- Thiếu các thuốc thuộc nhóm chống độc, giãn cơ ức chế
3.1.4. Cơ cấu danh mục dăng ký thuốc theo dạng bào chế:
Một số chuyên gia về dược phẩm nhận định ngành dược Việt Nam là ngành sản xuất thuốc generic với nguồn nguyên liệu chủ yếu phải nhập ngoại. Công nghệ bào chế của các thuốc trong nước cũng là một vấn đề phải bàn.
3.1.4.1 .T ỉ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần
Tỉ lệ của dạng thuốc đơn thành phần và đa thành phần cũng là một chỉ tiêu quan trọng khi nghiên cứu danh mục đăng ký thuốc trong nước
Bảng 3.9: Tỉ lệ các thuốc đơn thành phần được cấp SDK qua các năm
Năm
Thuốc đơn thành phần
( TĐTP)
Tổng sô thuốc được cấp SDK Tỉ lệ TĐTP/TS (%) Tỉ lệ TĐTP/T D (%) Tân dươc (TD) Đông dươc (ĐD) Tổng số (TS) 2001 591 1016 354 1370 43,1% 58,1% 2002 623 959 268 1227 50,7% 64,9% 2003 834 1242 310 1552 53,7% 67,1% 2004 991 1574 369 1943 51,0% 62,9% 2005 1172 2589 590 3179 36,8% 45,2%
(Thu thập và xử lý từ nguồn số liệu của CQLDVN )
Nhận xét: Cơ cấu các thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong danh mục đăng ký thuốc ở nước ta không hợp lý:
- Các thuốc đơn thành phần chiếm tỉ lệ 45 - 55% tổng số ĐKT trong
nước và chiếm 55% - 65% tổng số thuốc tân dược. Đặc biệt trong năm 2005, tỉ lệ thuốc đơn thành phần được đăng ký thấp hơn so với các năm trước đây. Tỉ lệ này là 36,8% so với tổng SDK và 45,2% so với tổng SDK của thuốc tân dược.
»
- Tỉ lệ các thuốc đơn thành phần của thuốc nội cũng thấp hơn thuốc ngoại. Tỉ lệ thuốc đơn thành phần trên tổng số SDK của thuốc ngoại là 87,7%.
- Thuốc đa thành phần chiếm tỉ lệ từ 35 - 45% tổng số thuốc tân dược. Đây là một tỉ lệ khá cao so với thuốc nước ngoài. Tuy nhiên, các dạng thuốc đa thành phần của nước ta còn đơn giản, chưa có bước đột phá nào lớn về dạng bào chế và phối hợp tác dụng. Các thuốc đa thành phần trong nước chủ yếu vẫn rập khuôn theo dạng kết hợp kinh điển và có sự trùng lặp lớn. Ví dụ: theo báo cáo tháng 9-2005 của Cục Quản lý dược, nước ta có 72 số SDK của hoạt chất Sulfamethoxazone + Trimetoprim. Đặc biệt hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp sản xuất các thuốc Multi-vitamin (đa vitamin), các thuốc bổ với sự kết hợp của nhiều hoạt chất vitamin và acid amin.
- Tổ chức WHO cũng khuyến cáo không nên kết hợp quá nhiều hoạt chất trong một thuốc khi chưa có thử nghiệm chứng minh tính đúng đắn của sự kết hợp đó. Mặt khác, các thuốc đa thành phẩn thường có giá thành cao hơn so với các thuốc đơn thành phần nên điều này cũng hạn chế sự tiếp cận với thuốc điều trị của người dân nghèo.
3.1.4.2. Cơ cấu theo dạng bào chế:
Dạng bào chế của các thuốc sản xuất trong nước là chỉ tiêu quan trọng nhất để phản ánh trình độ sản xuất và công nghệ bào chế dược phẩm của nước ta. Chỉ tiêu này được thể hiện rõ qua danh mục đăng ký thuốc:
Bảng 3.10: Cơ cấu danh mục thuốc trong nước theo dạng bào chế
STT Dang bào chế Năm 2005 Năm 2004
Số lượng Tỉ lệ % Tỉ lệ %
01 Viên nén 466 14,67 21,51
02 Viên nang 654 20,59 19,73
03 Viên bao phim 528 16,61 16,54
i
05 Viên bao đường 162 5,11 4,50
06 Thuốc tiêm, truyền bột pha
tiêm 151 4,75 4,71
07 Mỡ, kem, gel 93 2,94 3,40
08 Cốm, bột thuốc 145 4,57 5,70
09 Thuốc nước, dung dịch uống 378 11,90 14,34
10 Dạng bào chế mới 108 3,39 3,66
11 Dạng khác 361 11,35 1,93
Tổng số 3179 100 100
( Thu thập và xử lý từ nguồn số liệu của CQLDVN)
■ 12%0 3% □ 22% 0 3% □ 22% ■ 17% □ 12% □ 15% o Viên nang ■ Viên bao phim □ Viên nén
□ Thuốc nước, dung dịch ■ Viên bao đường □ Thuốc tiêm truyền □ Thuốc cốm-thuốc bột □ Dạng bào chế mới □ Thuốc mỡ, kem, gel B Dạng bào chê khác
Hình 3.15: Cơ cấu danh mục ĐKT trong nước theo dạng bào chế ( năm 2004 và 2005 )
Nhận xét: Bảng số liệu trên cho thấy tuy ngành sản xuất dược phẩm trong
nước đã có nhiều đổi mới về dây chuyền sản xuất và công nghệ bào chế nhưng nhìn chung các thuốc trong nước vẫn có quá ít dạng bào chế:
- Các công ty dược phẩm trong nước mới tập trung sản xuất những dạng
bào chế đon giản, không đòi hỏi kĩ thuật cao. Những dạng bào chế cổ điển và bán cổ điển vẫn chiếm đa số ( trên 95%). Trong đó tập trung
nhiều nhất là các dạng bào chế thông thường như: thuốc viên ( viên nén, viên nang, viên bao phim, viên bao đường, viên hoàn) chiếm 60%- 65%,
thuốc nước - dung dịch uống chiếm 10% - 15%, bột thuốc - thuốc cốm chiếm từ 5%-6%, thuốc mỡ chiếm từ 3%-4%, thuốc tiêm - bột pha tiẽm chiếm tỉ lệ 5 %.
- Những dạng bào chế mới như: viên sủi, viên tác dụng kéo dài, thuốc đạn, thuốc đặt, viên nang vi hạt, bột đông khô pha tiêm.... chiếm tỉ lệ
nhỏ 3%- 4%.
- Nhiều dạng thuốc hiện nay ngành công nghiệp dược trong nước chưa
sản xuất được như: nhũ tương tiêm truyền, hệ điều trị qua da, thuốc xịt định liều, thuốc cấy dưới da...Đây là cũng là những tồn tại mà ngành dược nước ta phải phấn đấu trong thòi gian tói.
Như vậy, các thuốc trong nước chủ yếu được bào chế bằng các dạng thông thường, thiếu các dạng bào chế đòi hỏi kĩ thuật cao, công nghệ hiện đại. Điều này cũng phần nào hạn chế phạm vi sử dụng và khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị của thuốc nội.