Biện pháp 4: Xây dựng nội dung bồi dưỡng đáp ứng Chuẩn nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 79 - 88)

nghiệp và phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

- Xây dựng nội dung bồi dưỡng giúp CBQL hình dung ra các hoạt động cụ thể trong công tác bồi dưỡng giáo viên để đạt được mục tiêu.

- Đáp ứng được mức độ cần đạt được theo các Tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS; phù hợp nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên nhằm tạo động lực và nhu cầu bồi dưỡng, từ đó thúc đẩy quá trình tự bồi dưỡng của họ.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Đánh giá giáo viên được dựa trên các lĩnh vực về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, các lĩnh vực đó được thể hiện thành 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp. Nội dung đánh giá cụ thể như sau:

a. Đánh giá chất, đạo đức nhà giáo:

+ Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chinh trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

+ Đạo đức nhà giáo: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

+ Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục, có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

+ Ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

+ Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. b. Đánh giá theo năng lực sư phạm cơ bản của người giáo viên.

i. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục:

 Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lý thông

tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

 Tìm hiểu môi trường giáo dục : Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương; sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

ii. Năng lực dạy học:

Để đánh giá năng lực này chuẩn đã đưa ra 8 tiêu chí, có thể cụ thể hóa các yêu cầu của các tiêu chí đó như sau:

 Yêu cầu về năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học

- Sử dụng được các phương pháp và kỹ thuật tìm hiểu học sinh để xác định được trình độ học lực, hứng thú học tập và phong cách học tập của HS; - Phân tích được chương trình môn học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng môn học đối với từng lớp và toàn cấp;

- Xác định được các điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của trường phục vụ cho dạy học môn học;

- Xác định được các yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương nhằm hỗ trợ cho việc dạy học gắn với thực tiễn.

- Thiết kế được cấu trúc kế hoạch môn học đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá;

- Xác định mục tiêu dạy học môn học, từng chương đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm địa phương; - Xác định thời lượng cho các chủ đề nội dung phù hợp với logic, trọng số các nội dung, với đặc điểm học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm địa phương;

- Xác định được các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng chủ đề, với đặc điểm học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm địa phương;

- Xác định được nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với mục tiêu, chuẩn kết quả học tập mỗi chương, mỗi phần của chương trình.

Yêu cầu về năng lực lập kế hoạch bài học

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, chuẩn bị các phương tiện, đồ dụng dạy học, xác định được kiến thức đã có của học sinh liên quan đến bài học mới, dự kiến các tình huống nảy sinh, hệ thống các bài tập, câu hỏi theo các mục đích khác nhau;

- Xác định được mục tiêu bài học theo hướng hình thành năng lực, thể hiện tính tích hợp và phân hóa theo các bậc nhận thức, phù hợp với các loại đối tượng học sinh trong lớp và biểu đạt mục tiêu thành các dấu hiệu có thể quan sát, đo lường được;

- Xác định được hình thức tổ chức tự học của học sinh ở nhà với các phương pháp giúp học sinh tự học và kiểm tra, đánh giá kết quả tự học;

- Thiết kế được các hoạt động học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh và phù hợp với từng loại đối tượng học sinh;

- Lựa chọn hợp lý các thiết bị dạy học và xác định được thời điểm, phương pháp sử dụng;

- Phân phối thời gian hợp lý cho các hoạt động trên lớp; - Dự kiến được các tình huống có thể nảy sinh và cách xử lý.

Yêu cầu về năng lực tổ chức dạy học trên lớp

- Quản lý được lớp học, lôi cuốn được toàn thể học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp;

- Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học đảm bảo được các yêu cầu về kĩ thuật và nguyên tắc sư phạm;

- Trình bày bảng hợp lý, lời nói rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự chú ý của học sinh;

- Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật thu thông tin phản hồi để kịp điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp; xử lý hợp lý các tình huống nảy sinh;

- Giao tiếp thân thiện, tôn trọng, khích lệ học sinh, tạo được môi trường học tập tương tác;

- Tự đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu bài học.  Yêu cầu về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

- Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cho cả năm, từng học kì và từng tuần;

- Lựa chọn được các hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích của kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kì, tổng kết theo hướng xác định mức độ năng lực học sinh;

- Sử dụng được các kĩ thuật để thiết kế đề kiểm tra, đánh giá đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị của đề kiểm tra;

- Chỉ ra được những ưu điểm, sai sót của học sinh trong chấm bài và tổ chức trả bài để giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học của mình;

- Tổ chức được hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh;

- Sử dụng được thông tin phản hồi từ kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học;

- Sử dụng được một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra, đánh giá.  Yêu cầu về năng lực quản lý hồ sơ dạy học

- Lập được hồ sơ dạy học với từng tệp riêng chứa đựng các thông tin hỗ trợ cho việc lập kế hoạch dạy học, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém;

- Sử dụng được công nghệ thông tin trong việc lập, bảo quản và sử dụng hồ sơ dạy học.

iii. Năng lực giáo dục

Đây cũng là một trong những năng lực cơ bản của giáo viên. Để đánh giá năng lực này chuẩn đã đưa ra 6 tiêu chí, có thể cụ thể hóa các tiêu chí đó như sau:

Yêu cầu về năng lực giáo dục qua dạy học

- Khai thác được tiềm năng giáo dục của nội dung, các hình thức tổ chức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực;

- Khai thác được tiềm năng giáo dục qua việc xử lý các tình huống nảy sinh trong giờ học.

Yêu cầu về năng lực xử lý tình huống giáo dục

- Phát hiện và nhận dạng được tính chất của tình huống xảy ra;

- Thu thập và xử lý được thông tin cần thiết để biện quyết tình huống; - Lựa chọn và thực hiện được phương án biện quyết tình huống phù hợp nhất;

- Lôi cuốn được học sinh tham gia vào toàn bộ quá trình xử lý tình huống giáo dục;

- Đánh giá được cách biện quyết tình huống và rút kinh nghiệm.  Yêu cầu về năng lực tư vấn cho học sinh

- Xây dựng được quan hệ thân thiện, tôn trọng, tin cậy với học sinh; - Khơi gợi học sinh giãi bày vấn đề đang gặp phải;

- Tư vấn cho học sinh lựa chọn quyết định và giải quyết vấn đề một cách tích cực, mang tính xây dựng.

Yêu cầu về năng lực phối hợp với gia đình học sinh và các lực lượng giáo dục khác

- Xác định được lực lượng cần phối hợp để tác động đến học sinh hoặc để tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục khác dựa trên khả năng và ưu thế của họ;

- Lập được kế hoạch phối hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với khả năng và ưu thế của từng lực lượng;

- Đánh giá và rút được kinh nghiệm sau khi phối hợp.  Yêu cầu về năng lực xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

- Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật để xác định đặc điểm của cá nhân, tập thể học sinh và môi trường giáo dục;

- Xây dựng được kế hoạch công tác chủ nhiệm đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, biện pháp, thời điểm, nguồn lực, kết quả mong đợi;

Yêu cầu về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục

- Cố vấn cho học sinh thiết kế kịch bản tổ chức các dạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện;

- Lôi cuốn sự tham gia của học sinh vào việc tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục;

- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm.

Yêu cầu về năng lực tổ chức giờ sinh hoạt lớp

- Cố vấn cho học sinh thiết kế nội dung chương trình sinh hoạt lớp;

- Lôi cuốn sự tham gia của học sinh vào tổ chức và thực hiện giờ sinh

hoạt lớp;

- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá và rút kinh nghiệm.

- Xây dựng được kế hoạch giáo dục học sinh “cá biệt” trên cơ sở tìm hiểu, xác định được nguyên nhân, năng lực, sở trường, nhu cầu.

- Phối hợp được với gia đình, giáo viên môn học, tập thể lớp và các tổ chức xã hội trong và ngoài trường để giáo dục học sinh “cá biệt” có kết quả.

- Ứng xử phù hợp với những dạng hành vi không mong đợi của học sinh.

- Khơi dậy được lòng tự trọng để học sinh tự hoàn thiện bản thân.

Yêu cầu về năng lực xây dựng, quản lý và sử dụng hồ sơ giáo dục

- Xây dựng và cập nhật được hồ sơ chủ nhiệm ;

- Khai thác được hồ sơ chủ nhiệm để phục vụ cho việc đánh giá , ra các quyết định giáo dục và làm các loại báo cáo;

- Bảo quản được hồ sơ về học sinh an toàn và bí mật.  Yêu cầu về năng lực kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục

- Xác định được mục đích và nội dung đánh giá với các tiêu chí phù hợp;

- Xác định hình thức, phương pháp, kĩ thuật thiết kế công cụ đánh giá đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị;

- Sử dụng công cụ để thu thập thông tin đa chiều từ nhiều nguồn khác nhau;

- Xử lý, phân tích thông tin để đưa ra kết luận đánh giá khách quan, khích lệ;

- Tổ chức được hoạt động tự đánh giá và điều chỉnh kết quả giáo dục của học sinh;

- Sử dụng kết quả đánh giá để hướng dẫn học sinh tự giáo dục; để giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục, phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục khác và để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn sau.

iv. Năng lực hoạt động chính trị xã hội

- Phối hợp với gia đình và cộng đồng: Phối hợp với gia đình và cộng đông trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực cộng đồng phát triển nhà trường .

- Tham gia hoạt động chính trị xã hội : Tham gia các hoạt động chính trị xã hội rong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

v. Năng lực phát triển nghề nghiệp

Để đánh giá năng lực này chuẩn đã đưa ra 2 tiêu chí, có thể cụ thể hóa các tiêu chí đó như sau:

Yêu cầu về năng lực tự đánh giá và phát triển trình độ nghề nghiệp Đối chiếu, so sánh năng lực của bản thân với chuẩn để nhận ra những

mặt mạnh và hạn chế;

- Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục hạn chế để nâng cao trình độ nghề nghiệp của bản thân;

- Huy động và sử dụng các nguồn lực khách quan và chủ quan để thực hiện được kế hoạch đặt ra;

- Tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch dựa trên các minh chứng về sự tiến bộ nghề nghiệp.

Yêu cầu về năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục

- Xác định được vấn đề, đối tượng, mục đích, nhiệm vụ cần nghiên cứu; - Lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu phù hợp;

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu;

- Tổng kết, viết và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.

*) Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên

 Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm.

 Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:

* Đạt chuẩn :

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít

nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

* Chưa đạt chuẩn - loại kém:

Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở trường trung hoc cơ sở nguyễn huy tưởng đông anh, hà nội luận văn ths giáo dục học (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)