Tính cá biệt và không phụ thuộc vào giá trị thiệt hại phải là đặc thù quan trọng của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vấn đề cần giải quyết không phải là việc thay đổi khái niệm người tiêu dùng mà là phải xây dựng cơ chế hợp lý để tạo điều kiện cho từng cá nhân – người tiêu dùng sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình. Các cơ quan có thẩm quyền phải có trách
nhiệm bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân bằng cách buộc người vi phạm bồi thường những thiệt hại, cho dù giá trị thiệt hại không lớn và xử lý hành vi vi phạm, cho dù chỉ xâm phạm đến một đối tượng cụ thể. Pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền không được từ chối giải quyết những yêu cầu mang tính cá nhân, giá trị bồi thường không lớn. Có như vậy, pháp luật mới thực sự trở thành công lý cho người dân và là công cụ hữu hiệu để từng người, tập thể người tiêu dùng tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân.
Để xây dựng được cơ chế này, trước hết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải thể hiện được 08 quyền cơ bản của người tiêu dùng, bao gồm: quyền được an toàn, quyền được lựa chọn, quyền được đào tạo về tiêu dùng, quyền được thông tin, quyền được đại diện, quyền được trả lại hàng hoá và bồi thường thiệt hại, quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản, quyền được có một môi trường lành mạnh. Đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng, cần tập trung làm rõ được 04 quyền sau:
Quyền được an toàn: là quyền của người tiêu dùng được an toàn về tính
mạng, sức khoẻ khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Trong những năm qua, đặc biệt trong thời gian gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn giữ vị trí trọng tâm trong sinh hoạt của người dân Việt Nam. Hàng hoá và dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng phải đảm bảo các điều kiện cơ bản, có thể sử dụng được và không gây hại đến sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng. Hàng hoá và dịch vụ cung ứng đe doạ đến sức khoẻ và an toàn cho người tiêu dùng phải được thu hồi khỏi thị trường theo một quy trình nhanh gọn và đơn giản. Nếu các nguy cơ gắn liền với sản phẩm đang được người tiêu dùng sử dụng, người tiêu dùng cần phải được thông báo kịp thời về chất lượng của sản phẩm để tránh các hậu quả đe doạ đến sức khoẻ, tính mạng của họ có thể gây ra từ các sản phẩm hay dịch vụ kém chất lượng. Hiện nay chúng ta đã xây dựng Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật. Trong thời gian tới, các Bộ cần đẩy mạnh xây dựng các quy chuẩn cho hàng hoá, dịch vụ do Bộ quản lý và giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện những quy định này. Đối với các sản phẩm liên quan đến những quy chuẩn bắt buộc,
các doanh nghiệp phải thông báo và hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về các ảnh hưởng có hại trên nhãn hàng hoá và trên quảng cáo, có hướng dẫn sử dụng để người tiêu dùng tự bảo vệ mình. Đồng thời, cần hệ thống hoá, hoàn thiện các chế