6. Những đóng góp khoa học của đề tài
1.2.7. Quy trình phân tích:
Phân tích là quá trình so sánh, đối chiếu, đánh giá các mối quan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư trên tài khoản.25Kỹ thuật phân tích gồm ba nội dung: dự đoán, so sánh, đánh giá.
Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị tỷ suất hoặc xu hướng…
So sánh: là việc đối chiếu số dự đoán trên với số trên báo cáo.
Đánh giá: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn và kỹ thuật khác như phỏng vấn, quan sát để phân tích và kết luận về các chênh lệch khi so sánh. Kỹ thuật phân tích để thu thập BCKT thường có ba loại:26
Kiểm tra tính hợp lý: gồm những so sánh cơ bản như so sánh số thực tế với số kế hoạch, số dự toán, số dự đoán của KTV; so sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu chung của ngành…
24 Trích Tập thể tác giả, Trường đại học Kinh tế Tp.HCM, Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, trang 197.
25 Trích Tập thể tác giả, Trường đại học Kinh tế Tp.HCM, Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, trang 197.
17
So sánh số thực tế với số kế hoạch: những sai lệch lớn giữa số liệu trong thực tế và số liệu trong kế hoạch, dự toán có thể cho thấy những sai lệch trong BCTC, hoặc những biến động lớn trong tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
So sánh các chỉ tiêu của đơn vị với các chỉ tiêu chung của ngành : các chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính trong giá thành thành phẩm…của đơn vị thường có mối liên hệ tương đồng nhất định với chỉ tiêu bình quân ngành. Việc so sánh này giúp KTV có cái nhìn sâu sắc hơn về đơn vị, nhưng khi áp dụng cần chú ý đến sự khác biệt về quy mô…
Phân tích xu hướng: là phân tích thay đổi theo thời gian của số dư tài khoản, nghiệp vụ. Loại phân tích này thường được sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kì này với thông tin tài chính kì trước hay so sánh thông tin tài chính giữa các tháng trong kì hoặc so sánh số dư các tài khoản cần xem xét giữa các kì, từ đó phát hiện những biến động bất thường để KTV tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết.
Phân tích tỷ suất: là so sánh tính hợp lý về tình hình tài chính của công ty với công ty trong cùng tập đoàn hay ngành.
Kiểm tra tính hợp lý kết hợp với các dữ liệu hoạt động, dữ liệu tài chính và được lập ra để kiểm tra sự tương ứng giữa hai loại dữ liệu này. Do đó, kiểm tra tính hợp lý có thể cho thấy mức độ chính xác hay độ tin cậy của BCKT thu thập được là cao nhất. Phân tích tỷ suất thì dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác nhau có liên quan nên phân tích tỷ suất cũng có thể cung cấp các thông tin có giá trị. Phân tích xu hướng dùng nhiều vào việc xem xét các dữ liệu năm trước nên có độ tin cậy thấp nhất.
Ngoài ra, KTV cũng có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kì, dựa trên mối quan hệ về bản chất của các số dư, các khoản mục trên BCTC để đánh giá mức độ hợp lý của các số liệu. KTV có thể ước tính số dư hay số phát sinh của tài khoản thông qua mối quan hệ của chúng với các tài khoản khác. Ví dụ: Tính số doanh thu bằng cách nhấn số lượng hàng hóa bán ra (được kiểm tra qua khoản mục hàng tồn kho) với đơn giá của sản phẩm (lấy tư phòng kinh doanh).
Bên cạnh đó là sự nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính. Các thông tin phi tài chính là các dữ liệu kinh tế, kỹ thuật do hệ thống hạch toán nghiệp vụ, thống kê cung cấp. Các thông tin này có mối quan hệ nhất định với các thông tin tài chính, từ đó giúp KTV phát hiện các sai sót. Ví dụ: KTV đối chiếu giữa chi phí tiền lương với số lượng công nhân viên xem mức lương
18
bình quân có hợp lý hay không…Khi sử dụng các thông tin phi tài chính, cần chú ý đến độ chính xác của chúng.27
Việc sử dụng kỹ thuật phân tích này để thu thập BCKT, KTV cân chú ý các vấn đề sau:
Chọn loại hình phân tích phù hợp: các loại hình phân tích thường áp dụng hiệu quả đối với các tài khoản trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ liên quan hơn là các tài khoản trong bảng cân đối kế toán. Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh vẫn dễ dự đoán hơn, trong khi đó tài khoản trong bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiều loại hình phức tạp. Thường chỉ có phân tích tỷ suất là có hiệu quả đối với khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
Đưa ra mô hình để dự đoán các số liệu tài chính hoặc những xu hướng hay những tỷ suất về số liệu tài chính hay số liệu hoạt động. Để thực hiện được bước công việc này cần xác định các biến tài chính và các biến hoạt động cũng như mối quan hệ có thể dự đoán giữa hai biến này, đưa ra mô hình để kết hợp thông tin, thu thập những số liệu cơ sở, xem xét tính độc lập và độ tin cậy của những số liệu cơ sở về hoạt động và về tài chính, đưa ra dự đoán sử dụng mô hình mà KTV đã triển khai.
Dự đoán và so sánh dự đoán của KTV với số liệu đơn vị được kiểm toán. Khi phát hiện ra sai lệch, có thể do sai sót trong mô hình của KTV hoặc có sai sót đáng kể trong số dư tài khoản.
Sử dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về BCKT thu thập được. Nếu thấy chênh lệch giữa dự đoán của KTV với số liệu thực tế lớn hơn nhiều so với mức chênh lệch theo kế hoạch, KTV không thu được BCKT như dự tính thì phải điều tra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch và xem xét ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Còn nếu chênh lệch thấp hơn đáng kể so với mức chênh lệch theo kế hoạch, KTV sẽ đi đến kết luận mục tiêu kiểm toán đã đạt được.
Ưu điểm: Thủ tục phân tích tương đối đơn giản, có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian, chi phí cho kiểm toán thấp mà vẫn có thể cung cấp bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán. Thủ tục phân tích thường được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quy trình kiểm toán.
Hạn chế: trong quá trình sử dụng kỹ thuật này, cần xem xét mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh, chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu đồng nhất về nội dung và phương pháp tính. Đối với khoản mục hay chỉ tiêu trọng yếu, KTV không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích thông thường mà còn cần kết hợp với các kỹ thuật
19
khác để thu được bằng chứng thích hợp. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần thận trọng khi phân tích và nên kết hợp với các kỹ thuật khác. KTV cũng cần có những hiểu biết về mức chuẩn ngành kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
1.3. Bằng chứng kiểm toán trong mối quan hệ với hồ sơ kiểm toán:
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230: Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do Kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán gồm các thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến của KTV và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã thực hiện theo đúng chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.28
Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán phản ánh các thủ tục kiểm toán đã áp dụng, các thực nghiệm đã thực hiện, các thông tin thu được và các kết luận tương ứng trong quá trình kiểm toán. Phạm vi và nội dung của từng hồ sơ kiểm toán do KTV xác định. Hồ sơ kiểm toán chỉ cần đảm bảo đầy đủ để làm cơ sở cho KTV đưa ra ý kiến kết luận, đảm bảo cho KTV khác và những người không tham gia vào cuộc kiểm toán (chủ nhiệm kiểm toán kiểm tra, soát xét công việc kiểm toán) hiểu được công việc kiểm toán và cơ sở ý kiến của KTV. Hồ sơ kiểm toán có những tác dụng:29
Là căn cứ để lập hồ sơ kiểm toán: Muốn lập kế hoạch kiểm toán đầy đủ cho năm hiện hành, kiểm toán viên cần tham khảo thông tin có sẵn như các thông tin mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ, hay các kết quả năm trước trong hồ sơ kiểm toán.
Hồ sơ kiểm toán ghi chép lại những bằng chứng thu được và ghi chép kết quả của việc thực hiện thử nghiệm: Hồ sơ kiểm toán sẽ chứng minh cuộc kiểm toán đã tiến hành theo đúng chuẩn mực chưa. Hồ sơ kiểm toán giúp kiểm toán viên chứng minh với cơ quan pháp luật là cuộc kiểm toán được hoạch định và giám sát đầy đủ, thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp và báo cáo kiểm toán cũng đánh giá đúng đắn các kết quả kiểm toán.
Là dữ kiện cho việc lập báo cáo kiểm toán: Hồ sơ kiểm toán lưu giữ toàn bộ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở cho ý kiến kết luận của kiểm toán viên từ đó có tác dụng minh chứng cho phạm vi kiểm toán đúng đắn và tính trung thực của báo cáo tài chính.
Là căn cứ để chủ nhiệm kiểm toán, Ban Giám đốc kiểm tra, kiểm soát: Hồ sơ kiểm toán sẽ giúp cho lãnh đạo công ty kiểm toán kiểm tra tính đầy đủ của những bằng chứng thích hợp làm cơ sở cho kết luận kiểm toán.
28 Trích đoạn 06 (b), Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230.
20 Hồ sơ kiểm toán gồm hai loại chính:30
Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng.
Hồ sơ kiểm toán chung thường bao gồm: Tên, số liệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ; Các thông tin chung về khách hàng, gồm các ghi chép hay bản sao các tài liệu pháp lý, thỏa thuận hay biên bản quan trọng như quyết định thành lập, giấy phép đăng ký kinh doanh, biên bản họp hội đồng quản trị..; Các tài liệu về thuế gồm các văn bản hay các chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng, các tài liệu về thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm; Các tài liệu về nhân sự như các thỏa ước lao động, các quy định riêng của đơn vị được kiểm toán về lao động...; Các tài liệu kế toán như các nguyên tắc kế toán được áp dụng...; Các hợp đồng hay thỏa thuận với bên thứ ba có hiệu lực trong thời gian dài như hợp đồng kiểm toán hay hợp đồng bảo hiểm,...; Và các tài liệu khác.
Hồ sơ kiểm toán hằng năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan đến cuộc kiểm toán một năm tài chính.
Hồ sơ kiểm toán năm thường bao gồm: Các thông tin về người lập, kiểm tra, soát xét hồ sơ kiểm toán; Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế...của cơ quan Nhà nước và cấp trên có liên quan đến năm tài chính; Báo cáo kiểm toán, báo cáo tài chính...; Hợp đồng kiểm toán, biên bản thanh lý hợp đồng...; Bằng chứng về kế hoạch chiến lược, chương trình kiểm toán và những thay đổi, về sự thay đổi hệ thống kiểm toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, về đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và các đánh giá khác của kiểm toán viên, về những công việc và kết luận của kiểm toán viên nội bộ; Các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ kế toán; Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi những thủ tục kiểm toán được thực hiện và kết quả thu được; Những phân tích của kiểm toán viên về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số dư các tài khoản; Phân tích về tỷ lệ và các xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt động của khách hàng; Các chi tiết về thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên khác thực hiện khi kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới; Bản giải trình của giám đốc đơn vị được kiểm toán; Các kết luận của kiểm toán viên về các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán gồm những vấn đề bất thường cùng những thủ tục mà kiểm toán viên đã thực hiện để giải quyết vấn đề đó và các tài liệu khác.
21
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C – CHI
NHÁNH NHA TRANG.