thủ cạnh tranh, thu về doanh thu tốt hơn, ổn định hơn về khách hàng cũng như những đổi mới trong sản phẩm và công nghệ sẽ tốt hơn vì sự đòi hỏi của thị trường mới. Một số thị trường công ty có thể nhắm đến là một số quốc gia đang phát triển,đặc biệt là các quốc gia ở Châu Á vì nhu cầu tiêu dùng của các nước này ngày một cao và không thua kém gì các thị trường đã phát triển ở Châu Âu.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với một doanh nghiệp là rất quan trọng, nó cho thấy được sự hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp vào việc kinh doanh cũng như là làm rõ được những hạn chế mà doanh nghiệp vẫn còn gặp phải để có thể giải quyết một cách triệt để. Bên cạnh đó, còn gợi ý cho công ty nên phát huy điểm mạnh của mình như thế nào là hợp lý và đúng đắn, đặc biệt hơn việc đánh giá còn quan trọng hơn nữa đối với hoạt động xuất khẩucủa các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vì sự cạnh tranh diễn ra trên hoạt động này rất lớn, doanh nghiệp không chỉ phải đối đầu với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước mà còn phải đối đầu với cả các doanh nghiệp ngoài nước, thế nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu là rất cần thiếtcho các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp nên liên tục thực hiện hoạt động này để kiểm sót được tình hình kinh doanh xuất khẩu của mình cũng như là chuẩn bị trước tinh thần trước muôn vàn khó khăn và áp lực từ phía bên ngoàinhư vậy doanh nghiệp mới có thể trụ vững và phát triển trên thương trường.

Tương tự như vậy, thông qua việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Kwong Lung Meko từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014 có thể thấy được hiệu quả mà công ty tạo ra là tương đối tốt, doanh thu, lợi nhuận và kể cả các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày một gia tăng, đó là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty cũng còn một số hạn chế nhất định khiviệc khai thác các nguồn lực là chưa triệt để, hiệu quả đạt được là chưa tối đa, các chỉ số đánh giá trong mỗi nhóm vẫy còn tăng giảm chưa ổn định, mặc dù việc sử dụng nhìn chung là có hiệu quả, công ty cần khắc phục những hạn chế này càng sớm càng tốt, như thế mới có thể phát triển tốt hơn nữa trong thời gian sắp tới.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nước

Nhà nước giữ vai trò rất quan trọng đối với việc xuất nhập khẩu của quốc gia, là đại diện của quốc gia trên thương trường quốc tế vì vậy Nhà nước cần quan tâm chú ý hơn nữa đến các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ vốn cũng như là thuế quan và các thủ tục liên quan. Nhà nước cũng nên bỏ thêm kinh phí vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu đường, điện nước giúp các doanh nghiệp an tâm hơn trong sản xuất kinh doanh, hạn chế được những rủi ro cũng như là tiết kiệm thời gian trong các khâu sản xuất, vận chuyển. Bên cạnh đó, cần đầu tư thêm cho các hệ thống cầu cảng khi mà hoạt động xuất khẩu của nước ta ngày một gia tăng (mục tiêu đến năm 2020 là nước xuất siêu), đổi mới trang thiết bị, quy trình kiểm tra để hạn chế tối đa các chi phí phát sinh và song song đó cũng nên tạo điều kiệncho các ngành bổ trợ xuất nhập khẩu phát triển vì các ngành này cũng đóng góp không nhỏ vào chuỗi hoạt động xuất

khẩu, Nhà nước cũng nên tạo quan hệ thêm với nhiều nước trên thế giới nữa để có thể giúp Việt Nam mở rộng được thêm các thị trường xuất khẩu nói chung và cho các mặt hàng xuất khẩu có cơ hội tìm đến các thị trường tiềm năng mới hơn.

Đối với các mặt hàng từ lông vũ, Nhà nước cũng nên chú trọng hơn về ngành hàng này vì ngành hàng này cũng đang khá triển vọng phù hợp với mục tiêu xuất khẩu của quốc gia (xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao), Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp này trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cũng như là thuế quan và các thủ tục, cần thống kê và thường xuyên thống kê về ngành hàng này (hiện nay công tác thông kê về ngành hàng này vẫn chưa có) để biết rõ hơn tình hình của ngành hàng. Song song đó, cũng tạo thêm các điều kiện để các mặt hàng tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại để có thể phát triển hơn.

6.2.2 Đối với doanh nghiệp

Trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu như hiện nay, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài các sự hỗ trợ từ phía Nhà nước doanh nghiệp cũng cần phải tự mình thay đổi để bắt kịp với điều kiện của thị trường, tạo điều kiện cho mình tồn tại và phát triển, với công ty TNHH Kwong Lung Meko cũng vậy, công ty cần có nhiều hơncác sự thay đổi bên trong mình nữa.

Công ty cần liên tục theo dõi các biến động từ phía bên ngoài, thu thập và tổng hợp các thông tin cần thiết để chuẩn bị ứng biến trước các thay đổi của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh, công ty cần ổn định lại nguồn cung hạn chế sự phụ thuộc quá mức vì phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài cũng như việc thu mua lẻ tẻ quá nhiều, công ty cần thực hiện việc kiểm tra và cải tiến chất lượng sản phẩm thường xuyên,công tác đổi mới sản phẩm cũng rất cần thiết vì nhu cầu thay đổicủa thị trườnglà liên tục công ty cần bắt kịp sự thay đổi này.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú ý đến việc đào tạo nhân viên của mình, công ty cần phối hợp với công ty mẹ, nhờ công ty mẹ hỗ trợ trong việc này để phát huy tối đa năng suất của lao động cũng như là khai thác có hiệu quả hơn nguồn lực này. Thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí triệt để ở mỗi bộ phận để hạn chế tối đa các lãng phí làm giảm đi lợi nhuận.

Ngoài ra, việc thành lập bộ phận marketing đối với công ty là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh trạnh hiện nay, việc này giúp công ty hoạch định ra được các chiến lược để cạnh tranh với đối thủ, thu hút thêm khách hàng mới, hạn chế áp lực từ các chính sách vĩ mô ở các thị trường xuất khẩu của công ty và tạo được nguồn khách hàng trung thành. Công ty cũng cần thiết kế cho mình một website để thực hiện các giao dịch trực tuyến dễ dàng hơn thay cho cách giao dịch truyền thống (e-mail, điện thoại), ngoài ra các khách hàng tiềm năng sẽ dễ biết đến, tạo được liên kết với các doanh nghiệp cũng ngành trong nước hạn chế sự ép giá từ các khách hàng và cũng là kênh quản bá rất tốt cho mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ công thương Việt Nam. Trang web moit.gov.vn.

2. Nguyễn Phạm Thanh Nam và Trương Chí Tiến, 2011. Quản trị học (trang 165). Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

3. Quan Minh Nhựt và cộng sự, 2013. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương.

Đại học Cần Thơ.

4. Quang Duẩn, 2012. Khẩn cấp dập dịch cúm gia cầm. http://www.thanhnien.com.vn. [Ngày truy cập: 03/10/2014].

5. Thư viện học liệu mở Việt Nam. Trang web voer.edu.vn.

6. Trịnh Văn Sơn và Đào Nguyên Phi, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. Huế: Nhà xuất bản Đại Học Huế.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty tnhh kwong lung meko (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)