Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 60 - 61)

Trong quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và không ít khó khăn. Với

mục đích là xem xét kỹ càng ĐNGV để tiến hành bồi dưỡng hiệu quả nhất.

Đánh giá được bắt đầu từ khi xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và trên cơ sở đánh giá sự thực hiện theo kế hoạch sẽ đưa ra quyết định thích hợp. Đánh giá được dựa trên các nguồn thông tin khác nhau và đầy đủ: từ học sinh, từ đồng nghiệp, từ bản thân giáo viên và từ các nhà lãnh đạo, quản lý trực tiếp.

Trên thực tế, quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả công tác bồi dưỡng ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp ở trường THCS Nguyễn Huy Tưởng được tiến hành thường xuyên nhưng hiệu quả đạt được lại chưa được như mong muốn. Để kiểm tra và đánh giá chất lượng của việc quản lý bồi dưỡng cũng như công tác bồi dưỡng, nhà trường đã tiến hành điều tra, thăm dò tất cả ĐNGV đã tham gia các lớp bồi dưỡng. Công tác kiểm tra, đánh giá được nhà

trường tiến hành bằng nhiều hình thức như : Kiểm tra, đánh giá qua hồ sơ sổ sách, qua các tiết dự giờ đột xuất, thanh tra toàn diện, thi giáo viên giỏi ; qua chất lượng học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, khảo sát, thi HS giỏi vào cuối kì 1, cuối năm ; qua sự tín nhiệm của đồng nghiệp, tổ chuyên môn, uy tín đối với

phụ huynh, các hoạt động giáo dục ngoại khóa, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt theo chủ đề, qua viết bài thu hoạch ... Tuy nhiên, phạm vi mức độ đánh

giá chủ yếu tập trung ở hoạt động giảng dạy của giáo viên, chưa cụ thể, đôi khi còn cảm tính, dẫn đến hiệu quả thấp thậm chí có khi còn cho kết quả sai lệch.

Bảng 2.17: Mức độ kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng ĐNGV

Nội dung Mức độ đánh giá

Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý

Kế hoạch kiểm tra đánh giá 0 17 23

42,5% 54,5%

Các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra đánh giá

0 5 35

12,5% 87,5%

Tổ chức việc kiểm tra đánh giá 0 14 26

35% 65%

Nhận xét:

Kết quả khảo sát từ 40 ý kiến của CBQL, giáo viên cho thấy nhà trường đã tổ chức việc kiểm tra, đánh giá nhưng công việc này được tiến hành chưa hợp lý và hiệu quả. Nghiên cứu thực tế sẽ thấy việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng chưa đạt được hiệu quả là vì nhiều giáo viên trong quá trình tự nhận xét hoặc đánh giá giáo viên khác chưa quy chiếu được mức độ đạt được của các tiêu chí theo định lượng cụ thể dẫn đến kết quả đánh giá xếp loại chưa khách quan, chưa phản ánh đúng thực trạng. Vì thế nhà trường cần xây dựng hệ tham chiếu mang tính định lượng của từng tiêu chí trong bộ Chuẩn nghề nghiệp giúp cho giáo viên bám sát Chuẩn tự kiểm tra đánh giá đúng bản thân, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng để đạt Chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 60 - 61)