Tòa án là thiết chế có khả năng nhất bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, bảo vệ công lý, bảo vệ nhân quyền

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 31 - 32)

được thực hiện, bảo vệ công lý, bảo vệ nhân quyền

Khác với cơ quan thực hiện quyền lập pháp và hành pháp, Tòa án là cơ quan bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ tính thiêng liêng, hiệu lực và sức mạnh của luật pháp. Với chức năng này, tòa án cũng chính là cơ quan có khả năng cao nhất trong việc giới hạn quyền lực nhà nước, bảo vệ nhân quyền.

Công lý là các chuẩn mực đạo đức xã hội mà pháp luật có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ. Hoạt động xét xử là hoạt động trực tiếp bảo vệ công lý. Tòa án không chỉ phán xét tính hợp pháp mà còn cả tính đúng đắn của hành vi. Vì vậy, ngoài

căn cứ vào pháp luật, khi xét xử, tòa án còn căn cứ vào công lý. Biểu hiện của công lý chính là sự công bằng, khách quan, vô tư và tình người. Ở Anh quốc, một quốc gia theo luật common law, ngoài hệ thống luật án lệ thì họ còn xét xử theo luật công bình (equity). Nguyên tắc xét xử là mọi phán quyết đều phải nhân danh công lý. Với những quốc gia theo luật Châu âu lục địa, tuy xét xử theo hệ thống luật thực định nhưng công lý vẫn phải được đảm bảo với mục đích mọi phán quyết đều dẫn đến sự công bằng, khách quan, vô tư. Quy phạm pháp luật có thể là cứng nhắc, máy móc và không thể quy định hết cho mọi trường hợp cụ thể. Tòa án nhân danh công lý, áp dụng pháp luật linh hoạt để sao cho công bằng không bị bóp méo theo điều cứng nhắc, đóng khung của pháp luật. Đây cũng chính là lý do Tòa án cần được trao thẩm quyền giải thích luật trong việc áp dụng các điều luật cho từng trường hợp cụ thể. Pháp luật và công bằng là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất. Pháp luật đôi khi chưa phải là công bằng nhưng trong xét xử phải đảm bảo công bằng. Công bằng là một trong những yêu cầu của nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu Tòa án trong nhà nước pháp quyền (Trang 31 - 32)