Số lượng thuốc được cấp SDK hàng năm

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 37 - 39)

PHẦN 3: KẾT QUẲ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.1.1. Số lượng thuốc được cấp SDK hàng năm

Theo khảo sát tại thòi điểm tháng 3-2006, số lượng SDK của thuốc trong nước còn hiệu lực 7866 SDK. Tình hình cấp SDK cho thuốc trong nước qua các năm được biểu diễn qua biểu đồ dưói dưới đây

SDK3500 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 3179 1943 4370- rnrr 1552 522 a; 2001 2002 2003 2004 2005 T3-2006

Hình 3.11: Sô lượng thuốc trong nước được cấp SDK qua các năm

( Nguồn: Cục Quản lý dược Việt Nam)

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài nhận thấy số lượng các thuốc trong nước được cấp SDK tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2001, số lượng các thuốc trong nước được cấp SDK là 1370 thì đến năm 2005, con số này là 3179 SDK. Trong 3 tháng đầu năm 2006, Bộ Y tế đã cấp 522 số đăng ký mói. Sự biến thiên của số lượng SDK cấp cho thuốc trong nước được thể hiện rõ nét qua bảng 3.1

4

Bảng 3.4: Số lượng thuốc trong nước được cấp SDK từ 2001 đến 3 - 2006 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 T3-2006 SDK 1370 1227 1552 1943 3179 522 So sánh liên hoàn 100% 89,6% 126,5% 125,2% 163,6% 17,8% So sánh định gốc 100% 89,6% 113,3% 141.8% 232,0% 38,1%

( Thu thập và xử lý từ nguồn số liệu của CQLDVN)

Trong 5 năm trở lại đây, số lượng thuốc trong nước được cấp SDK hàng năm tăng trung bình 26,2%. Ngoại trừ năm 2002, số lượng SDK được cấp cho thuốc trong nước giảm 10,4% còn các năm khác đều tăng nhanh. Đặc biệt, trong năm 2005 tình hình cấp SDK cho thuốc trong nước có sự gia tăng đột biến (tăng 63,6% so với năm 2004 và gấp 2,32 lần năm 2001). Xu hướng tăng số lượng thuốc sản xuất trong nước trong mấy năm trở lại đây (đặc biệt là năm 2005) có thể lý giải do những nguyên nhân sau:

- Kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm trung bình đạt từ 7-8% (năm 2005 là 8,5%). Ngành dược cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó.

Năng lực sản xuất của các xí nghiệp dược phẩm trong nước được cải thiện. Các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc đầu tư phát triển dây truyền công nghệ và quy trình sản xuất. Đến cuối năm 2005, nước

ta có 57 cơ sở đạt GMP.

Nhiều hãng dược phẩm lớn trên thế giới xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Hiện nay, nước ta đã có 17 xí nghiệp sản xuất dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài đang đi vào hoạt động.

ì

Lệ phí đăng ký thuốc thấp không chỉ khuyến khích sản xuất phát triển mà còn kéo theo việc xuất hiện ngày càng nhiều SDK ảo.

Đặc biệt, việc ban hành Thông tư số 06/2004/TT-BYT ngày 28/5/2004 về “ Hướng đẫn sản xuất gia công thuốc ” cũng góp phần làm tăng số lượng SDK thuốc trong năm 2005.

Số lượng các thuốc được cấp SDK thường biến thiên theo chu kỳ hình sin trong vòng 5 năm. Vì đa phần các SDK thường có thời hạn là 5 năm nên sau 5 năm nếu các doanh nghiệp muốn tiếp tục sản xuất mặt hàng đó thì phải xin cấp lại SDK. Theo quy luật đó, trong 5 năm sẽ có một năm có SDK tăng cao hơn bình thường. Năm 2005 nằm trong quy luật đó với SDK tăng vọt.

Hình 3.12: Số lượng thuốc trong nước được cấp SDK từ năm 1994 -2005

( Nguồn: Cục Quản lý dược Việt Nam)

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)