Cơ cấu danh mục đăng ký thuốc theo hoạt chất:

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 39 - 44)

PHẦN 3: KẾT QUẲ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.1.2. Cơ cấu danh mục đăng ký thuốc theo hoạt chất:

3.1.2.1 Số lượng hoạt chất:

Số lượng các hoạt chất được sử dụng để sản xuất thuốc là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của ngành dược một quốc gia. Tình

hình sử dụng các hoạt chất để sản xuất thuốc chữa bệnh ở nước ta được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.5: Số lượng hoạt chất mói được đưa vào sử dụng (2 0 0 1 -2 0 0 5 )

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

SỐHC 365 384 393 422 652

SỐHC

mối 19 19 9 29 230

( Nguồn : Cục Quản lý dược Việt Nam )

Sự gia tăng số lượng hoạt chất được đưa vào sử dụng ở Việt Nam được thể hiện sõ qua biểu đồ dưới đây:

□ Hoạt chất

2001 2002 2003 2004 2005

Hình 3.13: Số lượng hoạt chất được đưa vào sử dụng nước ta

Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng hoạt chất được đưa vào sử dụng nước ta liên tục tăng trong 5 năm trở lại đây:

- Từ 365 hoạt chất được đưa vào sử dụng năm 2001, đến năm 2005, ngành dược nước ta đã sử dụng 652 hoạt chất (gấp 1,78 lần năm 2001). Năm 2005, số lượng hoạt chất mới được đưa vào sử dụng là 230, cao nhất từ trước đến nay.

- Những hoạt chất mới được đưa vào sử dụng ở nước ta đóng một vai trò quan trọng cho việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Trước đây, nước ta phải nhập khẩu các thuốc có chứa hoạt chất cùng loại với giá cao gấp nhiều lần. Đến nay, việc một số loại thuốc trong nước đã sản xuất được đã khiến cho thị trường dược phẩm trong nước phong phú hơn, giảm giá thành điều trị, hạn chế tình trạng độc quyền của các hãng dược phẩm nước ngoài.

Kết quả trên có được là do các chủ trương chính sách của nhà nước và BYT nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước sử dụng các hoạt chất mới để sản xuất dược phẩm.

3.1.2.2. Cơ cấu các hoạt chất

♦> Các thuốc trong nước có sự trùng lặp lớn về mặt hoạt chất.

Bảng 3.6: Tỉ lệ trùng lặp SDK trên một hoạt chất của thuốc trong nước

Năm 2001 2002 2003 2004 2005

Tỉ lệ

SĐK/hoạt chất 17,2 16,1 12,6 16,0 10,0

( Thu thập và xử lý từ nguồn số liệu của CQLDVN)

- Trong năm 2005, số lượng thuốc tân dược trong nước còn hiệu lực là 6496 và số lượng hoạt chất tân dược được sử dụng là 652. Như vậy, trung bình một hoạt chất có 10 SDK. Tỉ lệ trung bình SDK trên một hoạt chất đã

9

giảm nhiều so với các năm trước (bảng 3.6). Nguyên nhân là năm 2005 có 230 hoạt chất mới được các doanh nghiệp sản xuất trong nước sử dụng nên tỉ lệ trùng lặp có giảm đi. Tuy nhiên, thực tế số lượng SDK của các hoạt chất này còn khá nhỏ nên các SDK vẫn tập trung nhiều vào những hoạt chất quen thuộc đã được sử dụng từ trước.

- Bản thân danh mục sản phẩm của các công ty cũng có sự trùng lặp về hoạt chất. Ví dụ: CTCP dược Hậu Giang có 39 sản phẩm có chứa hoạt chất Paracetamol, 17 sản phẩm có chứa Amoxicilin trên tổng số 177 sản phẩm mà công ty đang sản xuất. Tinh trạng này cũng xảy ra các doanh nghiệp khác.

- Tỉ lệ số SDK trên một hoạt chất của các thuốc trong nước cao hơn nhiều so với các thuốc nhập khẩu. Các thuốc nhập khẩu trung bình mỗi hoạt chất có 6,1 SDK (5643 SĐK/915 hoạt chất). Như vậy, sự trùng lặp của thuốc trong nước cao gấp 1,6 lần so với thuốc nước ngoài.

- Sự tồn tại quá nhiều SDK trên một hoạt chất làm cho danh mục đăng ký của thuốc trong nước bị mất cân đối trầm trọng và gây ra một sự lãng phí lớn. Điều này cũng khiến cho việc tiêu thụ thuốc của các công ty gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh nhau rất gay gắt. Để tiêu thụ được sản phẩm, nhiều doanh nghiệp phải giảm giá. Các dây truyền sản xuất cũng không được sử dụng hết công suất gây lãng phí lớn.

Sự tập trung quá nhiều SDK vào m ột số hoạt ch ất quen thuộc làm m ất cân

Bảng 3.7: Danh mục năm hoạt chất có nhiều SDK nhất * STT Những hoạt chất nhiều SDK SDK tân dược Tỉ lệ (%) trên tổng số

Tổng SDK thuốc tân dược trong

nước năm 2005 6496 100% 01 Paracetamol 247 3,8 02 Vitamin c 114 1,8 03 Cephalexin 94 1,5 04 Vitamin BI 65 1,0 05 Ciprofloxacin 65 1,0 Tổng số 5 hoạt chất / 652 hoạt chất thuốc trong nước đăng ký

( tân dược)

585 9,0%

( Thu thập và xử lý từ nguồn số liệu của CQLDVN)

Bảng số liệu trên cho thấy, một số hoạt chất có quá nhiều số đăng ký

khiến cho danh mục đăng ký thuốc không hợp lý:

- Riêng 5 hoạt chất là Paracetamol, Vitamin c, C ephalexin, Vitamin Bl, Ciprofloxacin đã chiếm 9,0% tổng số SDK của 652 hoạt chất, 91 %

SDK còn lại là của 647 hoạt chất. Số lượng SDK của 5 hoạt chất trên được trình bày ở bảng 3.7.

- Nhiều công ty ồ ạt sản xuất những thuốc trên khiến cho thị trường tiêu thụ những sản phẩm này gặp nhiều khó khăn. Những thuốc trên tuy chiếm số lượng lớn nhưng vẫn bị thua thiệt so với các thuốc ngoại chứa cùng hoạt chất. Nguyên nhân là các doanh nghiệp trong nước mới sản xuất những dạng bào chế thông thường, không đầu tư nghiên cứu sản xuất những dạng bào chế hiện đại nhằm nâng cao sinh khả dụng và thuận tiện cho bệnh nhân khi sử dụng. Sự yếu kém trong sản xuất kết hợp với thiếu những hoạt động marketing bài bản khiến cho các thuốc trong nước tồn đọng nhiều trên thị trường do khó tiêu thụ.

- Bên cạnh, một số hoạt chất quá nhiều SDK thì nhiều hoạt chất

khác lại có quá ít SDK. Đó là nhóm chống ung thư và tác động lên hệ miễn dịch, nhóm thuốc tác động đến quá trình đông máu, chế phẩm máu, hormon- nội tiết tố, thuốc chống độc và các thuốc dùng cho chẩn đoán. Những nhóm thuốc trên vừa thiếu về số lượng SDK vừa thiếu về số lượng hoạt chất. Do đó, các nhóm thuốc trên không đáp ứng được nhu cầu thuốc chữa những nhóm bệnh này.

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)