Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viênvề vai trò của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 68 - 71)

của hoạt động bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp

Một trong những điều kiện quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của tổ chức đó chính là sự quán triệt mọi tư tưởng, đường lối; sự thống nhất

nhận thức của mọi thành viên trong tổ chức. Do vậy, nâng cao nhận thức cho

đội ngũ giáo viên về vai trò của hoạt động bồi dưỡng là rất cần thiết. 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về đường lối đổi mới giáo

dục của Đảng, chiến lược phát triển nguồn lực con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và chủ trương xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Nhằm giúp giáo viên nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Giáo viên nhận thức được việc tự học tập, tự bồi dưỡng phấn đấu nâng cao chuyên môn, rèn luyện bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống là việc làm thường xuyên, là yêu cầu của nhà trường và của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của người thầy đứng trên bục giảng.

- Nhận thức được vai trò của bộ chuẩn trong nghề nghiệp của giáo viên.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

- Triển khai, phổ biến hướng dẫn giáo viên học tập nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Thông tư, văn bản của Bộ, Sở GD& ĐT. Tập trung đi sâu vào những nội dung về bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị kiên định, đạo đức lối sống lành mạnh, nêu cao nhân cách người thầy, có năng lực chuyên môn vững vàng, có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Tuyên truyền những yêu cầu ngày càng cao của xã hội về giáo dục. Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục không ai khác ngoài đội ngũ giáo viên, nắm rõ được xu thế phát triển của giáo dục, từ đó

nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường trong việc giáo dục nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả mong muốn.

- Giáo viên nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với sứ mệnh của nhà trường, ý thức được vấn đề học tập, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kĩ năng sư phạm là nhiệm vụ quan trọng phải tích cực tự giác và nghiêm túc thực hiện.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

- Thường xuyên tiến hành tổ chức hội nghị cho giáo viên học tập

nghiên cứu các Nghị quyết TW Đảng, các Thông tư, văn bản Quy định, các chủ trương chính sách có liên quan đến giáo dục, đặc biệt là liên quan đến hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên.

- Triển khai các văn bản của ngành đến tổ chuyên môn, đến từng giáo viên theo nhiều hình thức khác nhau (foto, gửi tài liệu qua hộp thư điện tử).

- Hai tuần một lần tổ chức họp giao ban giữa BGH với các Tổ trưởng chuyên môn để đánh giá quá trình bồi dưỡng cũng như chỉ ra những mặt tồn tại trong công tác bồi dưỡng giáo viên, công tác giảng dạy và giáo dục để đưa ra cách khắc phục, nâng cao ý thức trách nhiệm đồng thời triển khai kế hoạch tháng tới.

- Với điều kiện thực tế nhà trường, việc tăng cường nâng cao nhận thức cho giáo viên có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất là triển khai lồng ghép qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, hội giảng, sơ kết, qua những buổi tham gia sinh hoạt chính trị trực tiếp tại địa phương, ... hoặc sinh hoạt chính trị của đoàn thể theo các chủ đề với các nội dung đa dạng và phong phú.

- Có thể thông qua những tấm gương tiêu biểu ngay trong nhà trường về ý thức tự phấn đấu và vươn lên bằng con đường học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Từ đó kích thích lòng tự trọng của mỗi giáo viên, tạo động lực cho họ phấn đấu vươn lên trong bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Sau mỗi đợt bồi dưỡng, yêu cầu giáo viên viết thu hoạch, rồi trình bày trong các buổi họp chuyên môn những vấn đề còn khúc mắc cần trao đổi để

đưa ra cách tháo gỡ. Tổ trưởng chuyên môn tổng hợp các ý kiến rồi tham mưu với Ban giám hiệu.

- Trong việc nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên, cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp để họ thấy được ý nghĩa cần thiết của việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng là thước đo giá trị nhân cách, là sự đánh giá nghề nghiệp của cá nhân mỗi giáo viên.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- CBQL nhà trường phải thấm nhuần và thực sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng giáo viên, có kế hoạch đầu tư thỏa đáng và kịp thời cho công tác này.

- Quán triệt quan điểm hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi giáo viên vì sự phát triển bền vững của nhà trường nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung.

- Đội ngũ CBQL và mỗi giáo viên cùng thống nhất trong nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết của công tác bồi dưỡng cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, cùng đồng tâm dồn trí và lực để thực hiện thường xuyên, có hiệu quả theo kế hoạch đã định thì nhất định công tác bồi dưỡng giáo viên sẽ thu được kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)