KHAY, CHẬU TRỒNG CÂY 5 6-

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học thực vật đại học đà lạt (Trang 57 - 58)

Ngày càng cĩ nhiều loại khay, chậu dùng để trồng cây được sáng chế nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm. Giá trị của những loại khay, chậu này là tạo điều kiện để cành cắt và cây con ra rễ được thuận lợi và cây con sinh trưởng nhanh.

1.Khay phẳng đáy.

Khay phẳng đáy cĩ lỗ thốt nước ở phía đáy được làm bằng kim loại, plastic hoặc gỗ. Điểm thuận lợi của loại khay này là cho phép di chuyển cây dễ dàng. Trước đây khay thường được đĩng bằng gỗ, sau đĩ chúng được làm bằng kim loại, nhưng kim loại thường cĩ tác dụng độc hại cho cây. Ngày nay phổ biến nhất là loại khay làm bằng plastic (polyethylene, polystyrene) với các kích thước khác nhau, phổ biến nhất là kích thước 28 x 53 cm. Nếu cần, trên mỗi khay người ta thường chia làm hàng chục hoặc hàng trăm ngăn, mỗi ngăn trồng một cây để chúng ra rễ và sinh trưởng một cách độc lập.

2. Chậu đất nung.

Chậu đất nung được sử dụng từ lâu để trồng hoa và cây cảnh. Nhu7ợc điểm chủ loại chậu này là chứa nhiều lỗ thơng nên dễ bị mất nước. Ngồi ra, chúng rất dễ vỡ và đặc biệt là đường kính hình trịn của chúng là yếu tố khơng tiết kiệm mặt bằng. Sau một thời gian sử dụng các muối độc tích lũy trên thành lọ dễ gây độc cho cây nên trước khi sử dụng lại cần phải rửa cho sạch sẽ. Ngày nay chậu đất nung ít được sử dụng để trồng các loại cây thương phẩm, trừ một số loại cây đặc biệt.

3. Chậu plastic.

Chậu nhựa hình trịn hoặc hình vuơng cĩ nhiều ưu điểm: chúng khơng thơng thống cĩ thể sử dụng nhiều lần, nhẹ, chiếm ít chỗ khi cất giữ vì cĩ thể xếp vào nhau. Một số loại nhựa cĩ tíng dịn, dễ vỡ nhưng nếu cẩn thận cĩ thể sử dụng được lâu, một số khác, làm bằng polyethylene, rất dai và rất bền. Những chậu nhỏ dùng để cho cành chiết ra rễ trục tiếp, trịng cây con sau ống nghiệm và để cây quen khí hậu được dùng rất phổ biến.

Chậu plastic khơng thể khử trùng bằng hơi nước, nhưng phần lớn cơn trùng gây hại cĩ thể tiêu diệt bằng cách ngâm chậu trong nườc 70oC trong vịng 3 phút và rửa bằng các dung dịch nước tẩy như Clorox, Purex v.v... Những chất ức chế tác động của tia tử ngoại đơi khi được sử dụng để ngăn cản tác hại của loại tia này trong ánh sáng mặt trời đối với plastic.

4. Chậu sợi.

Các loại chậu với kích thước khác nhau, trịn hoặc vuơng, được chế tạo từ sợi của các loại cây thân gỗ trộn lẫn với phân. Ở trạng thái khơ chúng được bảo quản với thời gian khơng hạn chế. Khi những chậu này bị thối rữa vì các lý do sinh học,

chúng được chơn luơn vào đất cùng với cây trồng. Các chậu làm bằng than bùn được sử dụng rất thuận tiện khi trồng cây trong một thời gian ngắn trước khi chuyển sang chậu lớn hơn hoặc đem trồng ngồi đồng.

5. Chậu giấy.

Chậu giấy hoặc các chậu làm bằng giấy cuộn trịn được sử dụng rất phổ biến trong việc nhân giống bằng hạt các loại cây cảnh hoặc cây rừng. Chúng rất thuận tiện cho việc cơ giới hố các khâu nhồi đất, gieo hạt và tạo điều kiện để bộ rễ phát triển tốt. Một đặc điểm thuận lợi của chậu giấy là dễ bị các yếu tố sinh học làm cho thối rữa và cây con trồng trong đĩ dễ dàng trồng sang các chậu lớn hơn hoặc trồng ngồi đất mà khơng sợ làm tổn thương bộ rễ. Một số chậu loại này cĩ thể được xử ly hydroxyde đồng để kích thích sinh trưởng bộ rễ và làm chậm tốc độ hư hại của chậu.

6. Túi polyethylene.

Túi polyethylene được sử dụng rất rộng rãi để trồng cây con, đặc biệt ở châu Âu, Uùc và NewZerland vì chúng rất rẻ so với chậu plastic và sử dụng rất thuận tiện, mặc dù một số túi thường dễ rách. Thơng thường những tíi này màu đen, nhưng tốt hơn cả là sử dụng loại túi màu đen bên trong và màu trắng bên ngồi. Màu trắng bên ngồi cĩ tác dụng phản chiếu ánh sáng và nhiệt, làm cho mơi trường bên trong ít chịu ảnh hưởng của năng lượng mặt trời. Nhược điệm duy nhất của túi polyethylene là dễ làm cho bộ rễ bị tổn thương.

7. Khay trồng bằng gỗ.

Những khay gỗ kích thước lớn thường được dùng để nhân giống một số lượng lớn cây con trong một thời gian dài. Cây con trồng trong những khay này cĩ thể tồn tại ở đĩ từ 6 tháng đến một năm hoặc trong nhiều năm để cho bộ rễ làm quen với khí hậu trươc khi tiêu thụ.

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học thực vật đại học đà lạt (Trang 57 - 58)