LỰACHỌN ▼ (Selection)

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 26 - 27)

▼ (Selection) HƯỚNG DẪN SỬDỤNG (Use) Thông tin - Mô hình bệnh tật Gông - Phác đồ Khoa nghệ điều trị học - Ngân sách Kinh tế MUA BÁN (Procument) PHÂN PHỐI (Distribution)

Hình 1.5: Chu trình cung ứng thuốc quốc gia

“Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam” là một nội dung lớn bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực của ngành dược. Chính sách thuốc quốc gia cũng định hướng cho mọi phương châm hoạt động nhằm đảm bảo tốt công tác cung cấp đầy đủ và kịp thời các thuốc có chất lượng an toàn hiệu quả đến tay nhân dân.

1.6.2. Danh mục thuốc thiết yếu: [19],[9] • Khái niệm:

Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp l ỷ ’ .

• Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc thiết yếu:

- Danh mục thuốc thiết yếu phải phù hợp để giải quyết mô hình bệnh tật của nhân dân trong từng thời kỳ.

- Cơ cấu DMTTY phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm thuốc cấp cứu, các nhóm thuốc điều trị các bệnh thông thường nhiều người mắc, các bệnh xã hội.

- Danh mục thuốc thiết yếu phải được rà soát và ban hành theo chu kỳ 3 năm một lần và được thay thế bổ xung kịp thời hàng năm nếu cần. • Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần V:

Ngày 1 tháng 7 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành DMTTY Việt Nam lần V. DMTTY lần này được xây dựng trên mô hình bệnh tật và nhu cầu thuốc điều trị cho nhân dân. Danh mục thuốc tân dược gồm 355 tên thuốc của 314 hoạt chất tân dược phân theo 27 nhóm tác dụng dược lý. DMTTY cổ truyền gồm 94 thuốc phân thành 21 nhóm tác dụng theo quan niệm của Đông y-

Như vậy, việc ban hành DMTTT nhằm hướng tới đối tượng là đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nhu cầu về nhóm thuốc thiết yếu ở nước ta là rất lớn. Nếu ngành dược nước ta đáp ứng được các thuốc trong DMTTY thì sẽ giúp nước ta chủ động được nguồn thuốc cung cấp cho dự phòng và điều trị bệnh.

1.7. Nhu cầu thuốc [3]

1.7.1. Khái niệm về nhu cầu thuốc:

Nhu cầu thuốc là tập hợp tất cả những loại thuốc với dạng bào chế thích hợp, hàm lượng thích hợp, đủ cả về số lượng, đảm bảo chất lượng và hiệu lực để đáp ứng được các yêu cầu phòng chữa bệnh của cá thể, của cộng đồngtrong một phạm vi thời gian, không gian, một trình độ xã hội, khoa học kĩ thuật và khả năng chi trả nhất định.

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 26 - 27)