QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ THỔ NHƯỠNG TRONG NHÂN GIỐNG VÀ

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học thực vật đại học đà lạt (Trang 58 - 64)

GIỐNG VÀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG.

Các vật liệu khác nhau được dùng để cho hạt nẩy mầm hoặc cho cành cắt ra rễ. Để cĩ kết quả tốt cần phải tuân thủ các quy định sau đây:

1/ Chất trồng phải đủ chắc chắn và đủ chặt để giữ càng cắt hoặc hạt tại chỗ trong quá trình ra rễ và nẩy mầm. Thể tích của khối chất trồng cần phải ổn định khi ẩm cũng như khi khơ; độ co quá đáng sau khi chất trồng bị khơ la điều cần tránh.

2/ Chất trồng cần cĩ độ phân hủy cao (để đạt tỉ lệ 20C/1N) để đề phịng khả năng khĩ hấp thụ nitơ và sự thiếu hụt quá đáng trong quá trình sản xuất.

3/ Chất trồng cần dễ được làm ẩm vừa phải (khơng được ẩm quá) và giữ được độ ẩm cần thiết để làm giảm nhu cầu tưới nước.

4/ Chất trồng phải thơng thống vừa phải để tránh ứ đọng nước tưới và tạo điều kiện để bộ rễ tiếp xúc với oxy.

5/ Khơng được chứa hạt cỏ dại, giun và các nguồn bệnh khác. 6/ khơng được cĩ độ mặn cao.

7/ Cĩ thể khử trùng bằng nhiệt theo nguyên tắc Pasteur hĩa hoặc xử lý hĩa chất mà khơng gây tác hại cho cây trồng.

8/ Cĩ khả năng trao đổi cation cao để duy trì khả năng dinh dưỡng cho cây. 9/ Cĩ chất lượng ổn định trong nhiều lần trồng cây, kể cả khả năng ra hoa kết quả.

10/ Chất trồng dễ tìm và giá cả cĩ thể chấp nhận được.

Mơi trường nhân giống sử dụng trong nghề làm vườn và trong trồng rừng là hỗn hợp càc thành phần hữu cơ và vơ cơ với thành phần khác nhau và cĩ tình chất bổ sung cho nhau. Thành phần hữu cơ bao gồm than bùn, vỏ cây hoặc rêu mục. mùn cưa, lá khơ, vỏ trấu cũng thường được dùng nhưng tính dễ bị oxy hĩa và kết cấu rắn chắc của chúng làm giảm độ thơng khí của mơi trường và chúng cĩ tỉ lệ C/N cao cĩ thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng của cây con. Thành phần vơ cơ thơ được dùng để cải thiện việc tưới tiêu và làm cho mơi trường được thơng thống. Loại thành phần này bao gồm cát (tránh dùng cát mịn), sạn, đá bọt, xỉ, đá phiến sét, đá trân châu, nhựa polystyrene, hạt đất sét ...

Khơng cĩ hổn hợp nào là lý tưởng duy nhất. Một hỗn hợp chất trồng thích hợp phụ thuộc vào loại cây nhân giống, mùa vụ và hệ thống canh tác; giá cả và tính dễ tìm của mơi trường cũng là những yếu tố cần được quan tâm. những thành phần sau đây của mơi trường nhân giống cần được sử dụng trong các hệ thống nhân giống.

Đất.

Đất bao gồm các vật liệu ở các trạng thái rắn, lỏng và khí. để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng bình thường cho cây những thành phần này cần cĩ tỉ lệ thích hợp. Bộ phận cĩ trạng thái rắn của đất bao gồm hai thành phần vơ cơ và hữu cơ. Thành phần vơ cơ bao gồm phần cịn lại của đá mẹ sau khi bị phong hĩa. Chúng thay đổi từ những hạt sạn cho đến những hạt coloid rất nhỏ của đất sét. Kết cấu của đất được xác định bằng tỉ lể tương đối của những hạt này. những hạt thơ chủ yếu làm nhiệm vụ như bộ khung nâng đỡ cho những hạt cịn lại, trong khi những hạt coloid làm nhiệm vụ như nơi lưu giữ các chất dinh dưỡng cho cây. Thành phần hữu cơ của đất bao gồm các cơ thể sống và chết. Thành phần sống bao gồm chủ yếu cơn trùng, sâu bọ, nấm, vi khuẩn và rễ cây, cịn thành phần chết gồm cĩ xác đ65ng vật và thực vật ở các giai đoạn phân giải khác nhau. Tàn dư của những xác này ( thường được gọi là mùn), phần lớn cĩ kích thước coloid và là nơi giữ nước và chất dinh dưỡng cho cây.

Phần cĩ trạng thái lỏng của đất, tức dung dịch đất, bao gồm nước chứa các muối hịa tan với số lượng khác nhau cùng với oxy và khí CO2 hịa tan. Các nguyên tố khống, nước và một số CO2 được đi vào thực vật từ dung dịch đất.

Phần cĩ trạng thái khí của đất là rất quan trọng đối với sinh trưởng của cây. Trong các loại đất tưới nước ít hoặc sũng nước nước sẽ thay thế cho khơng khí, làm cho rễ cây sinh trưởng yếu và thiếu một số vi sinh vật hiếu khí và lượng oxy cần thiết cho sự tồn tại của chúng.

Kết cấu của đất khống phụ thuộc vào tỉ lệ tương đối của cát, (những hạt cĩ đường kính 0,05-2mm), bùn (đường kính 0,05-0,002mm) và đất sét (những hạt nhỏ hơn 0,002mm).

Tương phản với khái niệm kết cấu, khái niệm về cấu trúc của đất thể hiện cách bố trí của các loại hạt cát, bùn và đất sét trong khối đất. Những hạt đất cá biệt này phối hợp với nhau để tạo thành những hạt cĩ kích thước và hình dạng khác nhau.

Cát.

Cát được cấu tạo từ những hạt đá nhỏ đường kính 0.05-2,0mm, hình dạng và thành phần khống của chúng tùy thuộc vào kiểu đá. Cát thạch anh cấu tạo chủ yếu từ phức hệ silic chủ yếu được dùng cho các mục đich nhân giống. Cát là loại mơi trường nặng nhất trong số các mơi trường dùng để ra rễ. Một m 3 cát khơ nặng khoảng 135 Kg. Tốt nhất là xơng khĩi hoặc tiệt trùng bằng hơi nước trước khi dùng vì chúng cĩ thể chứa hạt cỏ dại và các loại vi sinh vật cĩ hại khác nhau. Cát hầu như khơng chứa các chất dinh dưỡng khống và khơng cĩ tính đệm hoặc khả năng trao đổi ion. Nĩ được dùng chủ yếu trong sự phối hợp với các chất hữu cơ.

Than bùn.

Than bùn được hình thành từ xác thực vật vốn sống tại các vùng đầm lầy và tích lũy dưới nước ở trạng thái bị phân hủy một phần. Sự thiếu oxy trong đầm lầy làm chậm quá trình phân hủy số xác thực vật này do vi khuẩn và tác dụng của các chất hĩa học. Thành phần của các loại than bùn khác nhau biến đổi trong phạm vi khá rộng, phụ thuộc vào mơi trường sống của khối thực vật trước đĩ, trạng thái phân hủy, hàm lượng khống và độ acid. Người ta phân biệt 3 nhĩm than bùn là than bùn rêu, than bùn lách sậy và than bùn đất mùn. Than bùn rêu cĩ độ phân hủy kém nhất và bắt nguồn từ rêu nước và các loại rêu khác. Màu sắc của nĩ thay đổi từ nâu vàng đến nâu đậm. Loại than bùn này cĩ độ giữ ẩm khá cao (15 lần trọng lượng khơ), cĩ độ acid cao (pH từ 3,2 đến 4,5) và chứa một lượng nhỏ nitơ (chỉ khoảng 1%), chứa ít hoặc hồn tốn khơng chứa phospho hoặc kali. Loại than bùn này chủ yếu được dùng trong nghề làm vườn để phủ lên các luống cây trồng.

Than bùn lách sậy được hình thành từ xác cỏ, lách, sậy và các loại cây sống trong đầm lầy khác. Loại than bùn này biến đổi rất rộng về màu sắc, từ màu nâu đến màu đen. Nĩ khơng được dùng với mục đích nhân giống cây trồng.

Than bùn đất mùn là loại than bùn cĩ độ phân hủy cao được hình thành từ xác các lồi thực vật khác nhau cĩ nguồn gốc khơng rõ. Nĩ cĩ thể bắt nguồn từ các

loại than bùn rêu hoặc lách sậy. Nĩ cĩ màu nâu đậm hoặc đen với khả năng giữ ẩm thấp nhưng cĩ hàm lượng nitơ từ 2,0 đến 3,5%.

Khi sử dụng hỗn hợp các loại than bùn chúng cần được đánh cho tơi và làm ẩm trước khi trộn với nhau. Trộn liên tục các vật liệu hữu cơ thơ như than bùn rêu, hoặc rêu nước vào mơi trường nhân giống cĩ thể làm giảm độ ẩm. Nước sẽ khĩ thấm vào và nhiều hạt than bùn cĩ thể vẫn khơ thậm chí sau khi tưới. Đây khơng phải là phương pháp tốt để phịng ngừa tình trạng thiếu nước dù cho phối hợp với các chất làm ẩm cĩ bán trên thị trường như Aqua-Gro vốn cĩ khả năng làm tăng tính thấm nước của khối chất trồng.

Than bùn khơng phải là sàn phẩm cĩ tính đồng nhất và cĩ thể cịn chứa nhiềui loại hạt cỏ dại, cơn trùng và các nguồn bệnh khác, vì vậy cần khử trùng chúng trước khi sử dụng. Than bùn rêu tương đối đắt nên nĩ ít được sử dụng trong cơng tác nhân giống. Nĩ dần dần được thay thế bằng các chất trồng khác như vỏ cây nghiền vụn. Tuy nhiên, than bùn vẫn là thành phần hữu cơ được sử dụng trong các vườn ươm.

Than bùn rêu nước.

Than bùn rêu nước thương phẩm hoặc gọi tắt là than bùn rêu là xác của rêu non đã mất nước bắt nguồn từ nhĩm thực vật thuộc chi Sphagnum như S.papillosum, S. capilaceum và S. palustre. Loại than bùn này cần thiết nhất cho các mục đích nhân giống, nhưng vì giá cao nên cĩ phần hạn chế mức độ sử dụng. Đây là loại vật liệu tương đối khơng bị nhiễm các mầm bệnh, trọng lượng nhẹ và cĩ khả năng giữ ẩm cao, cĩ khả năng hấp thu nước 10-20 lần trong lượng. Nĩ dễ xé nhỏ bằng tay hoặc bằng máy trước khi sử dụng. Nĩ ít chứa khống nên khi dùng chúng trồng cây cần phải bĩn các chất dinh dưỡng. pH của than bùn rêu nước vào khoảng 3,5-4,0. Trong chúng thường cĩ chứa một số nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng nên phải thận trọng khi sử dụng.

Vermiculite.

Vermiculite là một loại khống dạng mica cĩ khả năng nở đáng kể khi đun nĩng. Khi nở nĩ cĩ trọng lượng rất nhẹ (90-150 Kg/m3). cĩ phản ứng trung tính với tính đệm rất tốt và khơng tan trong nước. Nĩ cĩ khả năng hấp thu một lượng nước đáng kể – từ 40 đến 54 lít trên 1 m3. Vermiculite cĩ khả năng trao đổi ion tương đối cao và do đĩ cĩ thể giữ các chất dinh dưỡng tương đối lâu để cây sử dụng dần. Nĩ cĩ chứa manhê và kali nhưng vẫn cần bĩn một lượng bổ sung từ các nguồn phân khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Perlite.

Perlite là vật liệu silic màu xám trắng được núi lửa phun lên. Quặng thơ perlite được nhiền vụn, sau đĩ đốt nĩng trong lị luyện kim đến 760oC. Ở nhiệt độ này một phần nước trong hạt bốc hơi, làm cho hạt phồng ra và trở nên rất nhẹ, chỉ cân nặng khoảng 80 -100 Kg/m3. Nếu xử lý ở nhiệt độ cao hơn sẽ tạo ra được sản phẩm vơ trùng. Thơng thường, những hạt cĩ đường kính 1,6-3,0 mm được sử dụng rộng rãi trong cơng tác nhân giống. Perlite giữ được một lượng nước nặng gấp ba bốn lần trong lượng bản thân, cĩ pH từ 6,0 đến 8,0 nhưng khơng cĩ tính đệm. Khác

với vermiculite, nĩ khơng cĩ khả năng trao đổi ion và khơng chứa các chất dinh dưỡng khống. Perlite cĩ một vài vấn đề với các thực vật nhạy cảm với fluoride, nhưng fluoride cĩ thể được rửa sạch bằng cách tưới mạnh. Đây là loại vật liệu rất quý giá trong việc làm cho chất trịng thơng thống. Perlite sử dụng phối hợp với than bùn là mơi trường rất phổ biến để giúp cành chiết chĩng ra rễ.

Đất sét nung và các tổ hợp khác.

Những tổ hợp ổn định cĩ thể được tạo ra khi các loại khống chất như đất sét, tro đốt tán nhỏ v.v... được đốt ở nhiệt độ cao. Chúng khơng cĩ giá trị dinh dưỡng nhưng là vật liệu thơng thống, khĩ phân huỷ và hấp thụ nước tốt. Mục đích quan trọng củ loại vật liệu này là làm thay đổi tính chất vật lý của hỗn hợp chất trồng.

Vỏ cây xé nhỏ và vỏ bào.

Vỏ xé nhỏ hoặc tán thành bột của các loại cây gỗ mềm, như tùng bách, thơng, linh sam hoặc các loại cây gỗ cứng như sồi, cây thích cĩ thể được dùng làm vật liệu để trộn với các thành phần khác, đặc biệt với than bùn để tạo thành các chất trồng rẻ tiền. Trước khi được dùng làm mơi trường nuơi trồng vỏ thơng được đập thành mảnh vụn, thường trộn với phân compost, chất thành đống và tưới nước nếu cần. Vỏ tươi cĩ thể chứa các chất gây độc cho cây như các hợp chất phenol, nhựa, terpene và tannin. Chế thành phân trộn 10-14 ngày trước khi sử dụng sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng các hợp chất phenol trong vỏ cây, cải thiện đáng kể khả năng giữ ẩm của mơi trường và nhiệt độ của đống vỏ trộn cà ng cao lượng cơn trùng và vi sinh vật gây bệnh sống trong đĩ càng giảm. Vì trọng lượng và giá thành của loại chất trồng này tương đối thấp, nên nĩ được sử dụng khá rộng rãi để làm mơi trường nhân giống và trồng cây. Do khả năng giữ ẩm tốt nên tần số lần tưới và lượng nước tưới cĩ thể giảm đáng kể.

Nhựa tổng hợp.

Loại vật liệu này đã được sử dụng ở châu Âu và một số vùng của Bắc Mỹ để thay thế cát và perlite. Bơng polystyrene cĩ tính giản nở mạnh nên cải thiện chế độ tưới và tính thống khí. Đây là vật liệu trung tính, khơng hấp thụ nước và khơng bị mục nát nhưng khĩ tổ chức thàng dạng mơi trường đồng nhất. Các vấn đề mơi trường trong việc sản xuất chế phẩm này và các khĩ khăn trong việc tiêu thụ sự tiêu thụ nĩ đã hạn chế việc sử dụng nĩ trong sản xuất cây con.

Phân compost.

Ở một số nước thuật ngữ phân compost đồng nghĩa với khối mơi trường dùng để nhân giống và trồng cây.; tuy nhiên, chúng ta định nghĩa từ phân compost như sản phẩm được tạo ra trong quá trình phân hủy sinh học các khối chất thải hữu cơ trong các điều kiện cĩ kiểm tra. Quá trình phân hủy này xảy ra theo 3 giai đoạn sau đây:

1/ Giai đoạn khởi đầu kéo dài vài ngày, trong thời gian đĩ xảy ra sự phân hủy các chất dễ phân hủy tan trong nước;

2/ Giai đoạn thứ hai kéo dài vài tháng, trong thời gian đĩ nhiệt độ được nâng cao và các hợp chất cellulose bị phân hủy;

3/ giai đoạn cuối cùng là giai đoạn ổn định khi sự phân hủy chậm lại, nhiệt độ hạ xuống và các vi sinh vật sinh trưởng trong khối phân, bao gồm vi khuẩn, nấm và giun trịn. các sinh vật lớn hơn như sinh vật nhiều chân, bét ve, cánh cứng, sên... cĩ thể được phát hiện với số lượng đáng kể. Phân compost được chế tạo phần lớn từ lá cĩ thể chứa nhiều các muối hịa tan cĩ thể ức chế sinh trưởng của cây trồng, nhưng độ mặn cĩ thể giảm bằng cách ngâm nước trước khi dùng.

Trong tương lai, khi diện tích canh tác giảm dần và áp lực của mơi trường trong việc quay vịng phế liệu, việc sử dụng phân compost chế tạo từ các chất thải, phân gia cầm gia súc, bùn hữu cơ từ chất thải thành phố v.v... sẽ đĩng vai trị ngày càng quan trọng trong cơng tác nhân giống và chăm sĩc cây trồng.

CHƯƠNG II. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG MỘT SỐ CÂY PHỔ BIẾN.

Một phần của tài liệu giáo trình công nghệ sinh học thực vật đại học đà lạt (Trang 58 - 64)