0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HOC CƠ SỞ NGUYỄN HUY TƯỞNG ĐÔNG ANH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THS GIÁO DỤC HỌC (Trang 93 -93 )

lực xã hội nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

- Huy động được sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói chung và công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên nói riêng; xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

- Tạo điều kiện để toàn xã hội quan tâm ủng hộ giúp đỡ về vật chất và tinh thần nhằm đạt tới sự đồng thuận cao trong giảng dạy và giáo dục của nhà trường mà công tác bồi dưỡng giáo viên không phải ngoại lệ.

3.2.6.2. Nội dung biện pháp

- Tuyên truyền với cộng đồng về vai trò của giáo dục, đồng thời tuyên

truyền về vai trò quan trọng của người thầy trong công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

- Tuyên truyền việc triển khai Chuẩn kiến thức kĩ năng ở từng môn học, từng khối lớp cho phụ huynh nắm bắt và có sự đồng thuận trong việc kèm cặp, giáo dục con em mình.

- Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục, đặc biệt quan tâm lứa tuổi học sinh bắt đầu vào lớp 6 và lứa tuổi học sinh lớp 9 chuẩn bị hoàn thành chương trình THCS, có định hướng cho phụ huynh học sinh chọn trường, lớp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhận thức của con em mình để tiếp tục học lên THPT.

- Tăng cường tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của công tác XHH giáo dục cho cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn xã, huyện ... những đối tác có liên quan đến công tác giáo dục của nhà trường để họ cùng chung tay góp sức tham gia hỗ trợ một số nội dung trong kế hoạch bồi dưỡng giáo viên như tổ

chức cho giáo viên học tập kinh nghiệm trường bạn, hỗ trợ phong trào thi thiết kế bài giảng điện tử, thi tự làm ĐDDH, thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

- Phối kết hợp với phụ huynh học sinh, các cơ quan truyền thông trên địa bàn để tăng cường đầu tư trang thiết bị, ĐDDH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa như phủ sóng wifi trong toàn trường, trang bị laptop, lắp máy chiếu Projector, bảng tương tác ... cho một số lớp học.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

- Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức ... đều có chức

năng và trách nhiệm riêng, Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì cần phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác.

- Tổ chức hội thảo giới thiệu các hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường cũng như những thành tích đã đạt được, mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn tới, đi sâu vào công tác bồi dưỡng giáo viên để các doanh nghiệp, ban đại diện phụ huynh học sinh, cá nhân phụ huynh học sinh, các tổ chức liên quan ... hiểu và chia sẻ công việc của ban lãnh đạo nhà trường đã và đang làm.

- Huy động tất cả các nguồn lực xã hội cùng tham gia xây dựng, cải tạo khung cảnh nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm nhà trường thân thiện, học sinh tích cực.

- Mời các đối tác trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường như Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp; Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi; Hội thi Trạng nguyên nhỏ tuổi, thi giao lưu học sinh giỏi, ...

- Trong công tác bồi dưỡng giáo viên, triển khai XHH giáo dục dưới nhiều hình thức: hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm; tài trợ mở lớp bồi dưỡng kiến thức kĩ năng; hỗ trợ xây dựng ngân hàng bài giảng điện tử; cung cấp nguồn kinh phí hoặc chế độ cho giáo viên tham gia bồi dưỡng hay động viên khen thưởng giáo viên có thành tích cao trong công tác; tài trợ phương tiện, trang thiết bị cần thiết cho công tác bồi dưỡng giáo viên ...

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

- Để đạt được mục tiêu trên, cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp XHH giáo dục là : tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về XHH giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục.

- Phụ huynh học sinh, các tổ chức có liên quan, doanh nghiệp ... cùng tích cực tham gia đóng góp xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói chung và công tác bồi dưỡng giáo viên nói riêng.

- Hội đồng giáo dục nhà trường tham mưu với UBND các cấp xây dựng chính sách chế độ thực hiện XHH về một số nội dung như tăng cường quỹ đất, xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Tăng cường phân cấp quản lý, giám sát các hoạt động XHH cũng như kết quả của công tác này tạo sự minh bạch trong công tác XHH giáo dục. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp được đề cập là những biện pháp đưa ra nhằm giải quyết thực trạng công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vai trò của hoạt động bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 2: Quán triệt các yêu cầu các tiêu chuẩn, tiêu chí và cách đánh giá theo Chuẩn cho giáo viên nhà trường

Biện pháp 3: Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 4: Xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng Chuẩn và phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên

Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua việc kiểm tra đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, huy động nguồn lực xã hội nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có quan hệ qua lại và tác động cùng thúc đẩy để đạt hiệu quả cao trong quá trình quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn. Có sự phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp này sẽ đạt được mục tiêu chung, đó là hiệu quả biện pháp.

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm tính cấn thiết và tính khả thi của các biện pháp

Do không có điều kiện thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất nên tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm nghiệm tính đúng đắn của các biện pháp quản lý. Các chuyên gia được hỏi ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

*) Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả sử dụng

phiếu đánh giá có 5 mức độ ứng với số ý kiến được chọn.

Xử lý số liệu thống kê về hai mức độ: Nhận thức vai trò và mức độ thực hiện.

HIỆU QUẢ BIỆP PHÁP 1 BIỆP PHÁP BIỆP PHÁP 3 BIỆP PHÁP 4 BIỆP PHÁP 5 BIỆP PHÁP 6

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Không cần thiết (khả thi) (0đ) Ít cần thiết (khả thi) (1đ) Cần thiết (khả thi) (2đ) Khá cần thiết (khả thi) (3đ) Rất cần thiết (khả thi) (4đ)

Tính điểm trung bình (X ) trong các bảng theo công thức

X = N f X n i i i

1 với N =

n i i

f

1

Trong đó (X ) là điểm trung bình của nội dung khảo sát Xi : điểm ở mức độ thứ i

fi: Số người cho điểm ở mức độ thứ i N : Số người tham gia đánh giá

Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó:

Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp căn cứ vào giá trị điểm trung bình của biện pháp đó:

- Từ 3,2 đến 4: Rất cần thiết (khả thi) - Từ 2,4 đến 3,2: Khá cần thiết (khả thi) - Từ 1,6 đến cận 2,4: Cần thiết (khả thi) - Từ 0,8 đến cận 1,6: Ít cần thiết (khả thi) - Từ 0 đến cận 0,8: Không cần thiết (khả thi) Kết quả thể hiện rõ ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên

TT Mức độ Tính cần thiết Tính khả thi Nội dung nhận thức X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Biện pháp 1 50 3,54 5 50 3,44 6 2 Biện pháp 2 50 3,56 4 50 3,64 3 3 Biện pháp 3 50 3,58 3 50 3,84 1 4 Biện pháp 4 50 3,68 1 50 3,52 4 5 Biện pháp 5 50 3,64 2 50 3,78 2 6 Biện pháp 6 50 3,52 6 50 3,48 5

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tất cả CBQL, giáo viên được hỏi ý kiến đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Tất cả các biện pháp đều được 100% số người được hỏi cho là rất cần thiết và khả thi. Không có ý kiến nào cho là ít hay không cần thiết hoặc ít hay không khả thi. Điều này chứng tỏ việc bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp đã trở thành cần thiết và là nhu cầu thiết thực đội ngũ giáo viên trong trường THCS Nguyễn Huy Tưởng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó dễ nhận thấy các biện pháp thực hiện có tính khả thi rất cao chứng tỏ các biện pháp đề xuất đó nếu được tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ thì sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường.

Về tính cần thiết của các biện pháp trên, biện pháp 4 Xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng Chuẩn và phù hợp với nhu cầu của giáo viên và biện pháp 5 Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng thông qua việc kiểm tra đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được đánh giá cao. Đánh giá ở mức độ thấp nhất thuộc về biện pháp 6 Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, huy động nguồn lực xã hội nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và phục vụ công

cần thiết của biện pháp đánh giá cao nhất và biện pháp đánh giá thấp nhất ∆ = 0,16 (3,52 ≤ X ≤ 3,68) là con số tương đối nhỏ cho thấy sự phù hợp giữa các biện pháp được đề xuất với tình hình thực tế của nhà trường.

Về tính khả thi, dễ nhận thấy biện pháp 3 Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp được đánh giá ở mức Rất khả

thi chứng tỏ nếu thực hiện biện pháp này sẽ giúp giáo viên tích cự tham gia công

tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Biện pháp 6 Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, huy động nguồn lực xã hội nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp khi được hỏi thì một số

người còn do dự về tính khả thi bởi đây là vấn để không hề đơn giản. Không thể một sớm một chiều có thể làm tốt được biện pháp này bởi sự nhận thức của cá nhân mỗi người, mỗi tổ chức, ... về xã hội hóa giáo dục chưa đầy đủ. Do vây, để biện pháp này có tính khả thi cao hơn, có hiệu quả thiết thực hơn, cần phối kết hợp mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh, chính quyền địa phương, các doanh ngiệp, tổ chức liên quan. Tổ chức nhiều hoạt động về giáo dục và mời các cấp, các ngành, các đoàn thể cùng tham gia để hiểu và sẵn sàng ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho hoạt động giáo dục và bồi dưỡng giáo viên.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở lý luận đã phân tích và qua khảo sát thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp áp dụng tại trường THCS Nguyễn Huy Tưởng – Đông Anh – Hà Nội.

Trong các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên theo đã trình bày ở trên, mỗi biện pháp đều có vị trí quan trọng, có vai trò nhất định tác động vào đội ngũ giáo viên nhằm đạt đến hiệu quả chung là nâng cao phẩm chất Chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao về kiến thức cũng như năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên nhà trường.

Các biện pháp này được thiết kế nhằm tác động vào các khâu của quá trình quản lý từ khâu lập kế hoạch, kế hoạch hóa, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá; tác động đến các thành tố của công tác bồi dưỡng giáo viên. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên. Các biện pháp này được thực hiện dưới sự định hướng của những nguyên tắc nhất định: phải góp phần nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên vững vàng chuyên môn nghiệp vụ tích cực, chủ động, sáng tạo, tác động tích cực vào các khâu của quá trình quản lý; phát huy được tiềm năng của xã hội.

Qua khảo nghiệm, các biện pháp đề xuất nhận được sự đồng thuận cao của CBQL và giáo viên. Việc áp dụng và triển khai các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn như đã đề xuất có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường THCS Nguyễn Huy Tưởng - Đông Anh - Hà Nội nói riêng và có khả năng áp dụng cho trường tiểu học trên địa bàn huyện Đông Anh nói chung trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đội ngũ giáo viên trong trường THCS đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào thành công trong đổi mới giáo dục.

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta cùng ngành giáo dục, các địa phương đã tập trung nguồn lực trong đó giáo viên là nguồn nhân lực quan trọng trực tiếp quyết định sự thành công đổi mới giáo dục. Do đó, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện thành cồn đổi mới giáo dục thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức nhà giáo, có năng lực chuyên môn cao là tất yếu, là nhiệm vụ trọng tâm của các cán bộ QLGD.

Với mục đích trên, tác giả đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội, đó là :

- Xác định cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, bồi dưỡng theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. Bên cạnh đó đề cập nội

dung quản lý bổi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp: Đánh giá ĐNGV theo chuẩn, xác định vấn đề bồi dưỡng; Quản lý hình thức tổ chức bồi dưỡng; Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng; Xây dựng đội ngũ nhân lực tham gia công tác bồi dưỡng; Quản lý CSVC phục vụ công tác bồi dưỡng.

- Tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý bồi dưỡng giáo viên ở trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội và chỉ ra được những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục của công tác này.

- Đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội và minh chứng được mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp. Đó là những biện

pháp: (1) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vai trò của hoạt động bồi dưỡng; (2) Quán triệt các yêu cầu và các tiêu chuẩn, tiêu chí và cách đánh giá theo Chuẩn cho giáo viên nhà trường; (3) Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HOC CƠ SỞ NGUYỄN HUY TƯỞNG ĐÔNG ANH, HÀ NỘI LUẬN VĂN THS GIÁO DỤC HỌC (Trang 93 -93 )

×