Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 88 - 93)

qua việc kiểm tra, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác kiểm tra đánh giá có vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhằm khẳng định chất lượng bồi dưỡng theo mục tiêu đề ra, đồng thời điều chỉnh và mở ra những định hướng mới cho công tác bồi dưỡng giáo viên trong những năm tiếp theo.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Kiểm tra đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp không chỉ thực hiện vào một thời điểm đánh giá giáo viên cuối mỗi năm học mà tiến hành liên tục trong cả một quá trình để kịp thời điều chỉnh từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và tình hình thực tế, từ đó nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng.

- Mặt khác, trong bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

hướng dẫn cụ thể cách đánh giá giáo viên song cần phải có hệ tham chiếu cụ thể mang tính định lượng cho từng tiêu chí giúp cho giáo viên tự đánh giá cũng như Tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu đánh giá giáo viên một cách chính xác.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

* Kiểm tra đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua các hình thức:

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên qua các bài dạy trong quá trình dự giờ thăm lớp. Mỗi bài dạy của họ phải thể hiện được đổi mới phương pháp; tổ chức hình thức dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học cũng như ứng dụng CNTT; kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và một số kĩ năng khác. Thông qua các tiêu chí trong phiếu dự giờ, CBQL đánh giá được giờ dạy của giáo viên khá công bằng và chính xác, bên cạnh đó, giáo viên dựa vào những tiêu chí này để tự hoàn thiện giờ dạy của mình. Công tác dự giờ thăm lớp của CBQL không tập trung ở các đợt cao điểm nữa mà dàn trải trong suốt năm học và luôn gắn với việc ghi nhận thành tích trong mỗi đợt thi đua của mỗi giáo viên.

- Kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng sư phạm trong quá trình bồi dưỡng của giáo viên thông qua việc thực hiện quy chế chuyên môn: Chương trình, nội dung, chuẩn kiến thức, giờ dạy trên lớp, kế hoạch dạy học, giờ giấc ra vào lớp, thái độ giao tiếp, chế độ thông tin báo cáo.

- Thông qua hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên và công tác viết sáng kiến kinh nghiệm.

- Thông qua bài thu hoạch hoặc bài thi viết trong các cuộc kiểm tra do trường tổ chức.

- Thông qua kết quả học tập của học sinh qua các đợt kiểm tra định kì cuối kì 1, cuối năm học cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên.

- Thông qua kết quả đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp cuối năm học.

* Kiểm tra đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng giáo viên cần được tiến hành theo đúng quy trình như sau:

1. Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học. Cụ thể như sau:

a) Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

b) Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên.

c) Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:

- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó;

- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;

- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;

- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên;

- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường.

d- Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của hiệu trưởng, giáo viên có quyền khiếu nại với hội đồng trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, giáo viên có quyền khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát, kiểm tra và đánh giá lại.

2. Trong trường hợp giáo viên được đánh giá cận với mức độ Tốt, Khá hoặc Trung bình, việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi giáo viên, hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó;

3. Trong quá trình đánh giá, xếp loại cần xem xét một cách hợp lý đối với giáo viên dạy nhiều môn học và giáo viên dạy một môn học

* Xây dựng hệ tham chiếu mang tính định lượng cụ thể chi tiết cho từng tiêu chí trong bộ Chuẩn nghề nghiệp áp dụng cho giáo viên trường THCS Nguyễn Huy Tưởng.

- Mục tiêu : Xây dựng hệ tham chiếu: giúp giáo viên có một bảng đối

chiếu thật tường minh giữa các yêu cầu của tiêu chí với các công việc cần làm để đạt được tiêu chí đó. Hệ tham chiếu thực chất là một bản hướng dẫn chi tiết cho giáo viên con đường đi đến đích đạt chuẩn. Khi có hệ tham chiếu thì giáo viên sẽ biết mình phài làm gì, có bao nhiêu công việc, trình tự các công việc đó như thế nào, phải có những minh chứng nào để đạt chuẩn.

- Nội dung : Xây dựng Hệ tham chiếu cho từng tiêu chí, tiêu chuẩn gắn với tình hình thực tế nhà trường. Sau đó phổ biến đến từng giáo viên Hệ tham chiếu đó và yêu cầu giáo viên phải thấm nhuần nội dung của hệ tham chiếu

một cách sâu sắc để áp dụng vào quá trình phấn đấu đạt chuẩn của giáo viên.

- Cách thức thực hiện:

+ Hiệu trưởng (Bí thư chi bộ, hoặc phó Bí thư), các tổ trưởng chuyên môn viết hướng dẫn thực hiện các tiêu chí , tiêu chuẩn. Sau đó Ban giám Hiệu thống nhất thành hệ tham chiếu.

+ Sau các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn, họp chi bộ, Bí thư chi bộ( hoặc phó Bí thư chi bộ), Tổ trưởng chuyên môn tham khảo được ý kiến của các thành viên trong cuộc họp tiếp tục nghiên cứu và mỗi người đề xuất một bản hướng dẫn giáo viên áp dụng chuẩn nghề nghiệp vào quá trình công tác của bản thân dựa trên bảng hệ thống đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, nhưng chi tiết hơn, cụ thể hơn,

gọi là Hệ tham chiếu.

+ Sau khi thu thập các kết quả của bí thư chi bộ, tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng, cùng với hiệu phó xem xét lại các các bản đề xuất, bổ sung,

hoàn thiện và cuối cùng thống nhất thành “ Hệ tham chiếu”.

+ Sau khi có hệ tham chiếu, Hiệu trưởng lại cho triển khai hệ tham chiếu đến từng giáo viên thông qua các cuộc họp tổ để mọi thành viên trong nhà

trường đều được thấm nhuần nội dung của Hệ tham chiếu. (Chúng tôi đã dự

thảo tham chiếu cho một số tiêu chí của bộ Chuẩn - Phụ lục 4) 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Tổ chức tốt công tác phân công nhiệm vụ, phân nhiệm rõ ràng đối với các thành viên trong nhà trường, sử dụng người lao động đúng người đúng việc phát huy sở trường của mỗi giáo viên.

- Phải có sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng giữa các tổ chuyên môn, đoàn thể, thanh tra nhân dân dưới sự điều hành của ban giám hiệu trong việc theo dõi, kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc kiểm tra hồ sơ giảng dạy, việc dự giờ thăm lớp, việc tự đánh giá – đánh giá theo chuẩn của giáo viên, của tổ chuyên môn và hiệu trưởng, thông báo công khai các tiêu chuẩn thi đua từng đợt để giáo viên biết và dễ dàng thực hiện.

- Có sự tham khảo ý kiến của phụ huynh học sinh và học sinh song cần tế nhị và đảm bảo khách quan để có thêm tư liệu đánh giá giáo viên chính xác hơn.

- Cần có biểu dương kịp thời, khích lệ sự cố gắng của những giáo viên nỗ lực bồi dưỡng đồng thời tế nhị chỉ ra những tồn tại cần khắc phục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)