Thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 46 - 47)

nghiệp ở trường trường THCS Nguyễn Huy Tưởng

Trong nhiều năm nay, trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá và cập nhập những vấn đề mới của công tác GD&ĐT, hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên được coi như “một phần tất yếu” trong hoạt động giáo dục của nhà trường. Nhằm xây dựng đội ngũ theo chuẩn, nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công tác GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay, nhà trường đã đặt ra nhiệm vụ mỗi cán bộ giáo viên phải có 120 tiết bồi dưỡng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Để có thể đáp ứng nhiệm vụ chính trị của từng năm học và căn cứ vào tình hình thực tiễn, theo phương châm “yếu khâu nào, bồi dưỡng khâu ấy”, trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đã có kế hoạch chỉ đạo thực hiện có chất lượng và hiệu quả trong công tác bồi dưỡng đội ngũ. Tất cả cán bộ giáo viên của nhà trường đã thực hiện kế hoạch bồi dưỡng về những vấn đề mới trong đánh giá Chuẩn nghề nghiệp, về hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, về giảng dạy tích hợp tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, về đổi mới sinh hoạt chuyên môn, về các quan điểm của Bộ GD&ĐT, về chủ trương thay sách, về nội dung, chương trình, SKG mới theo từng bộ môn, về bồi dưỡng phương pháp dạy học mới, sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học hiện đại... Công tác bồi dưỡng theo chuyên đề hàng năm có tác dụng tích cực, đã gắn việc bồi dưỡng kiến thức với thực hành sư phạm. Tài liệu bồi dưỡng, phương tiện, đồ dùng dạy học được chuẩn bị khá tốt. Nhờ có công tác bồi dưỡng mà trình độ đội ngũ giáo viên không ngừng được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, trang bị bổ sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống. Trong các nội dung bồi dưỡng, việc bồi dưỡng đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp đã được sự đồng tình ủng hộ cao của đội ngũ giáo viên trong nhà trường, là giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thúc đẩy và khuyến khích được đội ngũ nhà giáo phấn đấu học tập, rèn luyện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Mặc dù trường THCS Nguyễn Huy Tưởng đã thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo kế hoạch và nội dung bồi dưỡng của Sở, Bộ Giáo dục nhưng qua tham gia thực hiện công tác bồi dưỡng chuẩn hoá, chúng tôi nhận thấy việc bồi dưỡng vẫn còn những tồn tại như : thời gian bồi dưỡng tập trung ngắn ; phụ thuộc nhiều vào việc “tự bồi dưỡng” của giáo viên ; nội dung bồi dưỡng chưa cụ thể, thiết thực ; phương pháp bồi dưỡng nặng về lý thuyết chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành ; một số giáo viên dạy bồi dưỡng còn hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tiễn ; công tác bồi dưỡng giáo viên vẫn mang nhiều tính triển khai số đông ; việc kiểm tra đánh giá sau bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

Vì vậy hoạt động bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường gặp hai khó khăn

sau : Thứ nhất đa số giáo viên không thấu hiếu một cách sâu sắc yêu cầu của

Chuẩn, không đánh giá đúng bản thân theo Chuẩn, nên không xác định được chính xác các vấn đề cần bồi dưỡng, lúng túng trong quá trình phấn đấu để đạt

Chuẩn. Thứ hai do nhận thức chưa đúng về vai trò ý nghĩa của Chuẩn trong

việc nâng cao năng lực của giáo viên nên việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chưa thực sự bám sát Chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 46 - 47)