Thế chấp tàu bay, tàu biển

Một phần của tài liệu thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền - thực trạng tại tòa án nhân dân huyện duy xuyên tỉnh quảng nam từ 2010-2012 (Trang 48 - 50)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1.2.Thế chấp tàu bay, tàu biển

2.1.2.1. Thế chấp tàu bay

Điều 28 Luật Hàng khơng dân dụng Việt Nam 2006 qui định “các biện pháp bảo đảm bằng tàu bay bao gồm: cầm cố, thế chấp”.Trong trường hợp bên thế chấp cĩ nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, cĩ thể dùng tàu bay để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của mình. Tuy nhiên khơng phải bất cứ tàu bay nào cũng cĩ thể là đối tượng thế chấp. Tàu bay là đối tượng thế chấp theo qui định pháp luật Việt Nam là tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, khơng phụ thuộc chủ sở hữu tàu bay đĩ là tổ chức, cá nhân Việt Nam hay tổ chức, cá nhân nước ngồi.

Việc thế chấp tàu bay theo qui định pháp luật Hàng khơng được hiểu là thế chấp đối với thân tàu bay, các động cơ của tàu bay và các thiết bị khác được sử dụng trên tàu bay đĩ, khơng phụ thuộc vào việc đã lắp đặt trên tàu bay hay tạm thời tháo khỏi tàu bay (trừ trường hợp các bên cĩ thoả thuận khác).

Hình thức, thế chấp tàu bay phải lập thành văn bản và phải đăng ký thế chấp. Điều 12 NĐ163/2006/NĐ-CP qui định các trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm trong đĩ cĩ “thế chấp tàu bay, tàu biển”. Ngồi ra, việc

thế chấp tàu bay cũng phải được ghi vào sổ đăng ký tàu bay của cục hàng khơng Việt Nam.

2.1.2.2. Thế chấp tàu biển

Khoản 1 và khoản 4, Điều 33 Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam qui định

“thế chấp tàu biển là việc chủ tàu dùng tàu biển thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” “các qui định về thế chấp tàu biển cĩ thể áp dụng đối với tàu biển đang đĩng”.

Để thế chấp tàu biển chủ sở hữu tàu biển phải tuân theo các qui định của Bộ Luật Hàng Hải: Chủ sở hữu chỉ được thế chấp tàu biển sau khi đã đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia và được cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

Trong thời hạn thế chấp, nếu khơng được sự đồng ý của người nhận thế chấp, bên thế chấp khơng được tự ý chuyển quyền sở hữu tàu biển cho người khác. Bên thế chấp cĩ quyền dùng một tàu biển để bảo đảm nhiều khoản vay nếu tàu biển cĩ giá trị lớn hơn tổng giá trị các khoản vay (nếu trường hợp các bên cĩ thoả thuận khác).

Bên thế chấp phải cĩ nghĩa vụ mua bảo hiểm cho tàu biển, vì tàu biển là tài sản cĩ giá trị lớn đồng thời để khắc phục rủi ro do nguyên nhân khách quan gây ra mà các bên khơng cĩ khả năng hoặc khơng thể khắc phục được.

Bên nhận thế chấp khi nhận thế chấp tàu biển, cĩ quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao cho mình bản sao chứng nhận đăng ký tàu biển của tàu biển thế chấp. “Việc thế chấp tàu biển cĩ hiệu lực sau khi ghi trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam”[13, Đ35]. “Thế chấp tàu biển” thuộc trường hợp phải đăng ký thế chấp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo qui định Điều 12 NĐ 163/2006/NĐ-CP.

Hợp đồng thế chấp tàu biển chấm dứt khi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, tàu biển thế chấp được đem xử lý. Quyền xử lý tàu biển thế chấp chỉ đặt ra khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà bên thế chấp khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ. Trường hợp các bên cùng

nhận thế chấp một tàu biển, thứ tự ưu tiên thanh tốn giữa các chủ nợ được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp.

Một phần của tài liệu thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền - thực trạng tại tòa án nhân dân huyện duy xuyên tỉnh quảng nam từ 2010-2012 (Trang 48 - 50)