Sơ bộ đánh giá khả năng đáp ứng của danh mục thuốc trongnước với mô hình bệnh tật ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 60 - 62)

- Thiếu các thuốc thuộc nhóm chống độc, giãn cơ ức chế

3.2. Sơ bộ đánh giá khả năng đáp ứng của danh mục thuốc trongnước với mô hình bệnh tật ở Việt Nam.

mô hình bệnh tật ở Việt Nam.

3.2.1. Khả năng đáp ứng theo hoạt chất

- Theo số liệu thống kê của Cục quản lý dược, từ năm 1997 đến năm 2005, số lượng hoạt chất được đưa vào sử dụng để sản xuất trong nước tăng 3,72

lần (từ 175 hoạt chất năm 1997 tăng lên 652 hoạt chất năm 2005). Nhiều

thuốc trước đây nước ta phải nhập khẩu thì nay một số doanh nghiệp trong nước đã đưa vào sản xuất. Nhờ đó, nhu cầu dự phòng và điều trị bệnh

cho nhân dân đang dần được đáp ứng.

- Một số hoạt chất mới được đưa vào sử dụng ở nước ta như: Metformin, Atovastatin, Fenofibrat, Furosemid, Stavudin, Lamivudin.... Tuy giá thành của những thuốc này vẫn còn khá cao, nhưng so với các thuốc nhập ngoại (Mỹ, Pháp, Hungary, Bỉ...) thì giá thành rẻ hơn nhiều. Điều này giúp làm giảm đáng kể chi phí thuốc dùng cho điều trị. Việc bổ xung một số dược chất mới vào danh mục thuốc sản xuất trong nước đã giúp cải thiện bước đầu khả năng đáp ứng của thuốc trong nước với nhu cầu sử dụng của nhân dân.

® - Nhìn chung thuốc trong nước mới chỉ đáp ứng được nhu cầu điều trị các bệnh thông thường. Do cơ cấu hoạt chất của thuốc trong nước thiếu nhiều nhóm chuyên khoa. Phần lớn nhóm thuốc chuyên khoa, thuốc điều trị những bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo nước ta vẫn phải nhập khẩu với giá thành cao.

3.2.2. Khả năng đáp ứng theo nhóm tác dụng dược lý

3.2.2.1. Những nhóm thuốc sơ bộ đáp ứng được nhu cầu điều trị

Trong 26 nhóm thuốc điều trị theo tác dụng dược lý chỉ có một số nhóm thuốc cơ bản đáp ứng được nhu cầu điều trị.

Bảng 3.15: D anh mục một số nhóm thuốc đáp ứng được nhu cầu điều trị

STT Nhóm tác dụng dược lý SDK Tỉ lệ (%)

trên tổng SDK 01 Chống nhiễm khuẩn- ký sinh

trùng 1581 20,1

02 Vitamin và thuốc bổ 920 11,7

03 Hạ nhiệt-giảm đau-chống

viêm 849 10,8

04 Thuốc đường hô hấp 393 5,0

05 Thuốc ngoài da 354 4,5

06 Thuốc sát trùng- tẩy uế 71 0,9

(Thu thập và xử lý từ nguồn dữ liệu của CQLDVN )

- Trong thời gian qua, những thuốc này đã có sự phát triển nhanh chóng,

cung cấp tương đối đủ cả về số lượng và chủng loại cho nhu cầu chữa

bệnh của người dân. Trong đó, ba nhóm thuốc phát triển nhanh nhất là: nhóm chống nhiễm khuẩn - kí sinh trùng và nhóm hạ nhiệt giảm đau chống viêm và nhóm vitamin thuốc bổ. Vì vậy, so với các nhóm thuốc khác, khả năng đáp ứng của 3 nhóm thuốc này là tốt nhất.

- Bên cạnh yếu tố thuộc về số lượng SDK và hoạt chất, dạng bào chế cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thuốc. Những nhóm thuốc trên tuy không thiếu về số lượng SDK và số lượng hoạt chất nhưng chủ yếu vẫn được bào chế dưới những dạng thông thường và thiếu

những dạng bào chế hiện đại, dạng bào chế dùng cho chuyên khoa. Vì vậy, nó cũng làm giảm khả năng đáp ứng của những nhóm thuốc này.

Thuốc nội chỉ được sử dụng để điều trị những bệnh thông thường. Với những bệnh nặng, bác sĩ thường chọn thuốc ngoại để điều trị cho bệnh nhân. Ví dụ như: trong nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, những bệnh

nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn đường hô hấp... có thể được điều trị bằng những thuốc sản xuất trong nước, những bệnh nặng hơn như nhiễm khuẩn máu và nhiễm khuẩn các cơ quan nội tạng thì phải sử dụng các thuốc ngoại nhập.

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 60 - 62)