Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại cty TNHH kiểm toán TV ac nha trang (Trang 109 - 158)

6. Những đóng góp khoa học của đề tài

3.2.3.Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

 Đẩy mạnh đào tạo, trao dồi kiến thức cho KTV, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của KTV. Khi có trình độ nghiệp vụ vững vàng, KTV sẽ dễ dàng vận dụng linh hoạt các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán một cách linh hoạt, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian kiểm toán.

 Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, KTV nên tiến hành phỏng vấn theo bảng câu hỏi nhằm đánh giá về Hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá mức trọng yếu cũng như xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Điều này giúp KTV có được cái nhìn bao quát hơn, phát hiện được các vấn đề trọng tâm, giúp KTV có các thủ tục

97

kiểm toán thích hợp; đồng thời cũng đảm bảo được số lượng bằng chứng thu thập được là đầy đủ và hợp lý.

 Thủ tục phân tích trong kiểm toán là phương pháp khá hiệu quả và ít tốn kém. Thông qua thủ tục này, KTV sẽ có cái nhìn tổng quát của đơn vị, từ đó xác định được các vấn đề trọng yếu. Thông qua thủ tục phân tích, KTV có thể thấy được sự hợp lý của các chỉ tiêu, xem xét được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Nên tăng cường và chú trọng hơn nữa việc sử dụng các thủ tục phân tích: sử dụng các tỷ suất phân tích rủi ro, phân tích tỷ số nợ và tỷ số tài trợ.

 Nên tiến hành chọn mẫu theo phương pháp kết hợp thống kê và phi thống kê. Nên tính số lượng mẫu phải tiến hành kiểm tra đồng thời kết hợp với kinh nghiệm của mình, KTV sẽ lựa chọn được số lượng và mẫu thích hợp.

 Trong quá trình kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán nên kiểm soát chất lượng kiểm toán của các thành viên trong nhóm, kịp thời sửa chữa, bổ sung khi có thiếu sót, đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt chất lượng tốt nhất.

 Tăng cường thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán : Trao đổi với người quản lý về khả năng có nợ tiềm tàng chưa được khai báo.

 Gửi thư cho luật sư hoặc tư vấn pháp lý của doanh nghiệp yêu cầu giải trình về các vụ kiện đang được xét xử, đánh giá của luật sư về khả năng bồi thường của đơn vị. (Nếu có).

 Đọc các biên bản họp cổ đông, hội đồng quản trị để tìm các điểm bất thường.

 Tiến hành khảo sát mức độ thỏa mãn chất lượng dịch vụ kiểm toán từ phía khách hàng; lấy ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty.

 Về cách thức vận dụng từng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.

Kỹ thuật thu thập bẳng chứng kiểm toán thông qua lấy xác nhận.

Cơ sở của giải pháp: Khi vận dụng kỹ thuật này, KTV thường lựa chọn các khoản mục có số dư lớn để tiến hành gửi thư xác nhận. Do đó các khoản mục có số dư nhỏ thường bị bỏ qua, khi xảy ra sai sót ở những khoản mục này thì tổng hợp hoặc lũy kế của các khoản mục đó có thể sẽ ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị khách hàng.

Thủ tục gửi thư xác nhận sẽ cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao do bằng chứng được bên thứ ba độc lập cung cấp. Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy của những bằng chứng thu được thông qua việc vận dụng kỹ thuật này đòi hỏi KTV phải kiểm soát chặt chẽ được quá trình gửi thư xác nhận.

Nội dung của giải pháp: để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, KTV nên tiến hành mở rộng quy mô mẫu chọn, số lượng mẫu chọn phải đủ lớn để đảm bảo việc bỏ sót các sai sót và gian lận là nhỏ, lựa chọn ngẫu nhiên thêm những khoản mục có số dư không lớn để tiến hành gửi thư xác nhận.

98

Cần nâng cao ý thức trách nhiệm của KTV trong việc kiểm soát quá trình gửi thư xác nhận. Khi không nhận được thư xác nhận từ phía bên thứ ba, KTV cần phải tiến hành các thủ tục thay thế như: kết hợp việc kiểm tra bảng đối chiếu công nợ với số dư cuối kỳ của khách hàng, kiểm tra tài liệu các hóa đơn chứng từ hình thành nên số dư. Trong trường hợp số lượng các nghiệp vụ ít thì KTV nên tiến hành gửi thư xác nhận đối với tất cả những đối tượng này. Đối với hàng gửi bán, KTV nên kết hợp với kỹ thuật kiểm kê để tăng độ tin cậy về số dư cuối kỳ của khách hàng. Tại công ty A&C trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán, các KTV có thực hiện các thủ tục thay thế khi không nhận được thư xác nhận.

Kỹ thuật thu thập bẳng chứng kiểm toán thông qua kiểm kê:

Cơ sở của giải pháp: đối với những khách hàng KTV không trực tiếp tham gia chứng kiến kiểm kê, KTV tiến hành thu thập các tài liệu kiểm kê do khách hàng cung cấp. Do đó độ tin cậy của những bằng chứng này là không cao. Hơn nữa có thể tồn tại những sai phạm trong việc hạch toán các nghiệp vụ tăng giảm tài sản của kế toán, do vậy nếu các biên bản kiểm kê cuối năm không đáng tin cậy thì việc tính toán lại số dư cuối kỳ của KTV có thể sẽ không chính xác.

Nội dung của giải pháp: để giảm thiểu rủi ro này, KTV nên yêu cầu khách hàng thực hiện một cuộc kiểm toán khác với sự tham gia trực tiếp của KTV, có như vậy KTV mới thu được những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. Tại công ty A&C, trong các cuộc kiểm toán khi không trực tiếp chứng kiến kiểm kê, KTV tiến hành kiểm kê bổ sung tại thời điểm kiểm toán. Bên cạnh đó KTV phải kết hợp linh hoạt giữa kỹ thuật kiểm kê với các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác như kỹ thuật phỏng vấn và kỹ thuật kiểm tra tài liệu. Việc kết hợp các kỹ thuật này sẽ hạn chế được nhược điểm vốn có của kỹ thuật kiểm kê: chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản của đơn vị khách hàng.

Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phân tích:

Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua vận dụng thủ tục phân tích là cách thức có hiệu quả cao, chi phí thấp, thời gian thực hiện ngắn nhưng bằng chứng lại có tính chính xác cao, thể hiện tính bao quát và không rơi vào các nghiệp vụ cụ thể. Tuy nhiên, để tăng cường độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán thu được, KTV nên tăng cường sử dụng thêm các thủ tục phân tích như:

o Với số dư đầu năm, KTV tiến hành so sánh số liệu đầu năm với số liệu kế hoạch, dự toán thời điểm cuối năm trước, từ đó thấy được những chênh lệch, xu hướng điều chỉnh trong năm nay của khách hàng.

o So sánh các chỉ tiêu của đơn vị so với các chỉ tiêu trung bình của ngành và của các đơn vị khác hoạt động trong cùng ngành để hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động của đơn vị. So sánh kết quả đạt được của đơn vị khách hàng với số kế hoạch và số

99

dự toán. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cần chú ý tới quy mô, chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị khách hàng.

o Tăng cường sử dụng đa dạng các kỹ thuật phân tích để giảm chi phí nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV nên kết hợp phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và đánh giá tính hợp lý chung. Đồng thời, KTV nên vẽ các sơ đồ, bảng, biểu để thuận tiện trong việc phân tích những biến động. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV nên sử dụng thủ tục phân tích một cách toàn diện trên nhiều khoản mục nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với trường hợp sử dụng ước tính của KTV, KTV cần lưu ý tới mức độ tin cậy của các thông tin được sử dụng, vì bản chất của việc này là so sánh con số độc lập của KTV với số liệu kế toán của đơn vị. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV nên sử dụng thủ tục phân tích để đánh giá tính hợp lý chung của BCTC sau khi đã kiểm toán.

Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua việc kiểm tra tài liệu và tính toán lại:

Cơ sở của giải pháp: khi tiến hành vận dụng các kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán lại, KTV tiến hành việc chọn mẫu để kiểm tra, mẫu chọn thường là những nghiệp vụ có số phát sinh lớn, có nội dung bất thường. Rủi ro trong quá trình vận dụng các kỹ thuật này cũng giống như rủi ro có thể xảy ra trong quá trình gửi thư xác nhận, KTV bỏ qua những nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ.

Nội dung của giải pháp: do đó để hạn chế rủi ro có thể xảy ra, KTV nên tăng cường số lượng các mẫu chọn để đảm bảo không bỏ sót những gian lận và sai sót trọng yếu có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới BCTC của đơn vị khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện việc thu thập, cập nhập thông tin từ bên ngoài:

Các bằng chứng kiểm toán do KTV A&C thu thập chủ yếu là do khách hàng cung cấp, việc thu thập bằng chứng từ bên thứ ba độc lập chỉ dừng lại thông qua việc gửi thư xác nhận. Vì vậy để có thêm những bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao, KTV nên tiến hành thu thập các bằng chứng từ các nguồn bên ngoài như: thu thập ý kiến chuyên gia, thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ... Những thông tin đó sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quát hơn về đơn vị được kiểm toán. Việc làm này không tốn nhiều thời gian và chi phí, nhưng đem lại hiệu quả cao trong quá trình tiến hành kiểm toán, KTV có những hiểu biết về khách hàng trong mối quan hệ tương quan với thị trường, pháp luật, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư,... qua đó nhận diện được những vấn đề bất thường trong hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng.

Công ty nên tiến hành việc thực hiện chuyên môn hóa theo từng phòng ban, mỗi phòng ban sẽ xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu về ngành nghề mà mình phụ trách, như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin và sử dụng các thông tin đó trong quá trình thực hiện kiểm toán.

100

KẾT LUẬN

Đối với các Công ty kiểm toán chuyên nghiệp, hoạt động trên một thị trường cạnh tranh đầy tiềm năng đòi hỏi các Công ty phải cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt nhất. Bằng chứng kiểm toán là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công và chất lượng của cuộc kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục không chỉ đơn thuần thỏa mãn hai yêu cầu về giá trị, tính đầy đủ mà nó còn phải được thu thập một cách có hiệu quả với chi phí hợp lý, tạo điều kiện cung cấp cho khách hàng dịch vụ gia tăng. Dựa trên những bằng chứng kiểm toán giàu tính thuyết phục thu thập được trong suốt cuộc kiểm toán, KTV sẽ nhanh chóng đưa ra ý kiến về BCTC được kiểm toán. Vấn đề đó đòi hỏi việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phải thực hiện một cách linh hoạt nhất và ngày càng hoàn thiện để có được những bằng chứng kiểm toán hữu hiệu, với mức phí về thời gian và tiền bạc hợp lý cùng mức rủi ro là tối thiểu.

Như vậy có thể nói việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán có tính chất quyết định tới chất lượng và sự thành công của cuộc kiểm toán. Do đó, trong quá trình thực hiện kiểm toán các KTV phải biết lựa chọn kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp, vận dụng các kỹ thuật đó một cách khoa học sáng tạo cho từng nội dung kiểm toán và tiến hành theo một trình tự quy định trong quy trình kiểm toán.

Tại Công ty A&C, kỹ thuật thu thập bằng chứng được Ban Giám đốc Công ty rất quan tâm và được thực hiện một cách rất linh hoạt bởi các kiểm toán viên có trình độ chuyên nghiệp. Trong chuyên đề này đã trình bày các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do A&C thực hiện và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, song vẫn còn những hạn chế và sai sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý, phê bình của thầy cô, các anh chị trong Công ty A&C để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2013), 37 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.

2. Tập thể tác giả, Bộ môn kiểm toán- Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (2009), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Tập thể tác giả, Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM (Tái bản lần thứ 6), Kiểm toán, Nhà xuất bản Lao động xã hội. 4. Tập thể tác giả - Bộ tài chính, Luật Kiểm toán – 21 chuẩn mực kiểm toán nhà

nước và 37 chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.

5. TS. Đậu Ngọc Châu- TS. Nguyễn Viết Lợi (2013), Giaó trình Lý thuyết Kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính.

6. Nguyễn Trường An, “Hoàn thiện quy trình thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Tại Công ty TNHH Kế toán và Kiểm toán AACS”,

102

Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI TỪNG KHOẢN MỤC

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) AUDITING AND CONSULTING CO.,LTD

Client: Công ty ABC Prepared by: Huyền Date: 16/02/2015 Period ended: 31/12/2014 Reviewed: Hạnh Date: 16/02/2015

Khoản mục RRK T Có ảnh hưởng nghiêm trọng đến BCTC Tiền mặt

1. Công việc thủ quỹ và kế toán có do một người đảm nhận không?

K

2. Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không? C 3. Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực hiện thường xuyên

không?

C

4. Các khoản tiền thu về có được gửi ngay vào ngân hàng không?

C

5. Việc đối chiếu với ngân hàng có được thực hiện hàng tháng, hàng quý không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C

6. Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi riêng không? C 7. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi chép dựa trên các

chứng từ không?

C

8. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi sổ đúng kỳ không?

C

Kết luận:

 HTKSNB: Tốt Bình thường Không tốt

 RRKS: Thấp Trung bình Cao

103

1. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu, phải trả của khách hàng không?

2. Có đối chiếu công nợ thường xuyên với khách hàng hay không?

3. Những người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu có được tham gia giao hàng không?

4. Khách hàng đã được dự phòng cho những khoản phải thu khó đòi chưa?

5. Có thường xuyên rà soát lại các khoản công nợ để xử lý kịp thời không?

6. Việc hạch toán các khoản phải thu, phải trả có dựa trên căn cứ chứng từ không?

7. Việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đúng kỳ không?

8. Cuối kỳ, các khoản công nợ có gốc bằng ngoại tệ có được đánh giá lại theo tỷ giá cuối kỳ không?

C C K C. K C C C Kết luận:  HTKSNB:Tốt Bình thường Không tốt  RRKS: Thấp Trung bình Cao Hàng tồn kho

1. Có thực hiện kiểm kê hàng tồn kho theo đúng quy định không?

2. Có thực hiện mang hàng tồn kho đi thế chấp để vay vốn không?

3. Bảo vệ cơ quan có ký xác nhận trên những phiếu nhập hàng và hóa đơn giao hàng không?

4. Địa điểm bố trí kho có an toàn không? 5. Hệ thống thẻ kho có được duy trì không?

C

K

C C

104 6. Thủ kho có được đào tạo chính quy không?

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại cty TNHH kiểm toán TV ac nha trang (Trang 109 - 158)