Thực trạng quản lý đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 48 - 52)

trường THCS Nguyễn Huy Tưởng

Trường THCS Nguyễn Huy Tưởng thực hiện đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên 1 lần, vào cuối năm học. Thực trạng của việc đánh giá được thể hiện trong khảo sát sau với 40 phiếu điều tra.

Bảng 2.9. Khảo sát kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp TT Nội dung Mức độ CBQL (l0 phiếu) Giáo viên: (30 phiếu) Tốt (%) Bình thường (%) Không tốt % Tốt (%) Bình thường (%) Không tốt (%) 1 Thực hiện đánh giá, xếp loại

giáo viên đúng quy trình

100 0 0 100 0 0

2

Giáo viên tự đánh giá khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ.

10 60 30 0 40 60

3

Tổ, Hiệu trưởng góp ý và tham gia đánh giá giáo viên khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ.

30 50 20 26,7 46,7 26,6

4

Đánh giá giáo viên đủ 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí và rõ các minh chứng từng chỉ số.

0 10 90 0 13,3 86,7

5

Kết quả đánh giá phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác của giáo viên

20 30 50 16,7 46,7 36,6

6

Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên. Lưu giữ kết quả đánh giá vào hồ sơ cán bộ

100 0 0 100 0 0

Qua khảo sát việc khảo sát kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn của trường THCS Nguyễn Huy Tưởng năm học 2013 – 2014, chúng tôi thấy thực trạng quản lý đánh giá giáo viên như sau:

Từ năm 2011 nhà trường nhận được hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên vào đánh giá giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai bộ chuẩn đến từng giáo viên bằng cách phô tô toàn bộ nội dung văn bản hướng dẫn đến cho giáo viên tìm hiểu để áp dụng. Nhà trường chưa có động thái nào cho việc xây dựng hệ tham chiếu. Giáo viên hoàn toàn tự nghiên cứu văn bản rồi dựa vào nhận thức của mỗi cá nhân để áp dụng chuẩn theo cách hiểu của riêng mình. Và việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn được tiến hành như sau :

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá.

a. Cách thức tiến hành : Nhà trường đã tiến hành cho giáo viên tự đánh giá bản thân theo chuẩn (thể hiện qua phiếu đánh giá của giáo viên). Cụ thể, giáo viên tự rà soát các tiêu chuẩn, tiêu chí xem mình đã đạt được những tiêu chí nào, ở mức độ nào, có minh chứng hay không vẫn cho điểm và xếp loại bản thân từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu, hướng khắc phục và hướng phát huy.

b. Kết quả giáo viên tự đánh giá

Bảng 2.10. Kết quả giáo viên tự đánh giá

Xếp loại Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Xuất sắc 32 71%

Khá 13 29%

Trung bình 0 0

Kém 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Hạn chế của quá trình giáo viên tự đánh giá

- Đa số giáo viên chưa thấu hiếu một cách sâu sắc yêu cầu của Chuẩn. - Nhiều giáo viên tự đánh giá chưa sát với thực tế, còn tự chấm điểm khá cao so với những gì bản thân đã đạt được, dẫn đến khó khăn cho tổ và ban giám hiệu nếu không nhìn nhận một cách công bằng, chính xác.

- Khó khăn lớn nhất đối với giáo viên là việc tìm minh chứng cho các tiêu chí, tiêu chuẩn, bắt nguồn từ chỗ khi phấn đấu họ không biết phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng yêu cầu của Chuẩn.

Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá

Qua trao đổi trực tiếp với tổ trưởng chuyên môn, kết quả cho thấy thực trạng đánh giá ở tổ chuyên môn như sau:

a. Cách thức tiến hành : Cuối năm nhà trường tổ chức đánh giá giáo viên theo đơn vị tổ chuyên môn. Trong đó, giáo viên trình bày kết quả tự đánh giá của mình trước tổ, sau đó các thành viên trong tổ nhận xét, góp ý về kết quả mà đồng nghiệp đã tự nhận, về cơ bản các giáo viên tán thành với kết quả tự nhận của đồng nghiệp, trừ khi có minh chứng rõ ràng thi họ mới có ý kiến phản đối. Sau đó tổ chuyên môn tổng hợp kết quả và nộp cho ban giám hiệu.

b. Kết quả đánh giá của tổ chuyên môn

Bảng 2.11. Kết quả đánh giá của tổ chuyên môn

Xếp loại Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Xuất sắc 30 66,7%

Khá 15 33,3%

Trung bình 0 0

Kém 0 0

c. Những hạn chế trong quá trình tổ chuyên môn đánh giá

- Khi đánh giá đồng nghiệp, do không có sự chuẩn bị các minh chứng nên giáo viên không có cơ sở chính xác để đánh giá, cũng vì vậy nên ý kiến của họ còn mang tính chất chủ quan và thiếu tính thuyết phục, kết quả đánh giá của tổ không khác biệt là bao so với kết quả tự đánh giá của giáo viên.

- Tâm lý e ngại khi phải đánh giá đồng nghiệp dẫn đến việc đánh giá đồng nghiệp cao hơn so với kết quả thực tế mà đồng nghiệp đã đạt được.

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá

a. Cách thức tiến hành : Sau khi có kết quả đánh giá từ giáo viên và tổ chuyên môn, hiệu trưởng tổ chức họp hội đồng thi đua. Thành phần của hội

đồng thi đua bao gồm Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, thanh tra nhân dân. Hội đồng thi đua xem xét kết quả tự đánh giá của mỗi giáo viên (phiếu giáo viên tự đánh giá) và kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chuyên môn (phiếu đánh giá giáo viên của tổ chuyên môn và Phiếu tổng hợp xếp loại giáo viên của tổ chuyên môn), thống nhất ý kiến rồi cuối cùng hiệu trưởng đưa ra quyết định đánh giá, xếp loại cho từng giáo viên trong trường.

b. Kết quả đánh giá của Hiệu trưởng

Bảng 2.12. Kết quả đánh giá của Hiệu trưởng

Xếp loại Số lượng Tỷ lệ Ghi chú

Xuất sắc 24 53,3%

Khá 21 46,7%

Trung bình 0 0

Kém 0 0

c. Những hạn chế trong quá trình Hiệu trưởng đánh giá

Trên thực tế, BGH nhà trường chỉ mới quản lý được một số mặt hoạt động của giáo viên, chủ yếu là qua dự giờ thăm lớp, lấy ý kiến nhận xét giáo viên từ giáo viên, học sinh thông qua Phiếu thăm dò. BGH chưa quán xuyến được tất các hoạt động của giáo viên theo như yêu cầu của Chuẩn. Các minh chứng tương ứng với từng yêu cầu của các tiêu chí chưa được xác định rõ ràng, chưa được công khai minh bạch. Những lý do này khiến cho việc đánh giá của BGH vẫn còn cảm tính, phiến diện.

Từ những điều phân tích, chúng ta đều nhận thấy cần phải có những biện pháp thiết thực để giải quyết thực trạng trên. Có vậy mới đảm bảo việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đúng với quy trình quản lý chất lượng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 48 - 52)