ỨNG DỤNG KỸ THUẬT VI GHÉP TRONG NHÂN GIỐNG 3 8-

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học thực vật đại học đà lạt (Trang 39 - 42)

gốc cây hoang dã với ưu điểm năng suất và phẩm chất của cành ghép. Tuy nhiên,trong khi ghép theo kỹ thuật truyền thống do thời gian trồng gốc ghép kéo dài và kích thước mắt ghép quá lớn nên các bệnh virus rất dễ lây truyền.

Để khắc phục nhược điểm trên,kỹ thuật ghép đỉnh sinh trưởng (shoot apex grafting), hay gọi tắt là vi ghép (micrografting) được thử nghiệm và mang lại kết quả tốt.

Về nguyên tắc, vi ghép là nuơi cấy đỉnh sinh trưởng nhưng thơng qua dinh dưỡng tự nhiên của gốc ghép. Đỉnh sinh trưởng làm mắt ghép cĩ kích thước 0,2 – 0,5 mm được tách từ búp non đang sinh trưởng mạnh của cây mẹ trưởng thành; gốc ghép là mầm giá mới nảy từ hạt của giống hoang dại. Tồn bộ cây ghép được nuơi dưỡng trong điều kiện ống nghiệm vơ trùng. Những cây ghép thu được bằng phương pháp này hồn tồn sạch bệnh và mang đặc điểm di truyền của cây mẹ cho mắt ghép.

Phương pháp vi ghép đối với các loại cây cĩ muối (bưởi, cam, chanh, quýt...) được tiến hành như sau:

a/ Gieo hạt lấy cây mầm làm gốc ghép:

Tách hạt từ quả chín, rửa sạch và để khơ trong phịng 24 giờ. Cất giữ trong tủ lạnh ở 4oC để dùng dần. Khi gieo bĩc vỏ trấu, vỏ lụa, khử trùng 5-10 phút bằng dung dịch HgCl2 0,1%, gieo trên mơi trường khống MS chứa 2% saccharose,0,8% aga; để mẫu cấy trong tối ở 25oC . Sau 10 ngày cây mầm dài 5-8 cm được chọn làm gốc ghép.

b/ Tách đỉnh sinh trưởng làm mắt ghép:

Chọn cây mẹ trưởng thành cĩ năng suất và phẩm chất tốt. Hái búp non dài 1,5 – 3,0 cm, cho vào lọ hoặc túi nilon kín đem về phịng thí nghiệm. Cắt bỏ bớt lá, khử trùng bằng hypochlorit natri 0,5% trong 5 phút. Dùng kim nhọn gạt bỏ những lá non, sau đĩ dùng lưỡi dao cạo bẻ nhọn để tách đỉnh sinh trưởng kích thước khoảng 0,5mm, để nguyên trên lưỡi dao để chuyển vào vị trí ghép.

c/ Tiến hành ghép:

Dùng dao cạo cắt bỏ đầu rễ, thân trụ trên lá mầm, để lại ở phần rễ chừng 2- 3cm và ở phần thân chừng 2cm. Cĩ 3 cách ghép:

- Ghép lên mặt cắt: Đặt mắt ghép trực tiếp lên bề mặt lát cắt, trên vịng tượng tầng;

- Ghép chữ T ngược: Dùng đầu nhọn lưỡi dao cắt lỗ ghép hình chữ T ngược, chân chữ T là mặt cắt để dễ bộc lộ vùng tượng tầng; Đặt mắt ghép sao cho mặt cắt của nĩ tiếp xúc với tượng tầng;

- Ghép hàm ếch: Khoét trên thân mầm cách mặt cắt 5mm một vết lõm hình hàm ếch, chiều sâu vết lõm bằng bề dày lớp vỏ. Đặt mắt ghép vào đáy hàm ếch

(hình 4).

Hình 4. Vị trí mắt ghép trong 3 kiểu vi ghép d/ Nuơi cây ghép:

Cây ghép được đặt vào ống nghiệm lớn (25 x 200 mm) chứa 6ml mơi trường MS lỏng cĩ chứa 7,5% đường. Để cây khơng chạm vào thành ống nghiệm, dùng một mảnh giấy sắc ký 4,5 x 4,4 cm gấp thành hình lượn sĩng để làm giá đỡ cho mẫu. Nuơi mẫu ở 25oC, chiếu sáng 16 giờ/ngày. Trong một tuần mắt ghép đã đạt kích thước 1,5 – 2,0 mm và sau 4 tuần chồi ghép đã cĩ kích thước 15 – 20 mm; rễ của gốc ghép cũng mọc thêm rễ phụ. Cây ghép cĩ thể đem trồng ra đất trong vườn ươm.

Điều quan trọng đối với kỹ thuật vi ghép là tạo được sự tiếp xúc giữa mắt ghép và tế bào tượng tầng. Chỉ 2 – 3 ngày sau khi ghép cĩ thể quan sát thấy một vịng mơ sẹo phát sinh từ tượng tầng. Đĩ là điều kiện để mắt ghép và gốc ghép liên kết với nhau.

Thí nghiệm cho thấy:

- Kiểu ghép T ngược cĩ hiệu quả nhất;

- Thích hợp đối với cam ghép lên bưởi là các gốc ghép 14 ngày tuổi;

- Mặc dù mắt ghép lớn cĩ tỷ lệ thành cơng cao, song để đảm bảo tính sạch bệnh virus khơng nên dùng mắt ghép lớn hơn 0,5mm.

Cũng cần chú ý là trong nách lá mầm của gốc ghép cĩ các chồi ngũ, bình thường bị ưu thế ngọn ức chế. Khi ghép ta khử ngọn nên những chồi ngủ này được đánh thức rất nhanh, làm ức chế sự phát triển của mắt ghép. Để tránh tình trang này cần khử mắt ngủ bằng cách khoét vào thân khi khử lá mầm để loại trừ mắt ngủ.

Chồi phụ cũng cĩ thể phát sinh từ tượng tầng của mặt cắt trên gốc ghép. Cần loại bỏ chúng ngay khi phát hiện để tạo điều kiện cho chồi ghép phát triển nhanh.

Cây ghép trong ống nghiệm cĩ bộ rễ tự nhiên rất khỏe vì vậy rất dễ sống khi đưa trồng ra ngồi đất. Cần lưu ý rửa sạch dung dịch nuơi giàu đường để bộ rễ khơng bị nấm. Đất phân làm bầu nên khử trùng để tránh lây nhiễm bệnh. Những cây ghép này sẽ là nguyên liệu đầu dịng nên cần trồng chúng ở những khu vực cách ly tốt.

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học thực vật đại học đà lạt (Trang 39 - 42)