Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty tnhh kwong lung meko (Trang 62 - 70)

ty

4.2.2.1 Hiệu quả kinh tếtổng hợp

Bảng 4.11Tổngkim ngạch xuất khẩu, tổng chi phí, vốn kinh doanh, lợi nhuận sau thuế, tổng kim ngạch xuất khẩu thuầnvà hiệu quả kinh tế tổng hợpcông ty giai đoạn 2010 – 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 2011Năm Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014

1. Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 36.158 63.076 72.584 89.666 33.844 39.529 2. Tổng chi phí 1.000 USD 38.640 61.499 68.679 84.034 31.951 38.947 3. Vốn kinh doanh 1.000 USD 6.500 6.914 6.500 6.532 6.500 6.500 4. Lợi nhuận

sau thuế 1.000 USD 1.370 4.627 4.217 6.406 2.214 2.264 5. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuần 1.000 USD 36.158 63.076 72.309 89.563 33.728 39.349 6. Kim ngạch xuất khẩu trên tổng chi phí (1)/(2) Lần 0,94 1,03 1,06 1,07 1,06 1,01 7. Kim ngạch xuất nhập khẩu trên vốn sản xuất (1)/(3) Lần 5,56 9,12 11,17 13,73 5,21 6,08 8. Doanh lợi theo chi phí (4)/(2) Lần 0,04 0,08 0,06 0,08 0,07 0,06 9. Doanh lợi theo vốn sản xuất (4)/(3) Lần 0,21 0,67 0,65 0,98 0,34 0,35 10. Doanh lợi theo kim ngạch xuất khẩu thuần (4)/(5) Lần 0,04 0,07 0,06 0,07 0,07 0,06

Từ bảng trên, thông qua phần đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của công ty giai đoạn 2010 – 2013 có thể thấy được, việc kinh doanh xuất khẩu của công ty trong giai đoạn này đạt được kết quả khá tốt,khi đa phần giá trị của các chỉ tiêu ở cuối giai đoạn đều cao hơn so với đầu giai đoạn. Tuy nhiên, sự gia tăng này là chưa đạt ổn định khi mà giá trị của một số chỉ tiêu vẫn còn bị giảm sút ở năm 2012. Tương tự vậy, ở 6 tháng đầu năm 2014 hiệu quả kinh tế tổng hợp của công ty vẫn cho thấysựbất ổnkhi so với cùng kỳ năm 2013, một số chỉ tiêu tăng lên về giá trị nhưng vẫn có những chỉ tiêu đã bị giảm giá trị. Cụ thể về các chỉ tiêu như sau:

- Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trên tổng chi phí: giai đoạn 2010 – 2013, chỉ tiêu này đạt giá trị rất tốt khi các giá trị lần lượt đều tăng qua các năm từ 0,94 lần lên 1,07 lần, lý giải cho sự tăng lên này có thể thấy được đó là nhờ vào sự gia tăng của số lượng đơn hàng và khối lượng hàng xuất khẩu qua mỗi năm làm giá trị của tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên dẫn đến việc chỉ tiêu gia tăng lên theo trong giai đoạn và ở năm 2013 thì cứ mỗi USD chi phí sản xuất thì công ty sẽ thu về được 1,07 USD. Ở 6 tháng đầu năm 2014, chỉ tiêu này có giá trị giảm đi so với cùng kỳ năm 2013 khi chỉ đạt được 1,01 lần (giảm 0.05 lần) nguyên nhân là do khổi lượng hàng xuất khẩu đã giảm so với cùng kỳ, công ty cần có những điều chỉnh hợp lý hơn để kim ngạch xuất khẩu ở những tháng cuối năm có thể tăng lên vì giai đoạn cuối năm là khoảng thời gian công ty nhận được nhiều khối lượng đơn đặt hàng xuất khẩu nhất trong năm.

- Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trên vốn sản xuất: chỉ tiêu này có thể xem là chỉ tiêu hiệu quả nhất trong nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của công ty, bởi vì ở cả giai đoạn 2010 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 (so với 6 tháng đầu năm 2013) đều tăng lên, nguyên nhân của sự tăng lên này là nhờ vào việc phân bổ nguồn vốn hợp lý của công ty bên cùng vớisự gia tăng của tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể là giai đoạn 2010 – 2013 chỉ tiêu này tăng 8,17 lần và ở 6 tháng đầu năm 2014 tăng 0,87 lần, điều này cũng nói lên rằng ở năm 2013 từ 1 USD vốn sản xuất công ty sẽ tạo ra được 13,73 USD hiệu quả này khá cao, vì vậy công ty cần duy trì và phát huy thêm hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian tới để đạt được những kết quả khả quan hơn.

- Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí: nhìn chung chỉ tiêu này ở giai đoạn 2010 – 2013 là đạt hiệu quả tương đối ổn địnhkhi từ 0,04 lần (năm 2010) đã tăng lên 0,08 lần (năm 2013), đó là nhờ vào sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, ở năm 2012 chỉ tiêu này đã bị sụt giảm hơn so với năm 2011 khi chỉ đạt 0,06 lần, nguyên nhân là do việc tăng cao của tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ, mặc dù trước đó tổng kim ngạch xuất khẩu của đã gia tăng đáng kể nhưng không thể bù đắp vào sự chênh lệch của chi phí. Năm 2012, dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại Việt Nam cũng như là trên toàn cầu, vì vậy để có nguồn nguyên liệu đáp ứng được nhu cầu an toàn cho người sử dụng như các cơ quan quản lý chuyên ngành yêu cầu công ty cần phải bỏ thêm ra nhiều chi phí để tìm kiếm nguồn hàng thích hợp dẫn đến chi phí tăngquá cao kéo theo chỉ tiêu bị giảm sút, nhưng ở giai đoạn này công ty cũng đã đạt được kết quả

khá khả quan khi năm 2013 từ 1 USD chi phí công ty thu về được 0,08 USD lợi nhuận. Ở 6 tháng đầu năm 2014thì chỉ tiêu chưa đạt hiệu quả tốt khi so với cùng kỳ năm 2013 thì giá trị đã bị giảm đi và nguyên nhân chính cũng là do việc chi phí tăng cao, giá xăng dầu trong thời gian này liên tục thay đổi và tăng cao kéo theo chi phí vận chuyển cũng như mua nguyên vật liệu cũng gia tăng theo, công ty cần có những biên pháp khắc phục sớm để có thể hạn chế tối đa chi phí vì chi phí là nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận thu về của công ty.

- Chỉ tiêu doanh lợi theo vốn sản xuất:chỉ tiêu này cũng được xem là đạt hiệu quả khá tốt khi cả trong giai đoạn 2010 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 (so với 6 tháng đầu năm 2013) đều gia tăng, từ năm 2010 đến năm 2013 tăng 0,77 lần và 6 tháng đầu năm 2014 tăng 0,01 lần so với cùng kỳ năm 2013, thành quả này là nhờ vào việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả của công ty cũng như là những thành công trong xuất khẩu kéo theo lợi nhuận gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó chỉ tiêu này vẫn còn một điểm chưa ổn định đó là năm 2012 chỉ tiêu đã bị giảm so với năm 2011 khi chỉ đạt 0,65 lần và nguyên nhân cũng là do chi phí tăng cao kéo theo lợi nhuận sau thuế giảm, nhưng đến năm 2013 công ty đã khắc phục được và đạt hiệu quả khá tốt khi từ 1 USD vốn kinh doanh công ty đã thu về đến 0,98 USD lợi nhuận.

- Chỉ tiêu doanh lợi theo kim ngạch xuất khẩu thuần: chỉ tiêu này cũng tương tự như chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí khi ở giai đoạn 2010 – 2013 nhìn chung đạt được hiệu quả tích cực, tuy nhiên ở năm 2012 chỉ tiêu này do ảnh hưởng từ chi phí tăng cao làm giảm lợi nhuận và một số khoản giảm trừ kim ngạch nên đã bị giảm so với năm 2011, đến năm 2013 công ty đã khắc phục được việc gia tăng chi phí và đạt được kết quả tốt hơn khi từ 1 USD kim ngạch xuất khẩu thuần công ty thu về được 0,07 USD lợi nhuận. Về 6 tháng đầu năm 2014, so với cùng kỳ năm trước giá trị của chỉ tiêu đã giảm đi 0.01 lần và nguyên nhân chính cũng do chi phí, vì vậy công ty cần có biện pháp khắc phục sớm hơn, tiết kiệm chi phí để đạt được kết quả khả quan hơn trong những tháng cuối năm.

Xét chung lại, thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014 có thể thấy được kết quả mà công ty đạt được là khá khả quan, các chỉ tiêu đa phần đều có sự tăng lên trong giai đoạn này, song bên cạnh đó công ty cũng cần xem xét đến những chỉ tiêu tăng nhưng chưa đạt được ổn định.

4.2.2.2 Hiệuqusử dụng lao động

Bảng 4.12 Số lao động bình quân, tổng tiền lương và hiệu quả sử dụng lao độngcủa công ty giai đoạn 2010 – 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014 Số lao động bình quân Lao động 1255 1397 1354 1406 1357 1305 Tổng tiền lương 1.000 USD 240 506 457 477 463 527 Năng suất lao động USD Lao động 28.811 45.151 53.607 63.774 24.940 30.290 Kết quả sản xuất trên chi phí tiền lương Lần 150.658 124.656 158.827 187.979 73.097 75.008 Lợi nhuận bình quân Lần 1.092 3.321 3.114 4.556 1.632 1.735

Nguồn: Tổng hợp từPhòng tổ chức, Phòng Kinh doanh và Phòng kế toán, 2014

Dựa vào bảng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta thấy được, việc sử dụng lao động của công ty ở giai đoạn 2010 – 2013 đạt được hiệu quả tích cực, cả 3 chỉ tiêu đều tăng lên khá cao trong giai đoạn này. Tuy nhiên ở một vài thời điểm, công ty vẫn còn thật sự chưa tốt khi mà những đánh giá từ những chỉ tiêu này vẫn chưa có được sự ổn định. Xét về chỉ tiêu năng suất lao động, đâylà chỉ tiêu đạt hiệu quả nhất của công ty khi qua hàng năm đều có sự gia tăng và không bị giảm từ 28.811 USD/Lao động (năm 2010) lên 63.774 USD/Lao động (năm 2013), điều này cũng biểu thị rằng: ở năm 2013, một lao động của công ty có thể làm ra sản phẩm tương đương lượng kim ngạch thu về là 63.744 USD. Xét về chỉ tiêu kết quả sản xuất trên chi phí tiền lương thì ở giai đoạn 2010 – 2013, chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quá khá tốt, tuy nhiên vẫn có một điểm chưa đạt đó là vào năm 2011 (đạt 124.656 lần) giảm đi so với năm 2010 (đạt 150.658 lần), song chỉ tiêu này đã được ổn định trở lại ở giai đoạn sau và đến cuối năm 2013 thì chỉ tiêu này đạt được 187.979lần, có nghĩa là từ 1 USD lương trả cho người lao động thì công ty sẽ thu về được kim ngạch xuất khẩu là 187.979 USD. Còn về chỉ tiêu lợi nhuận bình quân thì cũng tương tự như chỉ tiêu kết quả sản xuất trên chi phí

tiền lương, mặc dù có sự gia tăng giá trị trong giai đoạn 2010 – 2013 nhưng vẫn còn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất khi ở năm 2012 (đạt 3.114 lần) lại bị suy giảm so với năm 2011 (đạt 3.312 lần), nhưng đến năm 2013 thì chỉ tiêu này cũng đã tăng trở lại đạt 4.556lần, có nghĩa là từ 1 lao động của công ty có thể thu về được 4.556 USD lợi nhuận trong năm 2013.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, việc sử dụng lao động của công ty nhìn chung đều đạt hiệu quả tốt, khi mà so sánh các chỉ tiêu này tính đến thời điểm hiện tại với cùng kỳ năm 2013 thì đều có sự tăng lên. Chỉ tiêu năng suất lao động tăng từ 24.940 USD/Lao động lên 30.290 USD/Lao động, điều này có nghĩa là ở 6 tháng đầu năm nay một lao động của công ty sẽ sản xuất ra lượng sản phẩm để bán tương đương với 30.290 USD. Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên chi phí tiền lương tăng từ 73.097lầnlên 75.008 lần, có nghĩa là ở 6 tháng đầu năm nay từ 1 USD trả lương cho người lao động thì công ty sẽ thu về được 75.008 USD kim ngạch. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân tăng từ 1.632 lần lên 1.735 lần, điều này cũng có nghĩa từ 1 lao động của công ty sẽ kiếm về được 1.735 USD lợi nhuận ở 6 tháng đầu năm 2014.

Từ việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở trên của công ty, có thể thấy được rằng việc sử dụng lao động của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014 là khá triệt để, mặc dù vẫn có một số điểm chưa được tốt nhưng đều đã được công ty khắc phục. Công ty cần phát huy hơn nữa những điểm mạnh trong việc sử dụng lao động để có thể khai thác hiệu quả hơn giúp công ty thu về những kết quả lơn hơn trong tương lai.

4.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 4.13Vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giai đoạn 2010 – 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng 2013 6 tháng 2014

Vốn cố định 1.000 USD 5.124 5.499 5.709 6.568 5.852 7.550 Sức sản xuất của vốn cố định Lần 7,06 11,47 12,71 13,65 5,78 5,24 Sức sinh lợi của vốn cố định Lần 0,27 0,84 0,74 0,98 0,38 0,30

Nguồn: Tổng hợp từ Phòng kinh doanh và Phòng kế toán, 2014

Từ bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta có thể thấy được, ở giai đoạn 2010 – 2013 nhìn chung thì cả 2 chỉ tiêu đều có sự tăng lên, điều này cho thấy rằng trong giai đoạn này công ty hoạt động cho kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu xét theo từng năm của giai đoạn có thể nhận thấy chỉ có chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định là đạt được sự ổn định khi giá trị qua hàng năm lại tăng lên còn chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định vẫn còn biến

động khá nhiều. Cụ thể là, đối với chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định vào năm 2013 đạt 13,65 lần tăng cao hơn so với năm 2010 là 6,59 lần(chênh lệch 93,34%), có nghĩa từ 1 USD vốn cố định ở năm 2013 công ty thu về 13,65 USD kim ngạch. Đối với chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn cố định thì có sự suy giảm ở năm 2012 đạt 0,74 lần (năm 2011 đạt 0,84 lần), nhưng đến năm 2013 thì chỉ tiêu này đã tăng lại cao hơn năm trước, đạt 0,98 lần; điều này có nghĩa từ 1 USDvốn cố định sẽ tạo ra được 0,98USD lợi nhuận.

Ở 6 tháng năm 2014 thì cả 2 chỉ tiêu này đều chưa đạt khi đều giảm so với cùng kỳ năm 2013, khi 2 chỉ tiêu lần lượt chỉ đạt là 5,24 lần và 0,30 lần (cùng kỳ năm 2013 là 5,78 lần và 0,38 lần), có nghĩa là từ 1 USD vố cố định sẽ thu về 5,24USD kim ngạch và tạo ra được 0,30USD lợi nhuận.

Tóm lại, xét về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2014 đạt kết quả khá tốt, bên cạnh đó công ty vẫn còn một số hạn chế khi hiệu quả vẫn còn chưa ổn định ở cả 2 chỉ tiêu, cần khắc phục sớm, trước mắt là từ đây đến hết năm 2014 và tiếp đến là trong thời gian dài hơn để có thể sử dụng nguồn vốn cố định một cách hiệu quả nhất.

4.2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 4.14 Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010 – 6/2014

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

6 tháng 2013 6 tháng 2014 Vốn lưu động 1.000 USD 7.494 10.534 14.796 17.299 16773 19.185 Sức sản xuất của vốn lưu động Lần 4,82 5,99 4,91 5,18 2,02 2,06

Sứcsinh lợi của

vốn lưu động Lần 0,18 0,44 0,29 0,37 0,13 0,12 Số vòng quay của vốn lưu động Vòng 4,82 5,99 4,89 5,18 2,01 2,05 Số ngày luân chuyển bình quân Ngày 76 61 75 70 182 178 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động Lần 0,21 0,17 0,20 0,19 0,50 0,49

Dựa vào bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ở trên, chúng ta có thể thấy được, việc sử dụng nguồn vốn lưu động của công ty chỉ dừng ở mức tương đối tốt trong giai đoạn 2010 – 2013 vì đa phần các chỉ tiêu đều có sự tăng lênnhưng chưa đạt ổn định (ngoài chỉ tiêu số ngày luân chuyển bình quân và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động có cơ chế đánh giá ngược nên giá trị giảm đi mang kết quả tốt), cụ thể là: Chỉ tiêu sức sản xuất của vốn lưu động tăng từ 4,82 lần lên 5,18 lần; tuy nhiên có sự suy giảm ở năm 2012 (đạt

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty tnhh kwong lung meko (Trang 62 - 70)