Mô hình bệnh tật ở Việt Nam [3],[12]

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 29 - 31)

*1* Khái niệm:

“Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp của tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần, dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó trong một khoảng thòi gian nhất định.”

*** Mô hình bệnh tật ở Việt Nam:

Việt Nam là một nước đang phát triển với hơn 83 triệu dân, trong đó hơn 75% người dân làm nông nghiệp. Nước ta lại nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa ẩm. Vì thế, mô hình bệnh tật của nước ta vừa có những đặc điểm của một nước đang phát triển vừa có đặc điểm của một nước nhiệt đới. Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng “ở ”

Việt Nam, vê mô hình bệnh tật, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.

Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã liên tục tăng trưởng từ 7,5 - 8% / năm. Đời sống vật chất của người dân đang dần được nâng cao khiến cho mô hình bệnh tật của nước ta hiện nay có những thay đổi lớn. Những bệnh trước đây, thường chỉ thấy ở những nước phát triển, mà ta vẫn quen gọi là “ bệnh nhà giàu” như tim mạch, tiểu đường, béo phì, gút... thì nay đang dần xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố lớn. Bên cạnh đó, do môi trường sống của người dân đang ngày càng bị ô nhiễm gây ra những căn bệnh như ung thư, tâm thần, ngộ độc thực phẩm, tai nạn, chấn thương... Xu thế hội nhập toàn cầu hoá cũng gây ra nhiều căn bệnh xã hội có tốc độ lây truyền cao như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, dịch SARS, dịch cúm gà H5N1...VÌ vậy có thể thấy mô hình bệnh tật ở Việt Nam rất phức tạp. Nó đang xen giữa mô hình bệnh tật của một nước nhiệt đới đang phát triển (với đặc trưng là các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn chiếm một tỉ lệ cao) và đang dần hình thành mô hình bệnh tật của các nước phát triển (với đặc điểm là các bệnh tim mạch, tiểu đường chiếm tỉ lệ cao).

Việc hiểu rõ mô hình bệnh tật của nước ta, để qua đó nhà nước có những định hướng đối với ngành Dược trong việc sản xuất và cung ứng thuốc điều trị cho người dân là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cũng nên tìm hiểu kĩ lưỡng mô hình bệnh tật để tìm hướng sản phẩm phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Bảng 1.2 : Cơ cấu bệnh tật và tỉ lệ mắc ở Việt Nam năm 2004

STT Chương bệnh Tỉ lệ mắc Ti lệ chết

01 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật 12,12 16,62

02 Khối u 2,11 3,02

03 Bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế

miễn dịch 0,39 0,77

04 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá 1,56 0,85

05 Bệnh hệ tuần hoàn 6,93 18,44

06 Bệnh hô hấp 19,73 8,89

07 Bệnh tiêu hoá 9,60 3,78

08 Vết thương ngộ độc và di chứng của

nguyên nhân bên ngoài 8,44 15,35

09 Bệnh của da và mô dưới da 1,17 0,11

10 Bệnh của phụ nữ trong thời kỳ sinh nở 13,37 0,28

Một phần của tài liệu Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc trong nước được đăng ký lưu hành ở việt nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)