Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng ñể rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn ñể chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa ñựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban ñầu (Hoàng
Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Khi thang ño ñạt ñộ tin cậy, các biến quan sát sẽñược sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:
-Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ tiêu dùng ñể xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm ñịnh Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
-Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5
-Chấp nhận thang ño khi tổng phương sai trích ≥ 50%.
-Số lượng nhân tốñược xác ñịnh dựa vào Eigenvalue ñại diện cho phần biến thiên ñược giải thích bởi mỗi nhân tố, hệ số này phải có giá trị ≥ 1.
Kết quả phân tích nhân tố EFA (Phụ lục 5)
Từ kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho thấy 25 biến quan sát ñược nhóm thành 6 nhân tố. Hệ số tải nhân tố (factor loading) ñều > 0.5 nên các biến quan sát
ñều quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực.
Từ kết quả kiểm ñịnh KMO và Bartlett cho thấy giá trị KMO = 0.8 > 0.5 và kiểm ñịnh Bartlett ñạt giá trị mức ý nghĩa là 0.000 (Sig = 0.000). Do vậy phân tích nhân tố khám phá (EFA) phù hợp với dữ liệu và các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể.
Kết quả từ bảng tổng phương sai ñược giải thích (Total Variance Explained) cho thấy phương sai trích ñạt 69.137% (>50%) thể hiện rằng 6 nhân tố rút ra giải thích ñược 69.137% biến thiên của tập dữ liệu (25 biến), do vậy các thang ño rút ra
ñược chấp nhận. Điểm dừng khi rút trích nhân tố thứ 6 với Eigenvalue = 1.176 > 1
ñạt yêu cầu.
Bảng 2.6: Ma trận xoay nhân tố
Biến quan sát Nhân tố
1 2 3 4 5 6
HQ3 .837 HQ5 .789 HQ6 .687 HQ2 .552 HQ1 .522 RR4 .864 RR1 .834 RR5 .815 RR3 .727 RR2 .669 DSD3 .861 DSD2 .850 DSD1 .749 DSD4 .687 CN1 .803 CN4 .751 CN3 .748 CN2 .725 TH3 .804 TH2 .803 TH1 .795 XH1 .826 XH2 .713 XH3 .638 Nguồn: phân tích dữ liệu của tác giả
Từ bảng 2.6, ta nhận thấy các nhân tốñược hình thành bao gồm:
-Nhân tố thứ nhất bao gồm 6 biến quan sát: HQ4: sử dụng dịch vụ IBMB có thể giúp mình giao dịch mọi lúc mọi nơi miễn là có mạng Internet; HQ3: dịch vụ IBMB thực sự hữu ích và thuận tiện cho người sử dụng; HQ5: sử
tuyến an toàn, nhanh chóng; HQ6: sử dụng dịch vụ IBMB có thể giúp mình hoàn thành các công việc liên quan ñến Ngân hàng một cách nhanh chóng; HQ2: sử dụng dịch vụ IBMB giúp các giao dịch ñược thực hiện nhanh chóng; HQ1: sử dụng dịch vụ IBMB giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ nguyên như cũ là Hiệu quả mong ñợi, ký hiệu HQ.
-Nhân tố thứ hai bao gồm 5 biến quan sát: RR4: thực hiện giao dịch trên IBMB có thể tạo ra sơ sót gây mất tiền trong tài khoản; RR1: thực hiện giao dịch trên IBMB không an toàn; RR5: sử dụng dịch vụ IBMB có rủi ro quá lớn so với lợi ích mà nó mang lại. RR3: thực hiện giao dịch trên IBMB có thể bị ñánh cắp thông tin cá nhân; RR2: mật khẩu giao dịch trên IBMB dễ
dàng bị ñánh cắp. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ nguyên là Rủi ro trong giao dịch, ký hiệu: RR.
-Nhân tố thứ ba bao gồm 4 biến quan sát: DSD3: thực hiện các giao dịch trên IBMB dễ dàng và ñơn giản; DSD2: khách hàng có thể dễ dàng nắm bắt và sử dụng dịch vụ IBMB; DSD1: sử dụng dịch vụ IBMB giúp thực hiện các giao dịch dễ dàng; DSD4: khách hàng có thể sử dụng dịch vụ IBMB một cách nhanh chóng, thuần thục. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ nguyên là Dễ
sử dụng, ký hiệu: DSD.
-Nhân tố thứ tư bao gồm 4 biến quan sát: CN1: giao diện chương trình IBMB ñơn giản và dễ sử dụng; CN4: giao dịch IBMB trên các thiết bị cầm tay (ñiện thoại thông minh, máy tính bảng) thực sự dễ dàng; CN3: giao dịch IBMB trên máy vi tính/laptop thực sự dễ dàng; CN2: công nghệ bảo mật của dịch vụ IBMB là hiện ñại và an toàn. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ nguyên là Công nghệ của dịch vụ, ký hiệu: CN.
-Nhân tố thứ năm bao gồm 3 biến quan sát: TH3: BIDV có hệ thống mạng lưới rộng khắp toàn quốc; TH2: BIDV là một thương hiệu tốt, có uy tín mạnh trong hệ thống các Ngân hàng tại Việt Nam; TH1: thương hiệu BIDV ñóng vai trò quan trọng trong việc quyết ñịnh sử dụng dịch vụ IBMB của Khách
hàng. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ nguyên là Thương hiệu ngân hàng, ký
hiệu: TH.
-Nhân tố thứ sáu bao gồm 3 biến quan sát: XH1: khách hàng sử dụng dịch vụ IBMB là do xu hướng hiện nay ai cũng sử dụng các dịch vụ tương tự; XH2: khách hàng sử dụng dịch vụ IBMB là do mọi người xung quanh (ñồng nghiệp, người thân) cũng sử dụng nó; XH3: khách hàng sử dụng dịch vụ
IBMB là do mọi người xung quanh (ñồng nghiệp, người thân) cho rằng khách hàng cần phải sử dụng nó. Vì vậy, tên nhân tố này vẫn giữ nguyên là
Ảnh hưởng xã hội, ký hiệu: XH.
Qua phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát trong cùng thang ño
ñược gom lại thành 6 nhân tố. Như vậy, 6 nhân tố này sẽ ñược dùng ñể phân tích tương quan và hồi quy ñể kiểm ñịnh mô hình lý thuyết.