Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 29 - 35)

Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:

a) Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; do sức khoẻ bị xâm phạm, do tính mạng bị xâm phạm; do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại.

Ví dụ: Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại.

Thiệt hại do bị tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm … và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin … vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu. Bộ luật Dân sự quy định: Toà án có thể buộc người xâm hại bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại.

Những quy định này chỉ định hướng nhưng chưa có tính định lượng trong việc bồi thường thiệt hại. Bởi vậy, Toà án là người phải xác định trong trường hợp nào được bồi thường, bồi thường bao nhiêu, bồi thường cho ai….

b) Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự, là một hình thức của trách nhiệm pháp lý. Vì vạy hành vi trái pháp luật được coi là điều kiện khách quan để xác định trách nhiệm dân sự [1]. Trong khoa học pháp lý hành vi trái luật, theo cách hiểu thông thường, là hành vi được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào việc người thực hiện hành vi đó có biết hay không biết sự không hợp pháp của hành vi. Nói cách khác, hành vi trái luật thể hiện một cách khách quan sự không phù hợp của hành vi của chủ thể với yêu cầu của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của các nước, hành vi trái luật là hành vi của chủ thể gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005, người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. hành vi trái luật cũng được coi là những hành vi của chủ thể không đáp ứng những yêu cầu mà pháp luật đặt ra cho việc thực hiện một loại nghĩa vụ nào đó. Những yêu cầu mà pháp luật dân sự đặt ra cho việc thực hiện nghĩa vụ không những được quy định trong các văn bản pháp luật, mà còn được quy định ngay trong cơ sở làm phát sinh nghĩa vụ. Vì vậy tiêu chí trái luật của hành vi còn được quy định trong các giao dịch dân sự: hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.

Hành vi trái luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động và dưới dạng không hành động. Thực tiễn cho thấy hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động được xác định không gặp mấy khó khăn, trong khi đó việc xác định hành vi trái pháp luật dưới dạng không hành động trong thực tế lại gặp khá nhiều khó khăn.

Không hành động được coi là hành vi trái luật nếu chủ thể không thực hiện một hành vi nào đó mà theo qui định của pháp luật, chủ thể đó cần phải và đã có thể thực hiện. “Cần phải” – là một tiêu chí pháp lý đặt ra nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện một hành vi xác định nào đó. “Đã có thể” – được coi là tiêu chí tự nhiên xác định khả năng thực tế thực hiện hành vi. “Cần phải” và “đã có thể” là hai tiêu chí cần thiết để xác định việc không thực hiện một hành vi nào đó có phải là hành vi trái pháp luật hay không. Pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện một hành vi nào đó nhưng chủ thể không thực hiện – không hành động, thì việc không thực hiện này có được coi là hành vi trái pháp luật hay không còn phụ thuộc vào việc chủ thể đó có thể hay không có thể. Nếu chủ thể có thể nhưng không thực hiện, rõ ràng đó là hành vi trái pháp luật, còn nếu không thực hiện vì không thể thì không được coi là hành vi trái pháp luật. Vì vậy, khi xác

định một hành vi nào đó dưới dạng không hành động có phải là hành vi trái pháp luật hay không, cần thiết phải xác định chủ thể có khả năng hay không có khả năng thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện hay không. Khả năng này có thể là khả năng của chính chủ thể và cũng có thể là hoàn cảnh. Khả năng của chính chủ thể có nghĩa là vì những lý do sức khỏe, vì chuyên môn, vì kỹ năng nên chủ thể không thể thực hiện được hành vi mà pháp luật yêu cầu phải thực hiện. Trong nhiều trường hợp, chủ thể không thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật là do hoàn cảnh đã loại bỏ khả năng của chủ thể (ví dụ khi gặp bất khả kháng).

Để xác định trách nhiệm dân sự, ngoài hành vi trái luật, còn cần phải xác định có sự tồn tại của hậu quả tiêu cực do hành vi đó gây ra cho tài sản của người mà quyền lợi chủ thể của họ bị xâm hại. Nếu trách nhiệm pháp luật dân sự được áp dụng dưới hình thức bồi thường thiệt hại thì hậu quả tiêu cực cho tài sản là yếu tố bắt buộc.

Như vậy, hành vi trái pháp luật là hành vi bị pháp luật cấm hay không cho phép thực hiện, do đó, tất cả các hành vi thể hiện việc thực hiện quyền chủ thể và khong vượt ra ngoài phạm vi được pháp luật giới hạn cho quyền chủ thể thì không bị coi là hành vi trái luật hay vi phạm pháp luật ngay cả khi hành vi đó có gây thiệt hại.

c) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật

Có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, điều đó chưa đủ để bắt buộc người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm dân sự. Pháp luật của hầu hết các nước và pháp luật Việt Nam đều quy định rằng, thiệt hại cần phải được bồi thường là những thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, như quy định tại Khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005. Theo quy định này, chủ thể thực hiện hành vi trái luật chỉ chịu trách nhiệm về những hậu quả do chính hành vi đó gây ra. Như vậy, thiệt hại phải là hậu quả trực tiếp của hành vi trái pháp luật thì mới được bồi thường. Điều này có nghĩa là, một trong những điều kiện của trách

nhiệm là phải có sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái luật của người vi phạm với thiệt hại xảy ra, nói cách khác thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trách pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Theo nguyên tắc chung, nếu giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra không có mối quan hệ nhân quả, hay nói cách khác thiệt hại xảy ra không phải là hậu quả trực tiếp của hành vi trái luật thì người thực hiện hành vi trái luật đó không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quan hệ nhân quả là một phạm trù khách quan [1]. Bản chất khách quan của mối quan hệ nhân quả, cho dù nó được thể hiện ở đâu, luôn không thay đổi. Hầu như tất cả các tác giả đều khẳng định rằng, khái niệm về quan hệ nhân quả không phải là khái niệm pháp lý đặc trưng, khái niệm này gắn với các hiện tượng tự nhiên và là khái niệm chung cho tất cả các ngành khoa học: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chính vì vậy mà khoa học pháp lý không thể tạo ra bất kỳ một học thuyết đặc biệt cho riêng mình mà cần phải biết dựa vào các phạm trù của triết học Mác-Leenin để xây dựng các quy tắc cho phép trong từng trường hợp cụ thể có thể xác định được mối liên hệ phụ thuộc giữa nguyên nhân và hậu quả là điều kiện cần và đủ để áp dụng trách nhiệm đối với người đã thực hiện hành vi trái luật có lỗi gây thiệt hại. Bởi vì các quy tắc được khoa học pháp lý xây dựng mang tính chất chung, được áp dụng trong tất cả các ngành luật (lĩnh vực của pháp luật) và không có bất kỳ một đặc thù nào đối với pháp luật về nghĩa vụ nói chung, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng nên có thể sử dụng các tình huống thực tiễn khác nhau để nghiên cứu, thông qua đó có thể làm sáng rõ những vấn đề mang tính lý luận về quan hệ nhân quả.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra cần phải được Tòa án xác định và việc xác định mối quan hệ này chỉ có ý nghĩa khi áp dụng hình thức trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra

được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.

d) Có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại

Trong khoa học pháp lý tồn tại quan điểm có thể nói là chính thống mà theo đó cơ sở phát sinh trách nhiệm dân sự là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật dân sự. Một trong những yếu tố cấu thành đó là lỗi của người vi phạm. Tuy nhiên nếu như mối quan hệ nhân quả được coi là yếu tố tồn tại khách quan, ngoài ý thức của con người thì lỗi được coi là yếu tố chủ quan. Theo nguyên tắc chung thì lỗi là điều kiện cần thiết để áp dụng trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Chính vì vậy mà quy phạm về trách nhiệm do có lỗi được đưa vào Bộ luật Dân sự. Khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 quy định rằng, người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hay vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thế biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)