Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43 - 57)

lợi của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam

Bồi thường thiệt hại là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, ở những nước khác nhau được quy định khác nhau về cách bồi thường thiệt hại. Nhưng pháp luật cũng như tập quán đều ghi nhận một nguyên tắc chung nhất là “Người gây ra thiệt hại phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại”. Bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc: bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời”. Bồi thường

“toàn bộ” mang ý nghĩa là không ai được lợi từ việc bị thiệt hại và không ai phải bồi thường vượt quá phần thiệt hại mà mình đã gây ra. Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý, tránh tình trạng tạo dựng những tình huống gây ra thiệt hại để kiếm lời.

Thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Cơ chế pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được nhìn nhận dưới hai góc độ, đó là góc độ tiếp cận mang tính ngăn chặn phòng ngừa nhằm hạn chế tối đa vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và góc độ tiếp cận mang tính pháp lý quy trách nhiệm cho các bên có liên quan khi xảy ra thiệt hại cho người tiêu dùng và bồi thường khi xảy ra thiệt hại thật sự. Theo góc độ tiếp cận thứ nhất, hiện nay để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có các đạo luật khá chi tiết, cụ thể như Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá năm 2007, Pháp lệnh Đo lường năm 1999, Pháp lệnh An toàn Vệ sinh thực phẩm năm 2003; Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 và các luật chuyên ngành khác cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành. Với góc độ tiếp cận thứ hai, các Bộ luật Dân sự, Hình sự, Tố tụng Dân sự và các đạo luật Thương mại, Cạnh tranh, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 2002 đã thể hiện được những quy tắc về trách nhiệm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, hệ thống chế tài hành chính, biện pháp chế tài hình sự … để giải quyết các khiếu nại và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người tiêu dùng khi quyền lợi hợp pháp bị xâm hại.

Trong các văn bản này, quan trọng nhất phải kể đến Bộ luật Dân sự 2005; Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999 và Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 24/04/2008 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại trong pháp luật Việt Nam đã trải qua chặng đường dài phát triển cùng với những biến cố của lịch sử được quy định trong nhiều văn bản pháp luật mà tâm điểm là Bộ luật Dân sự 1995. Sau gần 10 năm thi hành, Bộ luật Dân sự 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo lập hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích Nhà nước và lợi ích công cộng. Bên cạnh đó, qua quá trình thực hiện, Bộ luật cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đặt ra yêu cầu phải xây dựng Bộ luật Dân sự mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên kinh tế – xã hội trong hiện tại và tương lai.

Ngày 14/06/2005, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự (bao gồm 34 chương với 777 điều) có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Bộ luật Dân sự mới được ban hành trên cơ sở quán triệt và kịp thời thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, cụ thể hoá Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung; kế thừa và phát triển các quy định đã đi sâu vào cuộc sống, đồng thời tiếp tục pháp điển hoá pháp luật dân sự để không phải ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, các Điều ước và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước ta. Bộ luật Dân sự 2005 đã đánh dấu bước tiến bộ quan trọng trong việc điều chỉnh trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam.

Trong các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 có nhiều quy định liên quan đến việc xử lý hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng, cụ thể Điều 604 quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy

luật Dân sự năm 1995): “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu

dùng thì phải bồi thường”. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại

Điều 605 theo hướng thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường là 02 năm được quy định tại Điều 607. Bên cạnh đó, Điều 608 quy định cách xác định thiệt hại khi tài sản bị xâm phạm; Điều 609 quy định cách xác định thiệt hại khi sức khoẻ bị xâm phạm; Điều 610 quy định về cách xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm …

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2005 còn quy định các biện pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh có quan hệ hợp đồng như quan hệ mua bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ [14] ….. Theo quy định tại Điều 435, 436, 437, 438, 442, 444, 445 và 448 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh do không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, các hàng hoá khác mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường, các trường hợp bồi thường cụ thể như:

Trường hợp thứ nhất, trong trường hợp bên bán giao vật với số lượng

nhiều hơn số lượng đã thoả thuân, thì bên mua có quyền không nhận phần dôi ra; nếu nhận, thì phải thanh toán theo giá thoả thuận đối với phần dôi ra.

Trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận, thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

a) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

c) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu.

Trường hợp thứ hai, trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm

cho mục đích sử dụng của vật không đạt được, thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

b) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ.

Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ, thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định và yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

Trường hợp thứ ba, trong trường hợp vật được giao không đúng chủng

loại, thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

a) Huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; b) Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận; c) Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.

Trường hợp thứ tư, bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin

cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này, thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện và nếu bên bán vẫn không thực hiện, thì bên mua có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp thứ năm, về bảo đảm chất lượng vật mua, pháp luật cũng quy

định rõ:

a) Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua, thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thoả thuận khác.

b) Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.

c) Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong các trường hợp sau đây:

- Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua; - Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;

- Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.

Trường hợp thứ sáu, pháp luật cũng quy định rõ việc bồi thường thiệt hại

trong thời hạn bảo hành theo nguyên tắc:

a) Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.

b) Bên bán không phải bồi thường thiệt hại, nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại, nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Cách tính, mức bồi thường thiệt hại và thủ tục khởi kiện việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Trình tự, thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được áp dụng theo trình tự chung mà Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định. Cụ thể:

Quyền khởi kiện: Người tiêu dùng có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm

phạm thì có quyền tiến hành khởi kiện người có hành vi xâm phạm ra trước Toà án để đòi bồi thường. Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có quyền khởi kiện nếu được người tiêu dùng ủy quyền bằng văn bản. Tinh thần này đã được quy định tại Điều 4 và Điều 161 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Trong quá trình giải quyết vụ kiện, người tiêu dùng và doanh nghiệp bị kiện bình đẳng với nhau trước Tòa án (Điều 8 Bộ luật Tố tụng Dân sự) có quyền thoả thuận, hoà giải với nhau về việc giải quyết vụ kiện (Điều 5 và Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự). Cả hai bên đương sự, khi khởi kiện và trong quá trình giải quyết vụ kiện, người tiêu dùng, người bị kiện phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình. Toà án chỉ xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Bộ luật tố tụng dân sự có quy định (Điều 6, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự).

Thẩm quyền giải quyết vụ việc: Vụ kiện về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bất kể là vụ kiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng hay theo quy định của pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nhìn chung đều thuộc thẩm quyền giải quyết tại Toà án nhân dân cấp huyện (thường là nơi cá nhân, doanh nghiệp bị kiện có trụ sở hoặc nơi cư trú).

Thủ tục khởi kiện: Người tiêu dùng muốn tiến hành khởi kiện đối tượng

đã gây thiệt hại cho mình thì phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi cho Toà án các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Chẳng hạn, người tiêu dùng phải nộp các loại chứng cứ chứng minh mình đã mua hàng của doanh nghiệp bị kiện, các loại chứng cứ chứng minh mình bị thiệt hại, các loại chứng cứ chứng minh doanh nghiệp bị kiện đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cách nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua đường bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Toà án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

- Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác;

- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.

Trường hợp Toà án thụ lý vụ kiện, các thủ tục sau đó sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Nộp tạm ứng án phí và chi phí tố tụng khác: Người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí theo mức quy định của Nhà nước (Điều 130 Bộ luật Tố tụng Dân sự). Người tiêu dùng khi yêu cầu Toà án trưng cầu giám định thì phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định (Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự).v.v…

Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Người tiêu dùng có thể yêu

cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có thể buộc bên bị kiện thu hồi sản phẩm nếu việc tiếp tục cho lưu thông hàng hoá đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là các loại thiệt hại không thể khắc phục được (Khoản 1 và 2 Điều 99, Khoản 12 Điều 102 và Điều 115 Bộ luật Tố tụng Dân sự).

(ii) Các quy định của Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999 và Nghị định 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/Pl-UBTVQH10 ngày 27/04/1999 (“Pháp lệnh”), Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/1999 gồm 06 chương, 30 điều. Ngày 24/04/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2008/NĐ-CP quy định chi tiết Pháp lệnh (“Nghị định 55”) thay thế cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 02/10/2001 quy định chi tiết Pháp lệnh trước đó.

Theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43 - 57)