Mối quan hệ giữa biện pháp thế chấp và hợp đồng vay

Một phần của tài liệu thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền - thực trạng tại tòa án nhân dân huyện duy xuyên tỉnh quảng nam từ 2010-2012 (Trang 40 - 42)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.11.1. Mối quan hệ giữa biện pháp thế chấp và hợp đồng vay

1.11.1.1. Trong quan hệ tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường phát triển năng động, hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động rất quan trọng, để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển địi hỏi phải cĩ đầu tư và nhu cầu về vốn là cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, giao dịch bảo đảm được xác lập nhiều nhất là hợp đồng tín dụng. Trong những năm gần đây hoạt động tín dụng ngân hàng rất phát triển, đối tượng cấp tín dụng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, ngân hàng cĩ thể lâm vào tình trạng khĩ khăn bất cứ lúc nào bởi vì khách hàng vay khơng trả tiền hoặc vay với mục đích lừa đảo. Qui định về cho vay tín dụng vẫn là một qui định mở. Trên thế giới, chỉ cĩ một số quốc gia cĩ quy định bắt buộc tổ chức tín dụng cho khách hàng vay phải cĩ bảo đảm bằng tài sản. Việc cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản hay khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản phụ thuộc vào quyết định của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, việc cho vay khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản cĩ thể làm cho tổ chức tín dụng dễ rơi vào tình trạng phá sản, bởi khi khách hàng vay khơng duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến khơng cĩ khả năng hồn trả vốn vay, lúc này ngân hàng sẽ khĩ cĩ thể thu hồi được nợ bởi khoản vay khơng được bảo đảm bằng tài sản nào cả.

Từ thực tế đĩ, cùng với sự khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á 1997 -1998 thì việc cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản được chú trọng hơn. Ở Việt Nam, ngân hàng sẽ chỉ mở tín dụng cho khách hàng vay nếu họ cĩ tài sản để thế chấp.

Từ những phân tích ở trên cĩ thể thấy, trong quan hệ tín dụng các biện pháp bảo đảm thực sự cĩ vai trị quan trọng, đặc biệt là biện pháp thế chấp. Do nghĩa vụ hồn trả tiền vay trong hợp đồng tín dụng thường cĩ giá trị lớn

và cĩ tính rủi ro cao nên hầu hết các tổ chức tín dụng khi cho vay đều mong muốn sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để phịng tránh rủi ro cho các khoản tín dụng đã cung cấp. Chính vì vậy, các hợp đồng thế chấp hiện nay được giao kết chủ yếu là nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay phát sinh từ các hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Trong bối cảnh tồn cầu hố kinh tế, khi mà các giao dịch dân sự trở lên đa dạng và phức tạp, cùng với đĩ các quan hệ tín dụng cũng ngày càng phát triển thì biện pháp thế chấp giúp các bên tin tưởng và mạnh dạn hơn khi tham gia vào các quan hệ đĩ, tạo điều kiện cho sự chu chuyển nguồn vốn một cách mạnh mẽ và cĩ hiệu quả, gĩp phần phát triển kinh tế đất nước. Cĩ thể thấy, bản chất của thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện hoạt động tín dụng là biện pháp cĩ tính chất dự phịng để khấu trừ nghĩa vụ của bên vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng nếu bên vay khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Trong số bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự : cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp thì biện pháp được sử dụng phổ biến nhất là thế chấp tài sản. Với đặc trưng dùng tài sản để bảo đảm khơng phải chuyển giao mà lợi ích của các bên trong quan hệ vẫn đạt được là một cách giải quyết tuyệt vời, hữu hiệu chỉ cĩ ở biện pháp thế chấp. Điều đĩ giải thích tại sao thế chấp được lựa chọn làm biện pháp bảo đảm trong hầu hết các giao dịch dân sự, đặc biệt là trong quan hệ tín dụng. Qua những phân tích ở trên, cùng với việc làm rõ khái niệm, đặc điểm pháp lý của biện pháp thế chấp tài sản cĩ thể khẳng định rằng thế chấp tài sản là biện pháp linh hoạt và mang lại hiệu quả nhất trong các quan hệ tín dụng.

1.11.1.2. Quan hệ vay tiền trong nhân dân

Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên tất cả các ngành nghề lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội luơn chứa đựng nhiều rủi ro, yêu cầu đặt ra đĩ là phải bảo tồn được vốn và tài sản, để từ đĩ cĩ thể duy trì và

phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định các quan hệ dân sự. Vậy để bảo tồn vốn và tài sản một cách tốt nhất thì phải làm gì? Các bên trong quan hệ đã sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, các biện pháp bảo đảm này thực sự đã phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm quyền lợi của các bên.

Quan hệ vay tiền trong nhân dân là một quan hệ phức tạp, giữa người vay và người cho vay luơn cĩ sự đối nghịch nhau về lợi ích. Đối với người cho vay thì khả năng hồn trả vốn vay của người vay được quan tâm hàng đầu. Người cho vay chỉ cĩ thể tin tưởng giao một khoản tiền hay tài sản nào đĩ cho người vay sở hữu trong một thời gian nhất định, khi người vay cĩ sự bảo đảm bằng một tài sản nào đĩ cho khả năng hồn trả vốn vay của mình.

Nếu như khơng cĩ sự bảo đảm bằng tài sản thì quyền lợi của bên cho vay sẽ bị đe doạ, bên cho vay cĩ thể rơi vào tình trạng mất cả gốc lẫn lãi khi cho vay, nhất là trong nền kinh tế nhiều biến động và phức tạp như nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong trường hợp này thì biện pháp thế chấp tài sản là một biện pháp pháp lý cần thiết, quyền lợi của bên cho vay sẽ luơn được bảo đảm, một khi cĩ sự vi phạm nghĩa vụ thì tài sản thế chấp sẽ được đem xử lý để thu hồi vốn vay.

Như những phân tích ở trên, biện pháp thế chấp tài sản với những ưu thế, đặc trưng riêng của mình đã trở thành sự lựa chọn phổ biến của các bên khi thiết lập quan hệ vay tiền.

Một phần của tài liệu thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền - thực trạng tại tòa án nhân dân huyện duy xuyên tỉnh quảng nam từ 2010-2012 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w