Biện pháp 3: Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 76 - 79)

theo Chuẩn nghề nghiệp

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên là việc làm cần thiết và ý nghĩa đối với công tác quản lý. Việc đa dạng hóa hình thức tổ chức công tác bồi dưỡng giúp cho giáo viên có nhiều hình thức học tập phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng giáo viên, cuốn hút được nhiều giáo viên tham gia.

- Việc đa dạng hóa này giúp giáo viên chủ động lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp với bản thân và phát huy được sở trường, năng lực của mình, từ đó “tỏa sáng„ trong công tác, giúp Ban giám hiệu có thể nhân điển hình gương bồi dưỡng – tự bồi dưỡng thành công.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Tổ chức các nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đề ra theo nhiều hình thức phong phú phù hợp với từng đối tượng để giáo viên tham gia đầy đủ và tích cực.

- Tổ chức hội thảo theo hình thức chuyên đề đang là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Việc tổ chức theo hình thức này sẽ bổ sung cho giáo viên những thiếu hụt trong chuyên môn, nâng cao, cập nhật những kiến thức mới, những chỉ đạo mới từ Phòng - Sở GD&ĐT.

- Tổ chức Hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường. Qua hội thi, ban lãnh đạo nhà trường nắm được mặt mạnh, mặt yếu của mỗi giáo viên để từ đó xây dựng nội dung bồi dưỡng phù hợp với từng nhu cầu bồi dưỡng của họ.

- Nâng cao kiến thức tin học, kiến thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong giảng dạy bằng cách tổ chức các lớp học cho toàn thể giáo viên về soạn thảo bài giảng điện tử bằng phần mềm Power point, soạn bài giảng trực tuyến E-Learning, ứng dụng phần mềm quản lý thông tin giáo dục trong việc quản lý học sinh.

- Tổ chức tham quan, dự giờ, học tập ở trường bạn giúp giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, giáo dục ...

- Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống góp phần giữ vững sự ổn định, định hướng của Đảng trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục.

- Tổ chức các chuyên đề, hội thi tìm hiểu về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, luật giáo dục, điều lệ, quy chế ... Cử đi học các chương trình bồi dưỡng trình độ chính trị cho từng đối tượng khác nhau.

- Tổ chức bồi dưỡng theo chuyên đề, hội thảo Cinemar trong toàn trường hoặc trong tổ chuyên môn về những nội dung cần bồi dưỡng.

- Phát huy tính tự nguyện, tích cực của giáo viên trong quá trình tự bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Triển khai hướng dẫn thực hiện các văn bản của cấp trên về yêu cầu Chuẩn đối với giáo viên và công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên.

- Cử đội ngũ giáo viên cốt cán đi học tập nâng cao về bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ... tại trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội; tham gia các đợt tập huấn, chuyên đề ngắn ngày do Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Đông Anh tổ chức.

- Phân công và đăng kí nhiệm vụ chuyên đề cấp tổ, cấp trường, cấp cụm từ đầu năm triển khai các nội dung bồi dưỡng đã được nghiên cứu, trao đổi

những kinh nghiệm về kiến thức, chuyên môn, kĩ năng sư phạm thu được cũng như tháo gỡ những băn khoăn, vướng mắc.

- Tổ chức các cuộc thi tự làm ĐDDH, thi thiết kế bài giảng điện tử, thiết kế bài giảng E - Learning trong toàn trường, yêu cầu 100% giáo viên tham gia. Trong quá trình tiến hành, giáo viên cùng học hỏi nhau, tự trau dồi về kiến thức cũng như kĩ năng sư phạm.

- Phát động và khuyến khích 100% giáo viên tham gia viết SKKN. Lựa chọn những SKKN có chất lượng xếp loại A gửi cấp huyện, cấp Thành phố. Việc này giúp giáo viên đúc rút được những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và giáo dục từ đó nhân điển hình và áp dụng triển khai rộng rãi trong toàn trường đối với những SKKN xếp loại B, C cấp thành phố.

- Động viên khích lệ giáo viên tự học tập, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu là phương pháp bồi dưỡng thiết thực và đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua một số hình thức như kiểm tra hồ sơ chuyên môn, dự giờ đột xuất, qua bài thu hoạch, phỏng vấn các lực lượng có liên quan ...

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- BGH nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên với các hành động cụ thể, thiết thực, có các quy định cụ thể rõ ràng về yêu cầu bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên theo từng lĩnh vực, từng tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp.

- Huy động mọi nguồn lực tham gia công tác bồi dưỡng; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, đặc biệt là công tác bồi dưỡng giáo viên về ứng dụng CNTT. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ như phòng đa năng, máy tính nối mạng Internet, wifi, máy chiếu Projector, đáp ứng được sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức bồi dưỡng

- Tạo điều kiện về thời gian cũng như hỗ trợ về tài chính cho giáo viên tham gia tập huấn, dự và báo cáo chuyên đề.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh nhằm thúc đẩy sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo.

- Có sự động viên kịp thời đối với những giáo viên có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)